Làm vườn giúp giảm nguy cơ bệnh tật
Làm vườn hoặc sửa chữa nhà cửa có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ ở những người trên 60 tuổi.
Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển) rút ra kết luận trên sau khi khảo sát gần 4.000 người ở tuổi 60 với sức khỏe tim mạch được theo dõi trong khoảng 12 năm. Khi cuộc nghiên cứu bắt đầu, các tình nguyện viên tham gia kiểm tra sức khỏe, trong đó bao gồm thông tin về lối sống như chế độ ăn uống, hút thuốc, uống rượu và vận động. Các tình nguyện viên cũng được khảo sát về số lần làm vườn, bảo dưỡng xe… mỗi ngày trong suốt 12 tháng. Sau khi kiểm tra sức khỏe các tình nguyện viên, các chuyên gia nhận thấy nguy cơ bị trụy tim hoặc đột quỵ giảm 27% và nguy cơ tử vong vì các nguyên nhân khác giảm 30% ở những người hoạt động thể chất nhiều nhất, so với nhóm ít vận động nhất.
Theo VNE
7 nguyên tắc quan trọng trong việc vệ sinh cơ thể
Cơ thể sạch sẽ cũng là bí quyết giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Muốn được như vậy, bạn không nên bỏ qua các nguyên tắc vệ sinh như dưới đây.
1. Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày
Đánh răng sáng, tối là điều bắt buộc, nhưng ngoài ra, trong ngày, sau khi ăn, nếu cần thiết bạn có thể đánh răng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà hãy chờ khoảng 30 phút để tránh tình trạng axit làm mòn răng. Đánh răng giúp làm giảm mảng bám, vi khuẩn trên răng, ngăn ngừa sự hình thành cao răng, gây sâu răng. Hơn nữa, việc này cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
2. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày
Ngoài việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa cũng là điều hết sức cần thiết. Dùng chỉ nha khoa cũng làm giảm vi khuẩn trong miệng và loại bỏ thức ăn bám lại trên răng gây ra vi khuẩn. Trong nhiều trường hợp, đánh răng không loại bỏ được vi khuẩn sâu trong kẽ răng nhưng chỉ nha khoa có thể giúp bạn làm được điều này, nhờ đó răng miệng bạn khỏe mạnh hơn.
Ảnh minh họa
3. Rửa mặt hàng ngày
Không phải rửa mặt nhiều là sẽ tốt. Bạn chỉ cần rửa mặt khi cần thiết (buổi sáng, buổi tối hoặc khi ra ngoài về...). Rửa mặt quá mạnh dễ khiến da bị mất chất nhờn, lớp biểu bì bên ngoài da cũng bị ảnh hưởng khiến cho khả năng bảo vệ cơ thể của da bị suy giảm. Khi rửa mặt, hãy chú ý vệ sinh những "ngóc ngách" trên mặt như khóe miệng, hốc mắt... để loại bỏ hết bụi bẩn và vi trùng trú ngụ trong đó.
Ảnh minh họa
4. Không gội đầu quá mạnh
Gội đầu là việc bạn cần làm để giữ cho tóc sạch. Tóc sạch không phải chỉ vì mục đích thẩm mỹ mà còn là điều kiện cần thiết để loại bỏ gàu trên tóc, giảm tình trạng da đầu tích nhiều dầu, về lâu dài sẽ dẫn tới ngứa đầu hoặc viêm da đầu. Cũng giống như mặt, bạn không cần thiết phải gãi đầu quá mạnh khi gội để tránh tình trạng tổn thương da đầu, vi trùng dễ xâm nhập gây ra nấm đầu.
Ảnh minh họa
5. Giữ tay sạch sẽ
Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với những vật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao là điều hết sức cần thiết. Rửa tay là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả vì nếu tay bạn lây vi khuẩn, vi khuẩn sẽ vào cơ thể rất nhanh vì tay thường xuyên chạm vào mặt, da của bạn.
Ảnh minh họa
6. Tắm hàng ngày
Nhiều người cho rằng không cần thiết phải tắm khi cơ thể không ra mồ hôi, không có mùi cơ thể... Nhưng điều này không đúng. Cho dù cơ thể không có mùi hôi nhưng sau cả ngày sinh hoạt, vận động, các chất bẩn vẫn bám trên da bạn. Hơn nữa, trong một ngày, một lượng tế bào da cũng tự chết đi và đọng lại trên da. Nếu bạn không tắm để loại bỏ da chết với bụi bẩn thì sẽ tăng nguy cơ xuất hiện vi trùng gây viêm da.
Hơn nữa, tắm rửa hàng ngày còn giúp cơ bắp thư giãn để giải tỏa căng thẳng, trầm cảm. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tắm có thể giúp gia tăng lượng bạch cầu trong máu, gián tiếp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Ảnh minh họa
7. Vệ sinh "vùng kín" bằng nước sạch
Thông thường, trong môi trường âm đạo có sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Khi sự cân bằng đó bị phá vỡ do svi khuẩn xấu phát triển quá mức thì bạn sẽ mắc các bệnh phụ khoa. Vì vậy, giữ vệ sinh "vùng kín" là điều hết sức cần thiết.
Để giữ vệ sinh cho "vùng kín", chị em nên mặc đồ lót thoáng mát, luôn khô ráo và hàng ngày nên rửa vệ sinh bằng nước sạch. Trong những ngày "đèn đỏ", chị em nên thay băng vệ sinh trong vòng 4 - 6 tiếng để hạn chế vi khuẩn trong âm đạo phát triển. Nên thay băng vệ sinh và rửa sạch âm hộ nhiều lần trong những ngày có kinh.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một vài nguyên tắc giữ vệ sinh khác như sau:
- Che miệng khi hắt hơi: Đây không chỉ là cách cư xử lịch sự mà còn giúp tránhlây bệnh sang cho những người khỏe mạnh (trong trường hợp bạn đang mắc bệnh nào đó).
- Cắt móng tay: Cắt và làm sạch móng tay, móng chân của bạn ít nhất một lần mỗi tuần hoặc khi móng dài ra. Móng tay, móng chân dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng "ẩn nấp" dưới móng và tăng nguy cơ hại hại cho sức khỏe nếu chẳng may chúng xâm nhập vào cơ thể qua việc dùng tay chạm vào thức ăn.
Theo VNE
8 thói quen tốt để có trái tim khỏe Mỗi ngày ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ, uống một cốc bia, giảm ăn mặn... là những thói quen tốt mọi người nên tập để có một trái tim khỏe mạnh. Theo Fitnea, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tim đóng...