Làm thế nào để giữ tim thai khỏe mạnh?
Chắc chắn các bậc phụ huynh luc nao cung băn khoăn rằng, làm thê nao để cho tim thai khoe manh nhất có thể?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để xem những điều cần làm cũng như điều nào nên tránh để giúp cho trái tim của bé trong bụng luôn khỏe mạnh nhé!
Phân loai khuyết tật tim bẩm sinh
Mặc dù có rất nhiều loại khác nhau của các khuyết tật tim bẩm sinh, nhưng chúng phân thành ba nhóm chính:
Khuyết tật van tim;Khuyết tật vách tim;Khuyết tật mạch máu.Các triệu chứng và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim bẩm sinh là gì?
Khuyết tật tim bẩm sinh thường được phát hiện bằng siêu âm trong thai kỳ. Ví dụ như khi bác sĩ nghe thấy một tiếng thổi tim, họ có thể tiếp tục kiểm tra bằng các xét nghiệm như siêu âm tim, chụp X-quang hoặc MRI. Nếu chẩn đoán được thực hiện, bác sĩ sẽ chuyển giao cho các chuyên gia thích hợp. Các triệu chứng sớm của khuyết tật tim bẩm sinh bao gồm:
Tím môi, da, đầu ngón tay, ngón chân;
Khó thở;Biếng ăn
Video đang HOT
;Nhẹ cân;
Nồng độ oxy thấp hoặc ngất;
Đau ngực;
Chậm tăng trưởng.
Làm thế nào để giữ tim thai được khỏe mạnh?
Bạn có thể thấy thai nhi có rất nhiều sự phát triển và thay đổi diễn ra trong bung. Có những thứ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai, chẳng hạn như sự bất thường của các tế bào nhiễm sắc thể hay là bất thường về gen. Để giúp đảm bảo rằng tim bé luôn khỏe mạnh, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bổ sung axit folic trước và trong suốt thai kỳ. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sau sinh.Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ càng sớm càng tốt. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng người mẹ hút thuốc trong 3 tháng đầu tiên có thể gây ra tới 2% các khuyết tật của tim, bao gồm các dị tật bất thường của van và mạch máu.Nếu bạn bị đái tháo đường loại 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ, hãy kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai, vì bệnh đái tháo đường có liên quan đến nguy cơ bị bệnh tim.Ngừng sử dụng thuôc tri mun trứng cá vitamin A liêu cao Accutane. Nó cũng có thể gây ra khuyết tật tim thai.Tránh các loại rượu và các loại ma túy.
Ngay cả khi thực hiện đây đu mọi biện pháp phòng ngừa và làm theo những gì bác sĩ khuyến cáo, con bạn vẫn có nguy cơ khuyết tật tim bâm sinh khi sinh ra. Hãy nhớ rằng, đây không phải là lỗi của bạn. Có rất nhiều yếu tố – nhất là các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của bạn – có thể gây ra khuyết tật tim bẩm sinh và có những thứ bác sĩ vẫn chưa thể chữa trị được.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, các khuyết tật tim bâm sinh hoàn toàn có thể điều trị khoi và còn giúp tăng tỷ lệ sống sót, giúp cho bé có một cuộc sống lành mạnh, lâu dài. Hiên nay chưa có thuốc nào có thể điều trị được khuyết tật tim bẩm sinh từ trong tử cung nên bạn hay sinh con tai bênh viên hoăc trung tâm y tế lớn, nơi có đầy đủ các thiết bị chăm sóc tim của trẻ sơ sinh cần thiết.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh có được những thông tin bổ ích về cach giư nhip tim thai khoe manh.
Theo Hellobacsi
Thai phụ 27 tuổi mất con chỉ vì một miếng dưa hấu trong tủ lạnh, cảnh báo loại vi khuẩn nguy hiểm
Sốt cao liên tục, kèm theo ớn lạnh, co thắt... là dấu hiệu mà Tiểu Lý sống ở Đại Hưng, Bắc Kinh mắc phải. Sau 2 ngày, các nhân viên y tế đã nỗ lực điều trị nhưng vẫn không cứu được đứa bé 29 tuần tuổi của người phụ nữ 27 tuổi này.
Anh Dương, chồng của Tiểu Lý nói: "Trong thời gian vợ tôi mang bầu, chúng tôi đều chú ý đến sức khỏe của vợ, buổi sáng ngày 8/1 mọi chuyện vẫn ổn, nhưng buổi chiều đột nhiên cô ấy sốt cao, còn kèm theo ớn lạnh và đau cơ, chúng tôi vội vàng đưa cô ấy đến bệnh viện".
Khi Tiểu Lý đến bệnh viện, cô đã xuất hiện các cơn co thắt tử cung, bác sĩ dùng thuốc kháng sinh để ức chế các cơn co thắt tử cung, nhưng chỉ số nhiễm trùng vẫn tăng lên, và sử dụng các loại thuốc đều không có tác dụng, cuối cùng bác sĩ chỉ có thể quyết định ngừng điều trị bảo vệ thai nhi. Sau 3 tiếng, cô Lý cuối cùng cũng sinh con, nhưng điều khiến mọi người đau lòng là thai nhi sau khi sinh ra không có tim thai. Đã đến tam cá nguyệt thứ ba, em bé 29 tuần tuổi đã bị sinh non. Điều này khiến tất cả mọi người sốc và muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao.
Báo cáo kết quả nuôi cấy máu của Tiểu Lý đã đưa ra câu trả lời. Nguyên nhân là Tiểu Lý đã ăn miếng dưa hấu lấy trong tủ lạnh, miếng dưa hấu này để lâu ngày đã bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nhưng không phổ biến, nó có thể gây bệnh ở người và động vật. Sau khi nhiễm bệnh, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng huyết, viêm màng não và tế bào đơn nhân tăng cao.
Nó tồn tại rộng rãi trong tự nhiên và Listeria monocytogenes trong thực phẩm gây nguy hiểm cho sự an toàn của con người. Nó có thể phát triển trong cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Phạm vi nhiệt độ tăng trưởng của nó là 2C - 42C (ở 0C cũng phát triển chậm) và nhiệt độ tối ưu là 35C - 37C. Một trong những đặc điểm chính của Listeria monocytogenes là nó có thể phát triển ở nhiệt độ thấp và có thể tồn tại trong một năm ở -20 độ. Nó phát triển tốt trong điều kiện pH trung tính đến kiềm yếu (pH 9,6) và cũng có thể phát triển chậm trong điều kiện axit của pH 3,8-4,4.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối với một số người như phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khả năng sống sót và sinh sản của Listeria monocytogenes trong điều kiện lạnh (4C) là một trong những mầm bệnh chính đe dọa sức khỏe con người, nhưng có thể bị giết chết bằng cách làm nóng đến 60C-70C đun trong khoảng 5-20 phút. Vì đặc điểm không sợ lạnh nên vi khuẩn này được gọi là "sát thủ tủ lạnh". Do đó, muốn ngăn ngừa nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes thì kiến nghị, không được lưu trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn chéo, thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh cần được bọc kỹ càng để đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời cũng phải thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ.
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn Listeria là gì?
Với những người khoẻ mạnh, khi ăn phải thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes, vi khuẩn không gây nên bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có thể xuất hiện triệu chứng giống cảm cúm với các biểu hiện như sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày, nếu như tiêu thụ thức ăn bị nhiễm một số lượng lớn vi khuẩn. Vi khuẩn có thể vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh sẽ gây nên tình trạng viêm màng não với các biểu hiện như đau đầu, cứng cổ, động kinh, mất thăng bằng và cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng có thể xảy ra.
Với những người khoẻ mạnh, khi ăn phải thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes, vi khuẩn không gây nên bất kỳ triệu chứng nào.
Những ai thường nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes?
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối với một số người như phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể qua nhau thai gây sẩy thai, sinh non, hoặc thai nhi chết ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh nghiêm trọng nếu nhiễm bệnh trước khi sinh ra. Những người có hệ miễn dịch yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao như người bị ung thư, AIDS, người cấy ghép nội tạng và người già.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Mang thai với người tình khi đang nuôi 3 con nhỏ Tôi là mẹ đơn thân, một mình nuôi ba con nhỏ. Theo quy luật cuộc sống, ai cũng sẽ khuyên tôi: "Yêu ai thì yêu, cặp ai thì cặp, tận hưởng cuộc sống của mình và chăm lo cho các con". Vậy mà tôi lại yêu, yêu say đắm, yêu quên hết cả thiệt hơn. Tôi vẫn lo và chăm sóc các con...