Làm thế nào để cải thiện sức khỏe tim mạch cho cả gia đình?
Tập thể dục, sử dụng lượng muối phù hợp, cười nhiều hơn là ba trong số những gợi ý từ chuyên gia giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tim mạch cho cả gia đình.
Ngày Tim mạch Thế giới được tổ chức vào ngày 29/9 hằng năm để kêu gọi sự chú ý của cộng động, kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tim mạch. (Nguồn: 2ND)
Trong 30 năm qua, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đã tăng từ 12,1 triệu vào năm 1990 lên 20,5 triệu vào năm 2021.
Một nghiên cứu cho thấy sau đại dịch, mọi người có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần và nguy cơ bị đau tim cao gần gấp đôi.
Điều này một phần có thể được giải thích sau phát hiện 20% số người nhập viện vì nhiễm virus SARS-CoV-2 bị huyết áp cao.
Ngày Tim mạch Thế giới (World Heart Day) được Liên đoàn Tim mạch Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới thống nhất tổ chức vào ngày 29/9 hằng năm để kêu gọi sự chú ý của cộng đồng, kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tim mạch.
Theo SCMP, Boon Lim, bác sỹ tư vấn tim mạch tại Trường Cao đẳng Hoàng gia London và là tác giả của cuốn “Keeping Your Heart Healthy” (Giữ trái tim khỏe mạnh), nói rằng những ngày nhận thức về sức khỏe nhắc nhở chúng ta đánh giá lại sức khỏe tổng thể của mình và “khởi động lại động cơ” của chính mình.
Nhận thức của mọi người về sức khỏe tim mạch còn kém, Boon Lim nói. Mọi người không để tâm đến việc lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào. Các bệnh về tim mạch có liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như chỉ số khối cơ thể, huyết áp, mức cholesterol, hút thuốc và căng thẳng.
Dưới đây là vài gợi ý từ chuyên gia để chúng ta bảo vệ được trái tim khỏe mạnh:
1. Trẻ em cần tập thể dục
Bác sỹ Boon Lim cho biết trước đây, trẻ em thường chơi đùa ngoài trời nhưng giờ đây, khi cuộc sống được điều khiển bởi các thiết bị công nghệ và đặc biệt trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành, chúng ta bị cách ly và cô lập, trẻ em đã thoải mái hơn rất nhiều khi ngồi ở nhà.
Kết quả là hoạt động thể chất giảm đi nhiều vào thời điểm quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Đó là thời điểm mà cơ thể chúng có được sự linh hoạt, sức mạnh và sức bền để phát triển thành người lớn.
Cơ hội phát triển “cấu trúc hỗ trợ cơ xương lý tưởng” cho sức khỏe tim mạch, cũng như sự đam mê với việc vận động và tập thể dục lành mạnh bị suy giảm.
Bác sỹ Lim cho biết việc sở hữu trọng lượng cơ thể lý tưởng và khối lượng cơ bắp tốt sẽ cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy đừng để con bạn hình thành những thói quen xấu từ sớm. Hãy để chúng vận động và bảo vệ trái tim của chúng.
Video đang HOT
2. Sử dụng lượng muối phù hợp
Việc sử dụng quá nhiều đường và quá nhiều chất béo sẽ gây hại cho tim. Nhưng người ta lại ít khi nhắc đến tác hại của việc dùng quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trái tim.
Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Tim mạch châu Âu cho thấy việc ăn nhiều muối có thể tăng gấp đôi nguy cơ suy tim. Những người tiêu thụ hơn 13,7 gram muối mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim gấp đôi so với những người tiêu thụ một nửa lượng đó.
Ăn quá nhiều muối khiến cơ thể giữ nhiều nước hơn. Điều này làm tăng lượng máu, buộc tim phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến tăng huyết áp.
Một số loại thực phẩm có vẻ tốt cho cơ thể nhưng lại chứa rất nhiều muối. (Nguồn: Shutterstock)
Cục Quản lý Dược Liên bang Hoa Kỳ khuyến nghị lượng muối tối đa hằng ngày là 2,3g, ít hơn một thìa cà phê một chút. Giới hạn ở mức 1,5g sẽ tốt hơn và nếu bạn đang cố gắng hạ huyết áp, hãy nhắm tới mục tiêu chỉ 1g.
Lượng muối ít ỏi đó có vẻ nhiều cho đến khi bạn biết thực phẩm của mình thực sự mặn đến mức nào.
Chuyên gia dinh dưỡng người Hong Kong Diane Tran cho biết thực phẩm siêu chế biến (UPF) không chỉ chứa nhiều đường, chất béo và chất phụ gia mà còn chứa nhiều muối.
Một chiếc xúc xích có thể chứa tới 0,7g muối, một số loại nước ép rau quả có vẻ tốt cho sức khỏe lại chứa tới 0,9g muối cho một khẩu phần.
3. Tập luyện cuối tuần
Trong một nghiên cứu gần đây với gần 90.000 người tham gia, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tập thể dục chỉ trong một hoặc hai ngày mỗi tuần cũng có tác dụng bảo vệ tim như tập thể dục hằng ngày.
Đây là tin tốt cho những người được gọi là “chiến binh cuối tuần,” những người không tập thể dục nhiều trong tuần nhưng lại tập luyện khá nhiều vào cuối tuần.
Các “chiến binh cuối tuần” cần phải làm việc chăm chỉ hơn để thực hiện cùng một lượng vận động mà những người khác thực hiện trong cả tuần với thời gian ngắn hơn. Trái tim và cơ bắp của họ phải làm việc nhiều hơn nữa để bù đắp.
Ngay cả khi bạn không có thời gian để tập thể dục từ thứ Hai đến thứ Sáu, ít nhất hãy cố gắng đi bộ nhanh mỗi ngày.
4. Tiếng cười là liều thuốc tốt nhất
Bạn có bao giờ nhận thấy bạn cảm thấy thư giãn và nhẹ nhõm như thế nào sau khi cười thật sảng khoái không?
Một nghiên cứu ở Brazil cho thấy tiếng cười thực sự là liều thuốc tốt nhất. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cười khiến các mô trong tim giãn nở, từ đó làm tăng lưu lượng ôxy đi khắp cơ thể.
Tiếng cười cũng giải phóng endorphin – hormone hạnh phúc của chúng ta – giúp giảm viêm. Vì vậy, cười không chỉ giúp chúng ta thư giãn mà còn khiến tim và mạch máu của chúng ta cũng thư giãn.
5. Bác sỹ tim mạch chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Bác sỹ Boon Lim cho biết có nhiều chế độ ăn kiêng tốt cho tim mạch nhưng chúng chỉ có tác dụng nếu bạn có thể duy trì chúng một cách đều đặn.
Bác sỹ Boon Lim. (Nguồn: Boon Lim)
Boon Lim áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn. Anh cũng hạn chế carbohydrate, thực phẩm chế biến sẵn và đường tinh luyện, đồng thời bổ sung nhiều chất béo lành mạnh hơn.
Anh thiền hằng ngày và tập thở trong 20 phút: 10 phút trước khi đi ngủ và 10 phút sau khi thức dậy.
Anh chơi quần vợt, chạy bộ vào cuối tuần và đi bộ bất cứ khi nào có thể trong tuần – xuống tàu sớm để có thể đi bộ nhiều hơn.
Boon Lim cho biết anh hòa mình vào thiên nhiên mọi lúc, mọi nơi, thường cùng gia đình đi dạo trong các ngày cuối tuần. Và anh ấy nói thêm: “Tôi hát và chơi guitar bất cứ khi nào tôi có thể. Điều này mang lại niềm vui từ bên trong và giúp tôi cải thiện tâm trạng”.
6 thói quen hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Bằng cách kết hợp những thay đổi này vào thói quen hàng ngày, bạn có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một lối sống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là một số thói quen đơn giản mà bạn có thể thêm vào thói quen hàng ngày để có sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Một chế độ ăn uống cân bằng
Áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, natri và đường bổ sung cũng rất quan trọng.
Chế độ ăn uống cân bằng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Ảnh: iStock
Hydrat hóa đầy đủ
Uống đủ nước suốt cả ngày giúp duy trì lưu lượng máu khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng mất nước, có thể làm căng thẳng tim.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Việc theo dõi khẩu phần ăn có thể ngăn ngừa việc ăn quá nhiều, nạp quá nhiều calo và tăng cân, những yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh tim.
Giảm lượng natri nạp vào
Hạn chế lượng natri nạp vào dưới 2.300 miligam mỗi ngày có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Quản lý căng thẳng
Tìm những cách lành mạnh để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thực hành các kỹ thuật thư giãn, tập thể dục hoặc tham gia vào các sở thích, có thể tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên
Tham gia hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe là những lựa chọn tuyệt vời. Cân nặng quá mức có thể làm tim căng thẳng, vì vậy hãy đặt mục tiêu đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên, theo NDTV.
Bác sĩ mách bạn 3 thứ nên ăn, 4 việc nên làm để có trái tim khỏe mạnh Để bảo vệ sức khỏe của tim và tăng cường tuổi thọ, bác sĩ Cát Quân Ba, Giám độc Khoa Tim Mạch, Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) chỉ ra 3 thứ nên ăn và 4 việc nên làm. 3 thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch Khoai lang Khoai lang chứa nhiều vitamin, kali, axit...