Làm thế nào để phân biệt các cấp độ tự lái của một chiếc xe?
Những khái niệm “tự lái cấp độ 1, 2, 3″ ngày càng xuất hiện nhiều trong bảng thông số kỹ thuật của những mẫu xe hơi mới, và bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng.
Nếu thường xuyên theo dõi xedoisong.vn, các bạn chắc hẳn sẽ nhận ra rằng ngày càng có nhiều bài viết nhắc tới xe tự lái, khi công nghệ này đang phát triển nhanh chóng. Những phương tiện tự lái ở cả hiện tại và tương lai đều có thể được trang bị công nghệ tự lái, chính vì vậy nhu cầu về một hệ thống phân loại để thể hiện được sự tiến bộ của các công nghệ này đã được nhiều tổ chức và hãng xe đề xuất. Với hệ thống phân cấp độ tự lái, khách hàng có thể hiểu đơn giản về khả năng và giới hạn ở mỗi cấp độ khi chọn mua xe.
Hiện tại, chuẩn cấp độ tự lái được sử dụng chung cho toàn cầu do SAE International (còn gọi là Hiệp hội kỹ sư xe hơi) – một hiệp hội chuyên nghiệp đề ra những quy chuẩn cho ngành công nghiệp sản xuất phương tiện giao thông khởi xướng. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2014 và có tên gọi J3016, hệ thống đánh giá cấp độ tự lái này đã trở thành quy chuẩn chung của ngành công nghiệp ô tô, được Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc thông qua.
Theo SAE, có tổng cộng 6 cấp độ tự lái từ thấp tới cao – mỗi cấp độ có một yêu cầu cụ thể mà chiếc xe phải đáp ứng trước khi được đánh giá là đạt cấp độ đó. Cần lưu ý đó là hệ thống phân cấp này của SAE vẫn còn gây tranh cãi khi xét tới khả năng tự lái của một chiếc xe, khiến hiệp hội này liên tục phải cập nhật. Trong đó, lần cập nhật gần nhất của bộ tiêu chuẩn J3016 là vào tháng 9/2016. Mặc dù vậy, nó vẫn được đa phần ngành công nghiệp chấp nhận để có thể trở thành một quy chuẩn chung. Và dưới đây là 6 cấp độ từ thấp tới cao theo chuẩn J3016_201609.
Cấp độ 0: Phụ thuộc hoàn toàn vào người lái.
Ở cấp độ này, xe hoàn toàn không có tính năng tự lái nào cả. Tuy nhiên, những chiếc xe hơi này vẫn có tính năng cảnh báo va chạm hoặc cảnh báo điểm mù. Việc điều khiển chiếc xe phụ thuộc hoàn toàn vào người lái.
Cấp độ 1: Hỗ trợ lái xe
Hầu hết các xe ô tô hiện đại đủ điều kiện cũng như khả năng ở cấp độ 1 trên thang điểm của SAE. Để đáp ứng yêu cầu này, chiếc xe phải có ít nhất một hệ thống tiên tiến hỗ trợ người lái – chẳng hạn như hệ thống giữ ga tự động hay tự động bám làn. Việc điều khiển chiếc xe vẫn dựa vào người lái gần như hoàn toàn.
Cấp độ 2: Hỗ trợ người lái một phần.
Một chiếc xe tự lái cấp độ 2 sẽ có hai, hoặc nhiều hệ thống hỗ trợ người lái (ADAS) tiên tiến tích hợp sẵn để điểu khiển phanh, hướng lái hoặc chân ga của xe. Một số hệ thống này bao gồm: giữ ga tự động thông minh, hỗ trợ chủ động giữ làn đường hoặc tự động phanh khẩn cấp. Các công nghệ này cũng cần phải có khả năng làm việc phối hợp với nhau.
Video đang HOT
Tuỳ từng dòng xe mà những hệ thống này có thể được trang bị nhiều hay ít, nhưng chúng ngày càng phổ biến và có sẵn trên hầu hết các dòng xe cao cấp hiện nay. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa hai hay nhiều công nghệ hộ trợ này giúp chúng đủ điều kiện cho cấp độ 2 của xe tự lái. Điều quan trọng nhất đó là trong một chiếc xe cấp độ 2, người lái vẫn phải chủ động theo dõi điều kiện môi trường xung quanh khi xe di chuyển để sẵn sàng can thiệp bất cứ lúc nào.
Cấp độ 3: Tự lái tùy điều kiện.
Audi A8 là mẫu xe đầu tiên có khả năng tự lái cấp độ 3
Một bước tiến khá lớn về độ phức tạp giữa cấp độ 2 với cấp độ 3 – nó không giống với việc so sánh giữa cấp độ 1 với cấp độ 2. Xe cấp độ 3 có khả năng kiểm soát hoàn toàn và vận hành trên hành trình khi đáp ứng đủ điều kiện vận hành. Ví dụ một chiếc xe có thể tự vận hành theo hành trình đã có trên đường cao tốc (ngoại trừ những con đường dốc và thành phố) có thể được coi là đạt cấp độ 3.
Mức độ tự động hóa này đòi hỏi nhiều cảm biến tiên tiến, phần cứng và phần mềm của xe phải kết hợp xử lí một cách chính xác để giữ an toàn cho người ngồi trong xe. Người lái xe cũng phải tập trung ngay cả khi ở chế độ tự lái đề phòng trường hợp các hệ thống gặp trục trặc. Ngay cả ở cấp độ 3 này, người điều khiển vẫn phải đủ tỉnh táo và tập trung để kiểm soát khi có tình huống xảy ra.
Cấp độ 4: Gần như tự lái
Chiếc xe tự lái sử dụng nền tảng Platform 3.0 của Toyota có khả năng tự lái ở cấp độ 4 với chế độ Chauffeur
Ở cấp độ 4, chiếc xe sẽ không cần tương tác của người lái nữa và hệ thống sẽ tự dừng lại khi phát hiện có lỗi. Một chiếc xe cấp độ 4 có khả năng hoàn thành toàn bộ hành trình mà không cần sự can thiệp của tài xế – thậm chí không cần lái xe, nhưng vẫn có một số hạn chế. Ví dụ: chiếc xe có thể bị giới hạn trong một khu vực địa lý nhất định hoặc nó có thể bị cấm di chuyển vượt quá một tốc độ tối đa cho phép.
Một chiếc xe cấp độ 4 vẫn giữ lại những công cụ để người lái có thể trực tiếp điều khiển nó như vô-lăng hay chân ga. Hiện tại chưa có hãng xe nào trên Thế giới bán ra cho khách hàng một mẫu xe có khả năng tự lái cấp độ 4. Cấp độ này mới chỉ đang được nghiên cứu và thử nghiệm quy mô hẹp.
Cấp độ 5: Tự lái hoàn toàn
Cấp độ 5 là mục tiêu cuối cùng của các nhà phát triển xe tự lái. Một chiếc xe ở cấp độ này có khả năng hoàn toàn vận hành mà không cần người lái xe trong mọi tình huống. Với việc không cần sự can thiệp của người lái, các bộ phận cơ bản của xe như chân ga, vô lăng, chân phanh sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Về mặt lý thuyết hành khách chỉ cần bước lên xe và thoải mái làm những việc riêng của mình mà hoàn toàn không phải bận tâm đến việc lái xe. Một chiếc xe tự lái hoàn toàn không bị giới hạn về mặt địa lý và di chuyển an toàn ở mọi dải tốc độ. Điều này có được là nhờ các phần mềm tiên tiến và thông tin liên lạc giữa các xe cũng như môi trường xung quanh
Thật khó để tưởng tượng một thế giới nơi những phương tiện tự lái ở cấp độ cao nhất trở nên phổ biến và được mọi người sử dụng. Nếu điều đó xảy ra nó sẽ thay đổi cuộc sống của con người như thế nào? Chúng ta sẽ có thể làm việc trong khi đang di chuyển trên đường hay ra lệnh cho chiếc xe tự đi đón người khác. Mặc dù vậy, có lẽ sẽ còn rất lâu nữa để có một chiếc xe tự lái hoàn toàn thành hiện thực. Nếu điều đó thực sự xảy ra, phải mất hàng thập kỉ thì đa phần những chiếc xe trên đường mới có khả năng tự chủ được hoàn toàn.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử "huyền thoại offroad" Land Rover Defender (phần I)
Là một trong số những mẫu xe được sản xuất liên tục trong thời gian dài, Land Rover Defender đã trở thành một tượng đài của Thế giới xe địa hình.
71 năm là một quãng thời gian rất dài, đủ để người ta chứng kiến sự ra đời và biến mất của một hoặc một vài mẫu xe hơi. Nhưng với Land Rover Defender là một trong số những model hiếm hoi cho thấy sức sống trường tồn không thể phai tàn theo năm tháng. Ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm Armsterdam Motor Show 1948, thủy tổ của những chiếc Land Rover ngày nay được coi là câu trả lời dành cho Jeep của người Mỹ.
Đó là một chiếc xe mạnh mẽ, cơ bản và có thể đi đến bất cứ đâu.Cho đến nhiều năm sau, vai trò và vị thế của mẫu xe này không hề thay đổi, dù cho Land Rover đã tiếp cận những phân khúc cao cấp hơn với dòng Range Rover. Cho đến khi ngừng sản xuất vào năm 2016, Defender vẫn là một trong những model có lượng fan đông đảo nhất. Chính vì lẽ đó, Land Rover đã quyết định hồi sinh mẫu SUV này bằng một model hoàn toàn mới, vừa ra mắt cách đây không lâu.
Hãy cùng quay lại năm 1947, thời điểm ra đời của nguyên mẫu Land Rover. Mọi thứ ở mức cơ bản nhất có thể, thậm chí là khác xa so với phiên bản sản xuất. Nguyên mẫu này có thể khiến bạn liên tưởng đến siêu xe F1 huyền thoại của McLaren. Lý do nằm ở vô-lăng được bố trí ở trung tâm cabin. Tất nhiên, chiếc xe này không thể vọt đi như F1 nhưng bù lại, nó không bị hạn chế bởi địa hình.
Cũng chỉ một năm sau, chiếc Land Rover thương mại đầu tiên chính thức trình làng. Ban đầu, chiếc xe sử dụng động cơ 1,6 lít và có trục cơ sở 80inch (2032mm). Về sau, xe có thêm các phiên bản trục cơ sở 86 và 88inch (2184 và 2235mm) cùng với các biến thể trục cơ sở dài 107 và 109inch (2718 và 2769mm). Bên cạnh đó là sự xuất hiện của động cơ xăng 2,0 lít (từ năm 9151) và máy dầu 2,0 lít (từ năm 1957). Cũng trong năm 1948, chiếc xe này đã được xuất khẩu đi 70 quốc gia.
Không chỉ tăng chiều dài trục cơ sở, Land Rover Series I còn đi kèm với các biến thể thân vỏ mới. Đó là bán tải và thậm chí là Station Wagon. Và không chỉ được sản xuất bởi Land Rover, chiếc xe này còn được chuyển giao cho một công ty của Bỉ có tên Minerva. Công ty này vốn được thành lập kể từ năm 1900 với mặt hàng ban đầu là xe đạp. Nhưng ngay sau đó, Minerva cũng lấn sân sang lĩnh vực xe hơi. Khi thế chiến II bùng nổ, Minerva cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thế nhưng, một hợp đồng với Land Rover vẫn được ký kết vào năm 1954, cho phép thương hiệu này sản xuất những chiếc Series I. Dù vậy, hợp đồng này cũng chỉ kéo dài 2 năm.
Dù có được trang bị động cơ diesel nhưng sự hiện diện của những chiếc Series I là không đáng kể bởi đó cũng là lúc vòng đời của model này gần kết thúc. Vì vậy, nhiều công ty ngoài đã tiến hành hoán cải chiếc xe này bằng những khối động cơ dầu. Một trong số đó là Tuner Engineering.
Trong suốt thập niên 50 và 60, hàng loạt chuyến thám hiểm đã được thực hiện với những chiếc xe của Land Rover. Một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất chính là cuộc viễn chinh miền đông. Chuyến đi này có sự tham gia của những người tốt nghiệp đại học Oxford và Cambridge. Họ tự đặt ra mục tiêu là thực hiện chuyến hành trình xa nhất có thể. Từ London đến Singapore, từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Sau 6 tháng, đoàn người này đã đi được hơn 19.000km, sau đó quay đầu trở về.
Sau tròn 10 năm, Series I đã được thay thế bởi Series II. Một trong những cải tiến đáng kể nhất chính là động cơ xăng có dung tích 2,25 lít. Ngoài ra còn có sự điều chỉnh về thiết kế với đường cong ở hông xe. Đặc điểm này vẫn được kế thừa cho tới chiếc xe cuối cùng xuất xưởng 60 năm sau đó.
Cũng giống như thế hệ trước đó, Series II cũng được Land Rover chuyển giao cho một doanh nghiệp ở nước ngoài. Lần này là Santana, một công ty đến từ Tây Ban Nha. Hình thức chuyển giao là CKD. Nhưng khác với Minerva, thương vụ lần này kéo dài hơn nhiều. Cụ thể là đến tận năm 1983.
Kể từ đây, chu kỳ bùng nổ được bắt đầu. Vì ngay trong năm 1959, đã có tới 250.000 chiếc Land Rover Series II được bán ra. Và 7 năm sau, thương hiệu này chào đón chiếc xe thứ 500.000. Đến năm 1971, chiếc xe thứ 750.000 đã chào đời. Và cũng chỉ 5 năm sau, cột mốc 1 triệu chính thức được xác lập.
Trước khi đạt tới những cột mốc này, chiếc xe chủ lực của Land Rover tiếp tục trải qua một lần nâng cấp lớn với sự xuất hiện của thế hệ Series IIA (1961).Khi đó, xe được bổ sung thêm động cơ dầu 2,25 lít. Và kể từ năm 1967, mẫu xe này có thêm tùy chọn động cơ xăng i6 2,6 lít trên các phiên bản trục cơ sở dài. Sang đến năm 1969, thiết kế của Series IIA bắt đầu có sự tiến hóa với việc đèn pha được bố trí lại trên lưới tản nhiệt.
Với những nhu cầu về một chiếc xe có khả năng chuyên chở lớn hơn, Forward Control (1962) đã được giới thiệu. Đây thực chất là một biến thể xe tải của Land Rover Series IIA. Tuy thồ hàng giỏi hơn Series IIA thông thường nhưng khối động cơ xăng i6 2,6 lít thường tỏ ra đuối sức để kéo cả chiếc xe.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Ô tô xe máy VinFast duy trì ưu đãi, chưa tăng giá bán xe như lộ trình Các mẫu xe hơi và xe máy của VinFast vẫn sẽ được duy trì giá bán ưu đãi cho tới khi có thông báo mới. Trước đây như xedoisong.vn đã đưa tin, nếu đúng theo lộ trình giá bán được công bố hồi năm ngoái, từ ngày 1/9/2019, loạt xe VinFast sẽ đồng loạt tăng giá về mức bình thường và không còn...