Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?
Theo quan niệm phong thủy, cây hạnh phúc ra hoa là dấu hiệu của tài lộc, may mắn và sự viên mãn; vậy làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?
Cây hạnh phúc là một trong những loài cây cảnh phổ biến rất được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn do ý nghĩa phong thủy tích cực. Từ cái tên và hình ảnh xanh tốt quanh năm của nó, nhiều người tin rằng cây hạnh phúc có thể mang đến sự may mắn và thịnh vượng.
Ít người biết rằng cây hạnh phúc cũng có thể ra hoa. Cây hạnh phúc không dễ nở hoa và đây được coi là dấu hiệu rất tốt về phong thủy, đem lại may mắn, tài lộc. Tuy nhiên làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa lại không phải là chuyện dễ dàng.
Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?
Cây hạnh phúc có thân thẳng, lá dài, bóng và xanh mướt. Cây dễ trồng và chăm sóc, do đó được nhiều người yêu thích, ưu tiên dùng trang trí không gian sống. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí, tạo cảm giác thư giãn cho mọi người trong nhà.
Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?
Hoa cây hạnh phúc có kích thước khá nhỏ, màu trắng hoặc vàng kem, nở thành chùm, tỏa hương thơm nhẹ nhàng. Theo quan niệm phong thủy, hoa hạnh phúc là biểu tượng của sự thịnh vượng, sự ổn định trong cuộc sống.
Cây hạnh phúc có thể phát triển mạnh mẽ trong môi trường nhà ở, nhưng để cây hạnh phúc nở hoa, bạn cần chú trọng một số yếu tố sau:
Cung cấp ánh sáng gián tiếp và đều đặn
Cây hạnh phúc cần ánh sáng gián tiếp và đều đặn. Nếu ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu, cây sẽ không phát triển khỏe mạnh và khả năng ra hoa sẽ giảm.
Nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ, như gần cửa sổ có rèm mỏng hoặc ở góc phòng có đủ ánh sáng tự nhiên nhưng không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tưới nước và bón phân vừa phải
Video đang HOT
Cây hạnh phúc không chịu được tình trạng ngập úng, do đó cần căn lượng nước tưới vừa phải. Trong mùa hè, nên tưới khoảng 2-3 lần mỗi tuần, còn vào mùa đông nên giảm tần suất xuống còn một lần mỗi tuần. Điều quan trọng cần nhớ là đất phải thoát nước tốt, không để nước đọng trong chậu.
Để cây hạnh phúc nở hoa dễ dàng hơn, nên bón phân hữu cơ hoặc phân hóa học định kỳ 2-3 tháng một lần để cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất quan trọng như kali và phospho. Cần tránh bón quá nhiều phân vì sẽ gây tổn thương cho rễ, khiến cây kém khỏe mạnh.
Cây hạnh phúc có thể phát triển tốt trong những chậu có kích thước phù hợp với bộ rễ. Chậu cần có đủ không gian cho rễ phát triển tự do, giúp cây khỏe mạnh hơn và ra hoa đúng thời điểm.
Đảm bảo nhiệt độ ổn định
Cây hạnh phúc thích nghi tốt với điều kiện nhiệt độ ổn định từ 20-30C. Nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây phát triển chậm, không ra hoa, trong khi nhiệt độ quá cao có thể làm lá cây bị khô héo.
Độ ẩm trong không khí cũng là yếu tố quan trọng. Cây hạnh phúc ưa thích không khí ẩm ướt, vì vậy vào mùa khô hoặc mùa đông, khi không khí trong nhà trở nên khô hanh, bạn có thể xịt nhẹ nước lên lá cây để giữ ẩm.
Cắt tỉa và tạo dáng
Một trong những cách đơn giản để kích thích cây hạnh phúc nở hoa là cắt tỉa lá già, khô hoặc hư hỏng để cây tập trung năng lượng vào việc phát triển các chồi hoa mới, thay vì phải duy trì các bộ phận không còn hữu ích. Ngoài ra, việc cắt tỉa còn giúp cây có hình dáng đẹp, gọn gàng hơn.
Cây hạnh phúc trồng càng lâu thì khả năng ra hoa càng lớn.
Để cây được nghỉ ngơi
Giống như các loài khác, cây hạnh phúc cũng cần thời gian nghỉ ngơi để phát triển mạnh mẽ hơn. Trong một số trường hợp, bạn có thể để nó “nghỉ” trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ nhẹ trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi cho cây tiếp tục phát triển. Điều này sẽ giúp cây hồi phục và có đủ sức mạnh để ra hoa.
Cây hạnh phúc không ra hoa ngay lập tức mà thường cần một thời gian dài để phát triển. Nếu bạn chăm sóc đúng cách, cây sẽ dần dần ra hoa vào thời điểm thích hợp, mang lại vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy cho ngôi nhà.
Chăm sóc để cây hạnh phúc ra hoa cũng là cách rèn luyện sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Với những bí quyết trên, bạn hoàn toàn có thể mong đợi một ngày những chùm hoa xinh đẹp nở trên cây hạnh phúc nhà mình.
Cách cắt tỉa cây hoa hồng để một cành sinh nhiều nụ, bông to rực rỡ
Nếu biết cắt tỉa đúng cách, từ một cành hồng có thể mọc ra rất nhiều nụ, bông nở to đẹp lộng lẫy.
Hồng được ví như nữ hoàng của các loại hoa vì vẻ đẹp cao sang và hương thơm tinh tế. Trồng hoa hồng không khó, loại cây này có khả năng chịu lạnh, chịu nhiệt tốt, dễ dàng nở hoa quanh năm. Tuy nhiên, một vấn đề người trồng hồng hay gặp phải là sau một thời gian, cây càng ngày càng ít nụ.
Nguyên nhân không chỉ ở vấn đề dinh dưỡng mà việc cắt tỉa cũng rất quan trọng.
Vì sao khi trồng hoa hồng phải cắt tỉa cành?
Việc cắt tỉa hoa hồng rất quan trọng, giúp cây sinh ra nhiều nụ, hoa to đẹp.
Vì cây hoa hồng phát triển rất nhanh nên rễ của chúng sẽ liên tục hút chất dinh dưỡng từ đất. Trong khi đó, chậu hoa chỉ có kích thước vừa phải và chất dinh dưỡng trong đất có hạn. Cây càng nhiều cành càng cần hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, và một lượng không nhỏ sẽ bị "điều" đi nuôi những cành vô dụng, gây thiệt thòi cho những cành ra hoa.
Bằng cách cắt bỏ kịp thời những cành vô dụng, cây mới có thể liên tục sinh nhiều nụ, hoa nở to, đẹp.
Thời điểm cắt tỉa phù hợp nhất cho cây hoa hồng là vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Lúc này, hoa hồng đang trong thời kỳ ngủ đông, việc cắt tỉa có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng và hình thành hình dáng của cây.
Cách cắt tỉa cây hoa hồng để một cành sinh nhiều nụ
Thời điểm cắt tỉa hoa hồng thích hợp là vào mùa đông và đầu xuân.
- Chuẩn bị một chiếc kéo. Quan sát chậu hoa hồng và xem tất cả các cành đang phát triển thế nào.
- Cắt bỏ một số cành mỏng và yếu, những cành không có khả năng ra hoa, cành biến dạng, cành không mọc được. Những cành này sẽ không tạo ra nụ hoa mà chỉ ăn chất dinh dưỡng của cây.
- Nếu có năm, sáu cành mọc cạnh nhau trên một cành lớn hoặc có nhiều cành vươn dài, nguyên tắc cắt tỉa là giữ lại những cành khỏe và cắt bỏ những cành yếu. Việc tỉa bỏ những cành quá rậm rạp cũng giúp cho cây thông thoáng, dễ phát triển.
- Cắt bỏ những bông hoa còn sót lại sau khi nở. Nếu không cắt bỏ thì cuống hoa vẫn còn trên đó và có thể tạo quả, lấy đi rất nhiều chất dinh dưỡng của cây.
Cần cắt bỏ những cành thừa, cành rậm rạp để cây thông thoáng, dễ phát triển.
Cách tưới bón sau khi cắt tỉa cây hoa hồng
Sau khi cắt tỉa, chậu hoa hồng phải được đặt ở nơi thoáng mát, có đủ ánh nắng. Trong điều kiện nhiệt độ cao như mùa hè nắng gắt, bạn cần phải che chắn. Các thời điểm khác không cần che chắn vì hoa hồng cần nắng để phát triển.
Khi tưới hoa hồng, hãy tuân theo nguyên tắc "khô - ướt": Tưới nước khi bề mặt đất khô, tưới cho đến khi nước thấm ra khỏi đáy chậu hoa thì dừng lại. Khi tưới quá nhiều, hãy loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi đáy chậu để tránh nước tích tụ trong đất, có thể gây thối rễ.
Trong quá trình tưới, cần phun nước lên cả lá hoa hồng để giữ ẩm cho lá, giúp cây phát triển đẹp hơn. Vào mùa hè, lượng nước tưới phải tăng lên vì nước sẽ bay hơi nhanh hơn. Vào mùa đông, lượng nước tưới sẽ phải giảm đi, thay vào đó bạn nên phun nước cho cây.
Điều quan trọng nhất sau khi cắt tỉa cây hoa hồng là bón phân, như phân hữu cơ, phân bánh đậu, phân chuồng lên men hay bất cứ loại phân bón nào có sẵn trong nhà. Bạn có thể rải một ít phân bón lên bề mặt đất trong chậu và bón một ít phân dạng hạt.
Với việc cung cấp đủ dinh dưỡng và cắt tỉa hợp lý, cây hoa hồng sẽ ra nhiều chồi và nụ, hoa nở đẹp rực rỡ.
5 loại cây cảnh hiếm khi có hoa nhưng hễ hoa nở là được coi như báu vật Không chỉ kim ngân, một số loại cây cảnh khác tuy rất đẹp nhưng hiếm khi ra hoa; một khi nở hoa, chúng trở thành báu vật vì được coi là dấu hiệu tốt về phong thủy. Vẻ đẹp của những loại cây cảnh lá này nằm chủ yếu ở lá với màu xanh mướt mát. Những người trồng ít ai nghĩ chúng...