Làm việc tại công ty công nghệ nào sướng nhất?
Microsoft và Google trả lương hậu hĩnh nhất nhưng nhân viên Facebook mới là những người hài lòng với công việc của mình hơn cả.
Payscale là một công ty chuyên cung cấp các dữ liệu về việc làm giúp những người đang đi tìm việc có thể chọn lựa nơi làm việc phù hợp nhất với mình. Công ty này ra đời và năm 2002 và có trụ sở chính tại Seattle, Washington.
Gần đây, Payscale đã công bố một báo cáo về thu nhập trung bình tổng qua môi trường làm việc (sự thỏa mãn, văn hóa, các đãi ngộ về y tế, mức độ căng thẳng trong công việc…) của những hãng công nghệ lớn nhất thế giới bao gồm: Apple, Amazon, Dell, Facebook, Google, HP, IBM, Intel, Microsoft.
Theo báo cáo này, Google đang là công ty trả lương trung bình cao nhất: 141.000 USD 1 năm (cao hơn trung bình tới 23%). Tuy nhiên, hãng trả lương khởi điểm cao nhất là Microsoft với trung bình 86.000 USD mỗi năm. Trong số các công ty này, khá ngạc nhiên, HP trả lương còn thấp hơn cả mức trung bình của giới IT: chỉ 91.600 USD mỗi năm.
Về tuổi, HP và IBM đang là những công ty sở hữu đội ngũ nhân viên già nhất với tuổi trung bình lên tới 44. Trong khi đó, Facebook là công ty trẻ trung nhất với độ tuổi trung bình là 26 (CEO Mark Zuckerberg cũng mới chỉ 27 tuổi). Trong số này, IBM là công ty được nhân viên gắn bó lâu nhất (trung bình 8 năm) trong khi đó, trung bình mỗi nhân viên Facebook làm việc tại đây chưa đầy 1 năm. Con số này không quá bất ngờ bởi lẽ Facebook mới chỉ phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Về mức độ căng thẳng trong công việc, Amazon và Facebook đứng đầu còn các công ty còn lại ngang nhau. Về mức độ hài lòng với công việc, các công ty đều được đánh giá rất cao. Nhóm Amazon, Apple, Facebook, Google tạo ra sự hài lòng tuyệt đối trong công việc, trong khi đó, các công ty còn lại được 4/5 sao. Về tính linh hoạt, chỉ có Amazon, Apple, Facebook “bị” đánh giá có tính linh hoạt cao trong khi các công ty còn lại đạt điểm tối đa.
Về các phúc lợi và thời gian nghỉ phép trong năm. IBM là công ty cho phép nhân viên nghỉ nhiều nhất với 3,2 tuần mỗi năm, trong khi đó, Apple chỉ là 2,1 tuần. Các điều kiện làm việc khác bạn có thể tham khảo trong bảng dưới đây.
Về cơ cấu nhân viên, Facebook có khoảng 1/3 nhân viên là nữ trong khi đó, Intel và Microsoft ít nhất với chỉ 20% nữ nhân viên.
Theo Bưu Điện VN
Khám phá danh tính và hiện tại 10 người đặt nền móng đế chế Apple
Hãy cùng đi tìm hiểu về 10 cái tên đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên đế chế trị giá 300 tỷ USD.
Video đang HOT
Apple không giống như các công ty lớn khác trên thế giới, dường như toàn bộ danh tiếng của họ gắn liền với một cái tên: Steve Jobs. Đó là sự thật không thể bàn cãi, Jobs là nhân vật tối quan trọng giúp Apple trở thành công ty công nghệ có giá trị lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông ta không làm điều đó một mình.
Sau đây chúng xin giới thiệu với độc giả 10 nhân viên đầu tiên của Apple - những gì họ đã làm được và tình hình hiện tại của họ. Danh sách đã được các biên tập viên của Business Insider tổng hợp. CEO đầu tiên của Apple- Michael Scott đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin hữu ích về thời gian hình thành công ty và Steve Wozniak đã cho một danh sách các nhân viên ban đầu của Apple. Tuy nhiên tất cả chỉ dựa vào trí nhớ của ông. Cuối cùng, để hoàn thành danh sách này, chúng tôi cũng tham khảo các thành viên khác của Apple.
Các con số trong danh sách sau không được xếp theo trình tự gia nhập công ty của từng người. Khi Scott đến làm việc cho Apple, ông ta đã trao cho mỗi nhân viên một số hiệu riêng để việc thanh toán tiền lương dễ dàng hơn.
#10 Gary Martin (kế toán)
Ban đầu Martin cho rằng Apple sẽ thất bại, tuy nhiên ông vẫn gia nhập công ty và đảm trách vị trí kế toán. Ông ở lại Apple cho đến năm 1983. Sau đó, Martin chuyển sang làm việc cho Startruck, một công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch vũ trụ với Michael Scott là nhân viên chủ chốt (chính Scott khi còn ở Apple đã thuê Martin).
Martin hiện là một nhà đầu tư tư nhân và nằm trong hội đồng công ty LeoNovus- một công ty công nghệ ở Canada.
#9 Sherry Livingston cánh tay phải của CEO đầu tiên
Một phần các hồ sơ đầu tiên ở Apple mà rất có thể Livingston đã sắp xếp.
Livingston là thư kí đầu tiên ở Apple và bà đã cống hiến rất nhiều. Michael Scott, người đã thuê Livingston, nói bà hầu như đảm trách tất cả công việc nhỏ của Apple như sắp xếp hồ sơ vào những ngày đầu tiên của công ty. Livingston mới lên chức bà gần đây, không có thông tin về việc bà còn công tác hay không.
#8 Chris Espinoza: nhân viên bán thời gian của Apple khi còn học trung học
Chris Espinosa nhận làm part-time cho Apple khi mới 14 tuổi khi vẫn đang học trung học. Hiện tại, anh vẫn gắn bó với công ty. Trên blog cá nhân của mình, Chris đã giải thích anh được trao số thẻ nhân viên thứ 8 bởi khi CEO Michael "Scotty" Scott phát số thẻ, anh đang ở trường. Anh ta đến muộn và được trao số thẻ này.
#7 Michael "Scotty": Scott CEO đầu tiên của Apple
Scott đã kể rằng ông ta tự chọn cho mình mình số thẻ nhân viên thứ 7 bởi ông rất thích điệp viên James Bond 007. Scotty, như ông ta thường được gọi, đặt số thẻ cho nhân viên và tổ chức công ty. Ông ta được Mike Markkula, người đã đầu tư 250.000USD vào Apple và giúp lên kế hoạch kinh doanh cho công ty, chọn về làm CEO.
Hiện tại, thú vui của Scotts là đá quý. Ông đang nghiên cứu để biến chiếc máy tricoder trong phim Star Trek thành hiện thật, để mọi người có thể nhận dạng các viên đá trong rừng và phát hiện thành phần của chúng.
#6 Randy Wigginton
Dan Kotkke (#12), Randy Wigginton (#6), Chris Espinosa, (#8).
Michael Scott nói công việc chính của Wigginton là viết lại BASIC (một họ ngôn ngữ lập trình) để nó hoạt động trên các PC của Apple II. Sau khi rời Apple, ông ta đã làm việc cho nhiều công ty công nghệ lớn như eBay, Google, Chegg và hiện tại là Square.
#5 Rod Holt nhân vật tối quan trọng trong quá trình phát triển Apple II
Khi đó, Holt là một nhà thiết kế danh tiếng, lúc đầu ông đã rất hoài nghi với việc tham gia Apple. Trong cuốn sách " The return to Magic Kingdom", Holt nói Steve Jobs đã dụ dỗ ông nhận công việc đó. Holt là một người cộng sản và ông đã giúp phát triển nguồn cấp điện cho Apple II.
Michael Scott nói, "Công lao lớn nhất của Holt là ông đã chế tạo ra bộ chuyển nguồn, nhờ đó đã cho phép chúng tôi làm được một chiếc máy tính nhẹ hơn hẳn so với các máy tính sử dụng máy biến thế của các công ty khác lúc đó".
Sau 6 năm ở Apple, Holt đã bị "đá" bởi quản lý mới.
#4 Bill Fernandez
Bill Fernandez gặp Steve Jobs lần đầu tiên ở trường cấp 2 Cupertino, khi đó Jobs là một cậu học sinh mới vào trường. Fernandez cũng là một người hàng xóm và một người bạn của Steve Wozniak. Khi Jobs và Wozniak đồng sáng lập Apple, họ đã thuê Fernandez làm nhân viên đầu tiên của công ty. Ông ở lại Apple tới năm 1993, rồi sau đó rời sang làm việc Ingres-một công ty cơ dữ liệu. Hiện tại, Fernandez sở hữu một công ty thiết kế riêng.
#3 Mike Markkula
Trong quá trình phát triển Apple, vai trò của Markula cũng quan trọng không kém Steve Jobs và Wozniac. Ông ta đã rót vào công ty một khoản đầu tư trị giá 250.000 USD. Đổi lại, Markula nắm quyền kiểm soát 30% công ty. Ông cũng giúp đỡ trong công tác quản lý công ty, phát triển kế hoạch kinh doanh, thuê CEO đầu tiên và thuyết phục Steve Wozniak ở lại Apple (Lúc đó Wozniak đang phân vân với lời đề nghị từ HP).
Markkula cũng là một trong những nhân viên đầu tiên của Intel và đã trở thành triệu phú khi công ty này cổ phần hóa. Theo như cuốn "Return to the Little Kingdom", khoản đầu tư của Markula lúc đó không bằng 10% tổng tài sản của ông ta.
Ông ở lại Apple đến năm 1997, nhìn thấy trước sự ra đi và trở lại của Steve Jobs. Ngay khi Jobs quay về, Markkula quyết định rút lui. Từ đó, ông đã đầu tư vào một vài công ty và ủng hộ tiền cho đại học Santa Clara.
#2 Steve Jobs được trao số 2 chỉ để làm ông cay cú
Đúng vậy, nhân viên số 2 mới là số hiệu chính thức của Jobs dù ông luôn khăng khăng nhận rằng mình là nhân viên số 0. Được biết, Michael Scott muốn chọc tức vị CEO hiện thời của Apple nên mới làm như vậy.
#1 Steve Wozniak: thiên tài kĩ thuật
Wozniak suýt nữa đã bỏ qua Apple. Lúc đó, ông đang xem xét một lời mời làm việc cho HP tại bang Oregon bởi Wozniak cũng như Gary Martin và Rod Holt, cho rằng Apple sẽ chẳng mấy mà sập tiệm. Thật may ông vẫn quyết định đúng đắn và tham gia Apple. Hiện ông vẫn là một nhân viên của Apple nếu xét theo một mức độ nào đó, và ông vẫn thường xuyên có các cuộc trao đổi với Steve Jobs.
Theo Bưu Điện VN
Bàn về truyền thông trong thế giới công nghệ Lộ hàng, lộ ngày ra mắt, lộ phần mềm, lộ tính năng... dường như "lộ" đã trở thành mốt của các công ty công nghệ lớn. Theo cách nghĩ bình thường, thông tin về tính năng sản phẩm, ngày ra mắt... phải được công bố bởi bộ phận truyền thông của hãng dưới dạng các thông cáo báo chí. Tuy nhiên, dường như...