Làm thế nào định vị thuê bao?
Lạc giữa phố đông, bạn có nhu cầu cần biết bạn mình đang ở đâu? Xa nhà lâu ngày muốn biết giờ này chồng bạn đang đi đâu? Thậm chí mất điện thoại, hoặc để quên ở đâu đấy, bạn cũng có thể tìm ra được bằng cách sử dụng dịch vụ định vị điện thoại.
Nếu dùng smartphone như dòng iPhone thì người dùng có thể sử dụng phần mềm của chính nhà sản xuất tích hợp trong máy hoặc download từ kho ứng dụng. Thế nhưng với người dùng phổ biến, và các dòng máy khác nhau thì việc sử dụng gói dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lại tiện ích hơn cả.
Dịch vụ định vị (LBS- Location Based Servives) giúp người dùng biết được vị trí của thuê bao điện thoại cần tìm tại bất kì đâu và bất kì thời điểm nào. Đây là dịch vụ do VDC Online hợp tác với Vinaphone phát triển. LBS bao gồm 2 nhóm dịch vụ chính: Theo dấu và tìm. Tiện ích này giúp cho các thuê bao VinaPhone có thể nhắn tin yêu cầu tìm vị trí của các thuê bao VinaPhone khác. Và cho phép người dùng luôn luôn theo dấu vị trí của một thuê bao được yêu cầu theo dõi. Dịch vụ được cung cấp cho toàn bộ thuê bao trả trước, trả sau mạng VinaPhone, khách hàng cần đăng ký trước khi sử dụng dịch vụ.
Theo dấu và tìm
Hiểu một cách đơn giản, khi đăng ký với nhà cung cấp sử dụng dịch vụ LBS, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn thông báo vị trí của một thuê bao 15 phút/01 lần/01 ngày từ hệ thống tới máy di động của mình. Qua đó luôn luôn biết được thuê bao đánh dấu đó đang di chuyển như thế nào.
Cách sử dụng dịch vụ khá đơn giản khi chỉ cần soạn tin “TKN_Số thuê bao B” gửi tới 9339. Trong đó: TKN là câu lệnh dịch vụ.
Trong trường hợp thuê bao B xác nhận đồng ý, qua tin nhắn SMS, câu lệnh: “TKNOK_Số thuê bao A” gửi tới 9339: Thuê bao B sẽ trở thành thuê bao trong danh sách Tìm kiếm dịch vụ Family Tracker của thuê bao A (danh sách Tìm kiếm dịch vụ Family Tracker là danh sách gồm các thuê bao đã đồng ý cho thuê bao A đăng ký gói dịch vụ Family Tracker danh sách Tìm kiếm dịch vụ Family Tracker lưu được tối đa 5 thuê bao). Sau khi thuê bao B đồng ý, hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông tin vị trí của thuê bao B cho thuê bao A với tần suất 15 phút/01 lần trong 01 ngày.
Video đang HOT
Với các thuê bao nằm trong danh sách Tìm kiếm của mình, thuê bao A có thể gửi yêu cầu đăng ký gói Family Tracker theo ngày với thuê bao đó và hệ thống ngay lập tức chấp nhận đăng ký gói thành công mà không cần sự đồng ý của thuê bao đó.
Trường hợp thuê bao B xác nhận không đồng ý, qua tin nhắn SMS, câu lệnh: “TKNNOK_Số thuê bao A” gửi tới 9339 hoặc không trả lời tin nhắn yêu cầu của hệ thống sau 3h kể từ thời điểm nhận được tin nhắn thông báo: Hệ thống sẽ thông báo việc thuê bao B từ chối chia sẻ vị trí tới thuê bao A và không gửi tin nhắn thông báo vị trí của thuê bao B tới thuê bao A.
Lưu ý khi sử dụng
Độ chính xác của vị trí thuê bao cần xác định phụ thuộc vào mật độ và vị trí trạm phát sóng BTS nơi thuê bao đang hoạt động. Nếu trong thời hạn sử dụng gói Family Finder mà người dùng không nhắn tin yêu cầu hủy, gói Family Finder sẽ được tự động gia hạn cho chu kỳ tiếp theo.
Người dùng chỉ có được thông tin vị trí thuê bao trong trường hợp số thuê bao yêu cầu xác định vị trí nhắn tin đồng ý.
Cước phí
Cước thuê bao gói Family Tracker/ngày: 3.000 đồng/ngày, đã bao gồm thuế GTGT. Cước tin nhắn SMS tới số 9339: 350 đồng/ bản tin SMS 9339, đã có thuế GTGT (Từ ngày 20/11/2010 áp dụng cước tin nhắn SMS tới số 9339 là 500 đồng/bản tin đã bao gồm thuế GTGT). Áp dụng cho tẩt cả các tin nhắn tới đầu số 9339.
Theo vietbao
Ảnh hưởng của truyền hình đối với sự phát triển của trẻ
Trẻ em hiện nay được xem truyền hình từ vài tháng tuổi, nhất là phần quảng cáo. Cha mẹ sử dụng truyền hình như là một phương tiện để khuyến khích trẻ ăn. Khi trẻ biết đi, biết chạy, thì cha mẹ dùng truyền hình để giảm sự hiếu động của trẻ.
Ngoài gia đình, trẻ cũng được xem truyền hình tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo để cô giáo có thể làm việc khác.
Truyền hình giúp gì cho sự phát triển của trẻ dưới 5 tuổi?
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ có thể được tiếp cận với chữ hay số và với âm nhạc trong các chương trình dành cho thiếu nhi, với điều kiện là người thân hiện diện và giao tiếp với trẻ. Tuy nhiên, truyền hình không thể thay thế việc đọc hoặc chơi, vốn rất cần thiết cho lứa tuổi này.
Truyền hình có hại gì cho trẻ em?
- Ngay trong phim hoạt hình, trẻ chịu ảnh hưởng của bạo lực qua những màn đấm đá, giết hại nhau với tần suất khoảng 20 lần /giờ. Trẻ xem những hình ảnh bạo lực qua truyền hình nhiều giờ trong tuần sẽ có những hành vi bạo lực như đánh, đấm, cắn cha mẹ, anh chị em, bạn bè.
- Truyền hình còn giới thiệu những hình ảnh khơi dục, xì ke, rượu, thuốc lá trong những phim dành cho người lớn.
Hình minh họa
- Với những hình ảnh quảng cáo thực phẩm hay bia rượu, trẻ có khuynh hướng cho rằng những thực phẩm được quảng cáo tốt cho sức khỏe và không quan tâm đến tầm quan trọng của rau quả trong chế độ ăn.
- Trẻ xem truyền hình nhiều sẽ ít vận động thể chất, dễ tăng cân dẫn đến tình trạng béo phì. Trẻ cần chơi cách sáng tạo để phát triển giao tiếp xã hội.
- Truyền hình cũng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ nếu trẻ tập trung nhìn màn hình trong thời gian kéo dài.
Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ
- Không nên dùng truyền hình như một dụng cụ thay thế cho cha mẹ, thầy cô, người nuôi trẻ.
- Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem truyền hình. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, thời gian xem truyền hình tối đa không quá 1-2 giờ /ngày.
- Chúng ta cần chọn lọc chương trình truyền hình phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khi đã hết chương trình dành cho trẻ nhỏ, thì ta nên tắt truyền hình. Nên nhớ ngay phim hoạt hình cũng có thể tác hại cho trẻ nếu trẻ thấy những cảnh bạo lực trong phim.
- Cho trẻ giải trí bằng những sinh hoạt bổ ích, xây dựng như đọc sách, kể truyện, chơi thể thao ngoài trời, tô màu, nấu ăn, trò chơi lấp ráp, chơi với bạn cùng tuổi.
- Cha mẹ làm gương cho trẻ bằng cách tự giới hạn thời gian xem truyền hình. Đừng sử dụng truyền hình như một phần thưởng hoặc cấm xem như một hình phạt. Thay vì dùng bạo lực, chúng ta nên dạy trẻ cách ứng xử tích cực hơn
- Khi cùng xem quảng cáo với trẻ, chúng ta giải thích cho trẻ hiểu những thực phẩm nào có lợi cho sức khỏe và giúp trẻ lớn khôn.
Những hình thức truyền thông khác như video, trò chơi điện tử, internet, cũng có những tác hại tương đương với truyền hình.
Theo vietbao
Những sai lầm ngớ ngẩn trong ăn uống Trong quá trình ăn uống lành mạnh, bạn có thể vô tình tạo nên một số sai lầm phổ biến mà không biết. Các chuyên gia cho rằng thậm chí một số người có ý thức về chuyện ăn uống cũng phạm những lỗi này. Dưới đây là những gì bạn nên biết : Trái cây, rau quả cũ Bạn có phải là...