Làm thế nào để cắt đuôi Google ?
Có thể các bạn không biết, nhưng thực tế là Google luôn âm thầm theo dõi mọi hoạt động, mọi trang web mà bạn truy cập để làm cơ sở dữ liệu cho các dịch vụ của họ.
Không thể phủ nhận rằng Google đã giúp cho cuộc sống thứ hai của chúng ta trên internet tốt hơn rất nhiều. Từ tìm kiếm, tới nhận và gửi email, rồi duyệt web, cả đọc báo, chia sẻ ảnh, và hàng ngàn dịch vụ khác nữa. Nhưng đã bao giờ bạn tự băn khoăn rằng liệu bạn có đang bị Google “nắm” trong tay khi mà mọi hoạt động của bạn đều liên quan và phụ thuộc vào họ?
Thực tế, đúng là Google có lưu lại thông tin của bạn, nhưng lưu lại với mục đích tốt, ví dụ như để phân tích xu hướng tìm kiếm, sở thích, từ đó đưa ra các dịch vụ tốt hơn và đúng với nhu cầu của người dùng. Đừng hiểu nhầm là Google lưu lại và phơi bầy cho tất cả mọi người biết nhé. Google Analytics Tracking và Google Adsense là hai trong số những dịch vụ đó. Nó lưu lại thông tin mỗi khi bạn vào một trang web nào đó và xem mục nào, xem trong thời gian bao lâu, lượt truy cập theo ngày, tháng, năm, từ đó giúp những người quản trị web có một cái nhìn chi tiết hơn về các khách hàng của mình, và đưa ra các quảng cáo phù hợp.
Tuy nhiên, nếu các bạn cảm thấy khó chịu về sự theo đuôi này, bất kể là vì mục tiêu tốt hay xấu, thì Google vẫn là sự lựa chọn dành cho những người dùng khó tính nhất. Các bạn có thể truy cập vào trang web này, nó sẽ tự động xác định trình duyệt web mà bạn đang sử dụng, từ đó đưa ra các tùy chọn thích hợp.
Gỡ bỏ Google Analytics
Với Google Chrome
Khi ấn vào khung cài đặt, Google sẽ tự động chuyển bạn đến trang chủ tiện ích, các bạn chỉ việc chọn Install.
Ấn Install một lần nữa trong ô cửa ổ vừa hiện ra để xác nhận quá trình cài đặt.
Theo mặc định, tiện ích này không hoạt động khi các bạn đang sử dụng Google Chrome trong chế độ Incognito. Các bạn phải vào phần cài đặt và đánh dấu tích vào ô Allow this extension to run in incognito box.
Với Internet Explorer
Video đang HOT
Sau khi ấn vào khung cài đặt, Internet Explorer sẽ bắt buộc bạn phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc giữa 2 phía, các bạn nhớ chọn Accept and Install.
Tiện ích sẽ tự động được tải về và cài đặt. Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Vista và Windows 7, bạn cần phải xác nhận UAC 1 lần nữa để quá trình cài đặt được tiếp tục. Sau đó chọn Restart Browser Now để thay đổi có hiệu lực.
Tuy nhiên, Internet Explorer sẽ cài đặt tiện ích này như một ứng dụng bình thường trên Windows. Vậy nên sau này muốn xóa bỏ nó, các bạn phải vào Add or remove programs, chọn tới the Analytics Opt-out Browser Add-on để gỡ khỏi máy tính.
Với Mozilla Firefox
Các bạn sẽ gặp phải 1 thông báo yêu cầu đồng ý với các điều khoản tương tự như ở Internet Explorer. Chọn Accept and Install, sau đó Firefox sẽ cảnh báo rằng chương trình đã ngăn chặn trang web tự động cài đặt một phần mềm vào máy, các bạn chọn Allow để cho phép quá trình tiếp tục.
Chọn tiếp Install Now trong cửa sổ vừa hiện ra để xác nhận việc cài đặt.
Cài đặt xong, các bạn cần khởi động lại Firefox để tiện ích bắt đầu làm việc.
Gỡ bỏ Google Adsense
Các bạn truy cập vào đường link này, sẽ có một danh sách các chủ đề, đề tài mà Google đã tổng kết dựa vào các trang web mà bạn ghé qua, với mục đích đưa ra các mẫu quảng cáo phù hợp với sở thích và thói quen của bạn.
Các bạn có thể chọn phần Remove ngay bên dưới bất kì chủ đề nào để xóa nó đi khỏi danh sách này, hoặc đơn giản là ấn vào nút Opt Out ở phần đầu trang web để xóa tất cả các chủ đề.
Theo Bưu Điện VN
Tại sao Apple và Google lại muốn 'theo dõi' người dùng
Dữ liệu của người dùng được các công ty sử dụng để xác định vị trí trong trường hợp người đó không bắt được sóng GPS.
Thực ra, các phần mềm trên điện thoại thông minh đều theo dõi người dùng. Các hãng thiết kế hệ điều hành cho smartphone, như Apple, Google, Research In Motion (RIM), Microsoft và Nokia đều thu thập thông tin về vị trí của người sử dụng. Họ cho biết, những hoạt động như vậy đều được thực hiện một cách nặc danh và người dùng không thể bị lộ danh tính.
Thông tin thu thập được đều được đăng tải lên một cơ sở dữ liệu chung do chính các công ty trên quản lý và vận hành. Một phần rất nhỏ được lưu trên điện thoại của người sử dụng. Những thông tin về địa điểm thực chất là những địa điểm cụ thể, cứ không phải là vị trí của các điểm truy cập Wi-Fi cũng như các trạm thu phát sóng gần đó.
Dựa vào các trạm phát sóng di động và Wi-Fi mà Apple xác định được vị trí người dùng. Ảnh: Tech-Buzz.
Họ đang làm gì với dữ liệu của người sử dụng?
Đây là một cách xác định vị trí người sử dụng trong trường hợp không bắt được sóng GPS. Những thông tin ấy rất quan trọng khi sử dụng bản đồ và các ứng dụng smartphone.
Điện thoại sẽ đối chiếu thông tin với cơ sở dữ liệu chung, đồng thời cũng dựa vào thông tin từ các trạm phát sóng và Wi-Fi gần đó. Nhờ đó, Apple, Google và các hãng khác có thể nhanh chóng xác định vị trí của người sử dụng.
Ưu thế của việc xác định vị trí người dùng thông qua những điểm truy cập rất nhanh. Nhưng bất lợi lại nằm ở chỗ thông tin thu được không chính xác. GPS lại gặp phải vấn đề hoàn toàn ngược lại, đó là thông tin về vị trí của người sử dụng thì cực kỳ chính xác nhưng để đạt được kết quả lại phải mất đến vài phút đồng hồ.
Bằng cách ước chừng vị trí của người dùng thông qua các điểm truy cập Wi-Fi và mạng lưới các cột phát sóng, smartphone có có thể xác định vị trí phải bắt sóng vệ tinh GPS, giúp cho quá trình xử lý nhanh hơn.
Tại sao phải sử dụng dữ liệu về vị trí người dùng để biết mạng lưới thông tin nằm ở đâu? Bởi vì phương pháp này không tốn nhiều chi phí.
Trước khi iPhone hỗ trợ GPS, Steve Jobs, CEO của Apple, đã có những tuyên bố hấp dẫn tại hội thảo Macworld 2008, rằng Apple đã hợp tác với Skyhook Wireless để sử dụng tính năng Wi-Fi hotspots nhằm xác định vị trí trên bản đồ Google Maps. Hiện tại, Nokia cũng đã sử dụng Skyhook cho ứng dụng bản đồ Ovi Maps.
Nhưng Apple sớm đã nhận ra rằng tại sao họ lại phải chi trả cho Skyhook trong khi hàng loạt thiết bị của họ đang được sử dụng có thể giao tiếp với các trạm phát sóng Wi-Fi.
Microsoft, công ty có nền tảng người sử dụng điện thoại thông minh nhỏ hơn, cũng đang bổ sung thêm dữ liệu phát triển người dùng bằng những thông tin về vị trí được thu thập bởi các đội tìm kiếm Wi-Fi và các trạm không dây quanh đó.
Google cũng làm một việc tương tự với ứng dụng bản đồ sử dụng trên xe hơi của mình. Công ty này cũng không nói rõ thông tin thu thập được có được sử dụng để xác định vị trí của người dùng Android hay không.
Ai có thể truy cập những dữ liệu đó?
Người sử dụng có thể truy cập những thông tin về vị trí của bản thân trên điện thoại của mình nếu họ biết cách.
Ví dụ, với iPhone, dữ liệu về vị trí có thể được lưu trữ trên máy tính khi người sử dụng kết nối điện thoại và PC. Nhưng Apple cho biết việc này sẽ kết thúc trong đợt cập nhật phần mềm sắp tới của iPhone. Apple cũng sẽ sớm cho phép người dùng mã hoá những thông tin về vị trí trên những thiết bị của mình.
Hiện tại, Apple cho phép người sử dụng truy cập tất cả dữ liệu về vị trí của mình, có thể cách đó vài thàng hoặc thậm chí vài năm. Sau lần cập nhật phần mềm sắp tới, các thiết bị của Apple sẽ chỉ cho phép thu thập thông tin từ 7 ngày trước đó và xoá những thông tin cũ hơn.
Google, Microsoft và RIM không bình luận gì thêm về số lượng thông tin mình đã thu thập.
Người dùng hoàn toàn có thể không cho các công ty trên thu thập dữ liệu về vị trí của mình.
Apple đã tự động bật dịch vụ xác định vị trí đối với tất cả người dùng iPhone, nhưng bạn có thể tắt tính năng này trong mục cài đặt. Tuy nhiên, thông tin về vị trí vẫn sẽ bị thu thập ngay cả khi dịch vụ này bị tắt. Nó chỉ hoàn toàn bị vô hiệu hoá trong đợt cập nhật phần mềm, sửa lỗi sắp tởi của Apple.
Microsoft và RIM cũng bật dịch vụ xác định vị trí một cách mặc định, nhưng đều có thể tắt tính năng này trong mục cài đặt của BlackBerry và Windows Phone.
Google gợi ý người dùng nên chọn lựa những dịch vụ xác định ví trí khi cài đặt thiết bị chạy Android, và nếu như các bước cài đặt bị bỏ qua, hệ thống sẽ tự động không đăng ký dịch vụ cho người dùng. Trong trường hợp tính năng này được kích hoạt, hệ thống Android sẽ hiện lên thông báo giải thích những thông tin như thế nào sẽ được thu thập và hỏi người dùng xác nhận hay từ chối.
Theo Số Hóa
Apple và câu chuyện về bài thí nghiệm dành cho Đức Quốc Xã Apple có được niềm tin rất lớn từ phía khách hàng, và Apple đã làm những gì để bảo vệ niềm tin ấy, khi hãng đang phải đối mặt với những câu hỏi ngày càng gay gắt về việc: "Tại sao lại theo dõi tôi?" từ phía người sử dụng các thiết bị iOS. Cho những ai chưa kịp cập nhật với những...