Làm tốt hơn nữa chính sách tiền tệ, tài khóa
Ngày 2-8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về số liệu thống kê và tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020.
Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: VGP
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 tốt hơn tháng trước. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 7 và 7 tháng năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn năm 2016-2020. Tính chung 7 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách đạt 203.000 tỷ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính tháng 7, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 23 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 7 ước tính xuất siêu 1 tỷ USD. Tính chung 7 tháng, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,5 tỷ USD. Bình quân 7 tháng năm 2020, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,07% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trước tình hình dịch Covid-19, chúng ta đã bình tĩnh, quyết tâm chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt 2 mục tiêu kiểm soát dịch và không để đứt gãy nền kinh tế, không để tăng trưởng âm trong bối cảnh những đối tác lớn bị ảnh hưởng nặng nề. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tăng trưởng ở mức có thể, do đó phải tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công; làm tốt hơn nữa chính sách tiền tệ, tài khóa và tiếp tục nới lỏng có kiểm soát; thúc đẩy mạnh mẽ chính sách tài khóa.
Thủ tướng cho rằng, chính sách tiền tệ tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp phát triển. Không chỉ giải ngân vốn đầu tư công mà thúc đẩy cả vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân ở Việt Nam; kiểm soát lạm phát dưới mức 4%; phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chính sách, bảo đảm chủ động, tích cực, hiệu quả hơn nữa đối với 3 trục: đầu tư (cả đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài), tiêu dùng và xuất khẩu để kích thích tổng cầu; đẩy mạnh tổng cầu nội địa với giải pháp đa dạng; không để thiếu thốn hàng hóa nhu yếu phẩm đối với mọi vùng miền, nhất là nơi có dịch.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành chức năng đều phải có kịch bản tăng trưởng phù hợp và phải chuẩn bị phương án kinh tế thời gian tới; phải phối hợp tốt hơn nữa trong công tác thống kê, tính toán đầy đủ các yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế để làm sao con số thực của nền kinh tế được phản ánh. Ngành thống kê cần chủ động hơn để có bộ số liệu chính xác, kịp thời.
Phải cập nhật thường xuyên, khách quan, chính xác, không tô hồng nhưng không được bôi đen, không được bỏ sót, làm đúng theo quy định của pháp luật; cần cập nhật kịch bản tăng trưởng quý 3, cả năm 2020 và năm 2021; tính toán cụ thể việc hỗ trợ nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, người lao động.
Các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương, đặc biệt là kế hoạch và đầu tư, tài chính đều phải có các giải pháp huy động nguồn lực, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, có giải pháp mạnh hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại chính sách tiền tệ để phối hợp tốt với chính sách tài khóa.
Video đang HOT
Sức hấp thụ vốn: "Chốt nổ" của chứng khoán cuối năm
Diễn biến thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng "tiêu hóa" vốn nhanh hay chậm của các doanh nghiệp.
Dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ vẫn còn
Thời điểm hiện tại, xét cả bối cảnh thế giới cũng như trong nước, dư địa cho nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế hiện còn khá lớn.
Ở góc độ thế giới, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra, đang có một xu hướng rõ nét trong gia tăng triển khai các gói kích thích nhằm phục hồi khả năng tăng trưởng kinh tế.
Diễn biến này theo nhìn nhận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các nước thực hiện nới lỏng tiền tệ, tài khóa chưa từng có.
Nếu như vào tháng 4/2020, tổng giá trị các gói kích thích kinh tế mà các nước trên thế giới triển khai là 8.000 tỷ USD thì đến nay, con số này đã tăng lên 11.000 tỷ USD, đưa mức thâm hụt ngân sách toàn cầu lên đến 13,9% GDP...
Trong nước, đến thời điểm này, một loạt bước đi nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa đã được triển khai.
Theo đó, với chính sách tiền tệ, đến nay, các ngân hàng đã thực hiện nhiều đợt giảm lãi suất. Còn với chính sách tài khóa, nhiều quyết sách đang được thúc đẩy triển khai như giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có doanh thu chịu thuế không quá 200 tỷ đồng; tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước...
Theo Bộ Tài chính, đến cuối tháng 6/2020, cơ quan thuế đã tiếp nhận, xử lý kịp thời 149.000 đề nghị gia hạn thuế, tiền thuê đất của doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh, với tổng số tiền được gia hạn khoảng 43.000 tỷ đồng...
Dẫu vậy, liều lượng của các giải pháp trên là chưa đủ để phục hồi đà tăng trưởng của nền kinh tế, nên cần tính toán nới lỏng thêm chính sách tài khóa và tiền tệ.
Theo nhìn nhận của người đứng đầu Chính phủ, so với các nước, không gian triển khai chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam còn dư địa khá lớn cho mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ nợ công của nước ta liên tục giảm và hiện đang ở mức dưới 55% GDP.
Đó là lý do khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị của Bộ Tài chính và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, một thông điệp nhất quán được Thủ tướng nhấn mạnh là Bộ Tài chính cần chủ động nghiên cứu xây dựng, sớm báo cáo cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách, giải pháp tài khóa linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế.
Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất cụ thể về các gói kích thích tài khóa, các giải pháp tiếp tục giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.
Có thể nâng mức bội chi và nợ công thêm khoảng 3 - 4% GDP và không ảnh hưởng đến an toàn tài chính quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Quyết liệt cải thiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
Theo ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia, tính hữu ích của giải pháp bơm thêm tiền vào nền kinh tế chỉ phát huy hiệu quả tốt khi khả năng "tiêu hóa" vốn của nền kinh tế, cũng như doanh nghiệp có sự cải thiện mạnh mẽ.
Ông Phạm Duy Hưng, Thành viên Hội đồng quản trị của CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam cho rằng, muốn gia tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thì cần "làm khỏe" doanh nghiệp trong bối cảnh không ít công ty đang gặp nhiều khó khăn do chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.
Muốn vậy, chính sách tài khóa thay vì gia hạn nộp thuế và giảm thuế cho các công ty còn kinh doanh khá tốt, vẫn phát sinh doanh thu và lợi nhuận, thì cần có giải pháp cứu các doanh nghiệp rơi vào khó khăn, thậm chí thua lỗ nhưng có cơ hội phát triển.
Khi những doanh nghiệp này hồi sinh, việc bơm thêm vốn vào nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ mới phát huy hiệu quả.
Một khi doanh nghiệp không vay được vốn do khó đáp ứng được các điều kiện thì dù ngân hàng có giảm lãi suất cho vay đến mấy cũng không mang lại ý nghĩa.
Để "làm khỏe" doanh nghiệp, vấn đề không chỉ nằm ở bơm thêm tiền, mà quan trọng không kém là Nhà nước cần dồn lực cho kích cầu, mở rộng thêm thị trường nội địa, đồng thời từng bước khôi phục hoạt động giao thương với các nền kinh tế, thị trường đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
Bởi lẽ, dù sức cầu từ thị trường nội địa có cải thiện tốt đến mấy cũng khó lòng bù đắp hoàn toàn cho sức cầu của thị trường quốc tế.
Liên quan đến giải pháp khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ, cải thiện khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, chưa bao giờ Thủ tướng thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành như hiện nay khi gợi mở một số biện pháp như: kịp thời đề xuất điều chuyển vốn đầu tư công ngay trong tháng 8 đối với những địa phương, ngành không làm được; nửa tháng họp giao ban một lần về giải ngân, kiểm điểm nguyên nhân vì sao lại chậm trễ, biện pháp thúc đẩy thế nào; thành lập các đoàn kiểm tra của trung ương do một số bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo...
"Lần này sẽ đánh giá bộ, ngành, địa phương có hoàn thành nhiệm vụ hay không dựa trên tiêu chí giải ngân vốn đầu tư công. Yêu cầu các đồng chí bí thư, chủ tịch UBND cấp tỉnh, các giám đốc sở, chủ đầu tư... phải xuống tận các dự án đầu tư công để tháo gỡ khó khăn. Nếu cứ nói sơ sơ, không phê bình, đấu tranh thì làm sao giải ngân được...", Thủ tướng dứt khoát.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu vào tháng 10/2020 không giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 80% dự toán...
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 nên dù TP.HCM đã nỗ lực thực hiện các biện pháp quyết liệt đồng bộ, nhưng GDP trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng trên 2%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng tới 7,86%. 6 tháng qua, TP.HCM đã chi ngân sách 31.349 tỷ đồng, đạt 34% dự toán, trong đó chi vốn đầu tư công giải ngân hơn 14.000 tỷ đồng.
Thành phố đang tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để đảm bảo thu hút đầu tư. Theo tính toán, mỗi đồng vốn ngân sách được đầu tư sẽ thu hút được 12-13 đồng vốn đầu tư của xã hội.
Do đó, trong năm nay, TP.HCM phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 98%. Để đạt mục tiêu này, TP.HCM đang và sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Trong đó, đến tháng 10/2020, đơn vị nào không giải ngân đạt trên 80% dự toán thì TP.HCM sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
[Infographics] Bộ Tài chính kiến nghị giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Tại Hội nghị trực tuyến về sơ kết và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020 tổ chức ngày 25/6/2020, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương triển khai một số giải pháp nhằm đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay...