Làm tốt công tác hậu phương quân đội
Đây là một trong những nhiệm vụ được các cấp Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) cùng với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể tập trung làm tốt nhằm góp phần, đảm bảo chỉ tiêu giao quân cả về số lượng lẫn chất lượng.
Các thành viên Tổ phụ nữ nuôi quân xã Sông Trầu (H.Trảng Bom) thăm, tặng quà gia đình thanh niên chuẩn bị nhập ngũ. Ảnh: N.Sơn
Bên cạnh tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) để hội viên phụ nữ hiểu và vận động con em chấp hành, với vai trò là thành viên Hội đồng NVQS, các cấp Hội LHPN tham gia các bước tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tổ chức thăm, động viên cá nhân thanh niên và gia đình, giúp tân binh yên tâm lên đường nhập ngũ…
* Giúp tân binh yên tâm nhập ngũ
Ngày 3-3 tới đây, anh Phạm Thế Hiển, ở khu Kim Sơn, TT.Long Thành (H.Long Thành) vinh dự là một trong 31 thanh niên ưu tú lên đường thực hiện nghĩa vụ của mình với Tổ quốc. Anh Hiển cho biết, từ khi còn bé anh đã được nghe người lớn nói về môi trường quân đội rất tốt cho việc rèn luyện của thanh niên, chỉ một thời gian trong quân ngũ, nhiều người trưởng thành hơn rất nhiều…
Vì vậy, từ khi đăng ký NVQS ở tuổi 17 anh đã mong mình trúng tuyển để được trải nghiệm môi trường quân ngũ. Đợt khám tuyển NVQS cách đây 2 năm, cha anh bị ung thư giai đoạn cuối nên anh đành gác lại ước mơ vào quân ngũ. Năm 2020, cha anh mới mất được một năm, gia đình anh lại thuộc diện hộ nghèo, bản thân anh là lao động chính trong gia đình nên một lần nữa anh lại không được chọn. Ước mơ được khoác trên mình bộ quần áo lính đã thôi thúc anh viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ lần 3. Anh Hiển bộc bạch, trúng tuyển NVQS, bản thân anh vừa mừng, vừa lo. Mừng vì thực hiện được mơ ước bấy lâu, nhưng lại lo vì gia đình mất đi một nguồn thu nhập, cuộc sống sẽ khó khăn hơn. Nắm bắt được tâm tư của anh, Hội LHPN thị trấn đã đến tận nhà động viên, tặng quà giúp anh Hiển phần nào yên tâm lên đường nhập ngũ.
Theo Hội LHPN tỉnh, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động, thăm và tặng trên 2,9 ngàn phần quà cho thanh niên trúng tuyển NVQS năm 2021 với tổng trị giá gần 1,5 tỷ đồng.
Không chỉ quan tâm thăm hỏi, động viên thanh niên trúng tuyển NVQS mà Tổ phụ nữ nuôi quân xã Sông Trầu (thuộc Hội LHPN xã Sông Trầu, H.Trảng Bom) còn quan tâm, động viên hội viên phụ nữ có con em trúng tuyển NVQS.
Là con trai duy nhất trong gia đình 4 chị em nên từ nhỏ anh Voòng Chương Hiếu, ở ấp 7, xã Sông Trầu luôn được cha mẹ bao bọc, cưng chiều. Vì vậy, từ hôm nhận được thông tin con trúng tuyển NVQS, bà Mộng A Mùi – mẹ anh Hiếu lo lắng không yên. Qua cuộc trò chuyện với một số thành viên Tổ phụ nữ nuôi quân xã Sông Trầu và đại diện Ban Chỉ huy quân sự xã mới đây, bà Mùi hiểu thêm về môi trường quân ngũ – sẽ là cơ hội để anh Hiếu rèn luyện và trưởng thành nên giúp bà giải tỏa được phần nào băn khoăn, lo lắng.
* Tổ chức các hoạt động gắn kết quân – dân
Bà Lê Thị Thái, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, hằng năm, Hội LHPN tỉnh luôn chỉ đạo các cấp Hội ở cơ sở duy trì tổ chức các hoạt động gắn kết tình quân – dân. Trong đó, Hội LHPN tỉnh nhiều năm nay duy trì hoạt động thăm, chúc Tết và tặng quà 5 gia đình hội viên phụ nữ có chồng, con hiện đang công tác, thực hiện nhiệm vụ tại các nhà giàn, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và giữ gìn hòa bình LHQ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Tại cơ sở, các hoạt động gắn kết tình quân dân được các cấp Hội tổ chức bằng nhiều hình thức thiết thực. Chị Nguyễn Thị Kiều Lan, Phó chủ tịch Hội LHPN H.Long Thành cho biết, hằng năm vào dịp lễ, Tết, nhất là Ngày Thương binh liệt sĩ (27-7), Hội LHPN huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức thăm, tặng quà các gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng.
Bên cạnh đó, Hội LHPN H.Long Thành còn kết nghĩa với một số đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn và TP.Biên Hòa. Để duy trì mối quan hệ kết nghĩa, hằng năm Hội LHPN và các đơn vị phối hợp tổ chức cho cán bộ, hội viên, chiến sĩ các đơn vị giao lưu văn nghệ nhằm thắt chặt tình nghĩa quân – dân. Một số đơn vị cơ sở còn phối hợp với UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức đến thăm tân binh sau thời gian huấn luyện tại đơn vị.
Theo bà Hồ Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội LHPN H.Nhơn Trạch, việc xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với các đơn vị quân đội là việc được Huyện hội quan tâm. Hằng năm, vào dịp lễ, Tết, Hội LHPN huyện thường tổ chức thăm, tặng quà các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn. Đồng thời, Hội LHPN huyện cũng phối hợp với Hội Phụ nữ Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật Vùng 2 Hải quân tặng quà cho hội viên phụ nữ công nhân nhà trọ có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ quan tâm đến tân binh, duy trì mối quan hệ với các đơn vị quân đội thông qua phối hợp tổ chức hoạt động, kết nghĩa…, các cấp bộ Hội còn quan tâm đến thanh niên sau khi hoàn thành NVQS trở về địa phương, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua các hoạt động như: hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, giới thiệu học nghề, giải quyết việc làm, xây dựng mái ấm tình thương…
Năm nay là cái Tết vui nhất của vợ chồng bà Dương Thị Bạch Tuyết, ở ấp Đồi Rìu, xã Hàng Gòn (TP.Long Khánh) khi được đón Tết trong ngôi nhà mới. Theo chia sẻ của bà Tuyết, chồng bà bị tai biến nhẹ không thể làm được việc nặng. Từ lúc con trai đi NVQS, cả gia đình chỉ trông vào thu nhập làm thuê của bà nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Căn nhà mới khang trang là mơ ước của vợ chồng bà từ nhiều năm nay nhưng cuộc sống khó khăn cứ tiếp diễn nên mãi mà chưa thực hiện được. Nhờ có Hội LHPN xã Hàng Gòn và CLB Doanh nghiệp nữ TP.Long Khánh quan tâm hỗ trợ 82 triệu đồng mà gia đình bà mới có được căn nhà mới.
Ngày khánh thành căn nhà mới, Hội LHPN xã, CLB Doanh nghiệp nữ TP.Long Khánh và các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp còn tặng nhiều đồ điện gia dụng. Trước đó, bà còn được Hội LHPN xã giới thiệu vào làm việc tại cửa hàng vật liệu xây dựng với mức thu nhập ổn định; con trai bà sau khi xuất ngũ trở về địa phương được giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người phụ nữ Thanh Hóa cắm bình hoa 10 năm không tàn, dân yêu hoa thích mê
Mang công nghệ ướp "hoa tươi bất tử" từ Thái Lan về, suốt 12 năm qua bà Lê Thị Việt miệt mài sáng tạo, đưa loại hoa "sang chảnh" này đến với người dân.
Ngôi nhà nhỏ ở thôn 3, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) là nơi bà Việt sinh sống cũng là cơ sở ướp "hoa tươi bất tử".
Nói là cơ sở cho sang, thực ra chỗ làm việc của bà chỉ vỏn vẹn cái bàn gỗ cũ kỹ. Suốt 12 năm qua, bà Việt miệt mài tìm tòi, sáng tạo để đưa loại hoa sang chảnh này đến với người dân.
Khâu chọn hoa rất quan trọng.
Năm 2001, vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên bà phải đi xuất khẩu lao động ở Thái Lan và được làm nghề ướp "hoa tươi bất tử". Khi tiếp cận bà đã rất hứng thú và tự nhủ phải học bằng được nghề này.
Bà miệt mài tìm tòi, học hỏi làm ra được những sản phẩm riêng cho mình. Khi tay nghề bà lên cao, chủ cơ sở ở Thái Lan tin tưởng giao cho bà quản lý xưởng, đào tạo công nhân.
Bàn làm việc của bà Việt.
Hoa ướp khô nhưng nhìn như hoa tươi.
Năm 2005, sau khi trở về nước, bà Việt đã đưa công nghệ ướp "hoa tươi bất tử" về vùng quê nghèo để làm. Ngày đó, dòng hoa này được gọi là hoa sang, đắt tiền lại chưa xuất hiện ở Việt Nam nên việc đưa sản phẩm ra thị trường là cả một vấn đề.
Nhưng vì lòng đam mê, mong muốn duy trì được nghề mà mình đã cất công mang từ Thái Lan về, bà quyết tâm theo đuổi.
Về Việt Nam, bà phải mất hai năm để làm quen, đi nhiều nơi tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn hoa và các nguyên vật liệu phụ trợ. Đến năm 2008 bà mới bắt đầu thử nghiệm những sản phẩm đầu tiên.
Công nghệ ướp hoa không hóa chất
Nhận thấy quy trình kỹ thuật ướp hoa của người Thái không được bền, bà Việt đã tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Hiện tại, hoa của bà có thể kéo dài tuổi thọ hơn chục năm.
Theo bà Việt, "hoa tươi bất tử" bà đang làm hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Những cánh hoa khô nhưng nhìn không khác gì hoa tươi tự nhiên. Màu hoa đỏ tươi, vẫn giữ được các chất diệp lục.
Hoa có tuổi thọ hơn 10 năm.
"Để làm ra một sản phẩm, đầu tiên khâu nhập hoa phải đạt chất lượng, sau đó cắt để vào một chiếc hộp có chứa một loại cát, đậy kín 7 ngày. Tiếp đến, đưa hoa vào một chiếc hộp chứa nguyên liệu khác ủ trong 3 ngày nữa để hoa thêm cứng cáp rồi mới đem cắm vào bình thủy tinh", bà Việt chia sẻ.
Hiện bà đã làm ra rất nhiều sản phẩm như: ly 1 bông, 2 bông, 3 bông, 5 bông, 9 bông, 15 bông, 30 bông, thậm chí 100 bông. Giá dao động từ 120 nghìn đồng đến 4 triệu đồng tùy vào số lượng bông.
Hoa rẻ nhất là 120 nghìn đồng/bông, đắt nhất là 4 triệu đồng/bình.
Theo bà Việt, để có một bình hoa đẹp, ngoài công đoạn chọn hoa, ướp hoa thì cắm hoa cũng là một yếu tố rất quan trọng. Người thợ phải khéo léo tạo cành, ghép lá, uốn nắn để đưa hoa vào cài trong đế bình mà không ảnh hưởng đến hoa.
Điểm khác biệt của sản phẩm là hoa ướp khô, giữ được màu sắc tự nhiên, không bị nhuộm màu như các sản phẩm khác trên thị trường. Vì vậy, tính ưu việt của sản phẩm là không độc hại với người lao động và thân thiện với môi trường.
Hiện sản phẩm của bà đã có mặt ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Vũng Tàu, Nghệ An...
Ngoài hoa hồng, bà Việt còn làm được nhiều loại hoa khác như cúc, ly...
Tại Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2019, với chủ đề "Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức, sản phẩm "hoa tươi bất tử" của bà Việt là 1 trong 4 sản phẩm sáng tạo xuất sắc được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng bằng khen.
"Nghề hoa này tôi đã làm được 12 năm nay. Hiện cơ sở của gia đình lúc nào cũng duy trì tạo việc làm cho 5 phụ nữ trong làng với mức lương 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Hai con của tôi không theo nghề. Tuổi tôi đã cao nên không thể phát triển thị trường. Tôi cũng đã tìm được một bạn trẻ đam mê để truyền nghề và cùng tôi đưa loại hoa này phát triển hơn nữa, đó cũng là mong muốn của tôi", bà Việt chia sẻ.
Châu Thành: Nhiều hoạt động chăm lo phụ nữ nghèo dịp Tết Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành (An Giang) Tạ Thị Ngọc Thạch cho biết: các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn huyện tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ gia đình phụ nữ đơn thân, tàn tật, gia đình chính sách, nhằm chia sẻ khó khăn về vật chất và tinh thần,...