Làm tất cả để đón người lao động quay lại làm việc
Người lao động sẽ được đưa đón, được tiêm vắc-xin miễn phí, được hỗ trợ tìm việc làm, chỗ ở giá rẻ khi quay lại TP HCM làm việc
Đó là những thông tin được 2 khách mời trong chương trình livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối ngày 22-10 với chủ đề “Lao động – việc làm trong phục hồi sản xuất, kinh doanh”. Khách mời của chương trình lần này là ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM và ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP HCM.
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, kể từ đầu tháng 10, TP HCM đã chủ động làm việc với các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên để tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người lao động (NLĐ). Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP rất lớn, trong đó có nhiều DN cần hàng ngàn lao động để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, qua nắm tình hình, Sở LĐ-TB-XH nhận thấy số lượng NLĐ quay trở lại chưa như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do việc di chuyển chưa đồng bộ giữa các tỉnh thành và điều kiện tiêm vắc-xin.
Để khắc phục tình trạng đó, Sở Giao thông vận tải TP HCM đã chủ động làm việc với các tỉnh taok điều kiện cho NLĐ di chuyển, đồng thời Sở Y tế TP HCM bố trí tiêm vắc-xin ngay cửa ngõ TP để đón NLĐ. Việc tiêm vắc-xin cũng được triển khai đến địa phương nới NLĐ đang về tạm tránh dịch và cả ngay nhà máy, xí nghiệp nới NLĐ đến làm việc.
Mặc khác, TP HCM đang đẩy mạnh việc đào tạo nghề thông qua hệ thống các trường giáo dục nghề nghiệp của TP để nâng cao chất lượng lao động, đồng thời giúp NLĐ có thêm cơ hội để tham gia vào thị trường lao động, đáp ứng được yêu cầu của các DN. Việc này được TP ưu tiên thực hiện vì sau đại dịch, NLĐ cần được nâng cao tay nghề hơn bao giờ hết, khi mà các DN đời hỏi ngày một cao hơn tay nghề của NLĐ.
“Việc thực hiện các gói an sinh xã hội, đặc biệt là gói thứ 3 cho thấy TP luôn trân trọng những đóng góp của NLĐ cho sự phát triển chung của TP. Cũng đồng thời thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo TP đến lực lượng lao động, từ đó giúp gắn kết, sẻ chia những khó khăn để cùng nhau vượt qua khó khăn. Trong gói đợt 3, nhiều NLĐ bất ngờ được nhận khi quay trở lại TP để làm việc bởi trước khi về quê, họ đã được lập danh sách” – ông Lâm nói
Theo ông Lâm, để giải quyết khó khăn trong việc đi lại của NLĐ khi muốn quay lại TP, Sở LĐ-TB-XH đã phối hợp với Sở Giao thông vân tải TP HCM, Bộ Tư lệnh thành phố để đưa đón NLĐ. Theo đó, khi muốn quay lại TP HCM, NLĐ chỉ cần báo với Sở LĐ-TB-XH nơi mình đang sinh sống thì lập tức được chính quyền tạo điều kiện để quay lại TP HCM.
Trước thắc mắc của nhiều người liệu có an toàn không khi quay lại làm việc, ông Lâm cho biết NLĐ hoàn toàn yên tâm vì các DN được phép mở của hoạt động đều đã đáp ứng những tiêu chí về phòng chống dịch Covid-19. Thêm nữa, NLĐ sẽ được tiêm đầy đủ vắc-xin trước khi đến nơi làm việc nên không phải lo lắng với dịch bệnh.
Video đang HOT
Người lao động quay lại TP HCM sau khi về quê tránh dịch
Ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP HCM cho rằng NLĐ về quê đang chuẩn bị quay lại TP HCM rất lớn vì họ khó có thể tìm được công việc phù hợp ở quê nhà. Nhiều người có nguyện vọng quay trở lại TP HCM nhưng do vướng mắc về đường di chuyển, chưa tiêm vắc-xin… Nhưng những vướng mắt này sớm được giải quyết theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Các DN đang cố gắng kết nối lại với NLĐ của mình, trong khi nhiều NLĐ cũng chủ động gọi cho công ty để hỏi thăm về việc làm. Điều đó cho thấy cả DN và NLĐ đang nỗ lực kết nối với nhau, trong đó có việc nhiều DN muốn đưa xe về tận quê để đón NLĐ quay trở lại.
Trước câu hỏi của nhiều người về địa chỉ nào đủ tin cậy để NLĐ tìm đến khi quay lại TP HCM tìm việc làm, ông Cường cho biết hiện TP HCM có 2 địa chỉ mà NLĐ có thể yên tâm tìm đến tìm cơ hội việc làm cho mình. Đó là Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP HCM và Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên, thuộc Thành đoàn TP HCM.
“Tôi khuyên NLĐ nên tìm hiểu nơi làm việc trước khi di chuyển đến TP HCM. Hiện chúng tôi kết nối với hàng trăm DN với hàng ngàn vị trí việc làm. Như vậy, NLĐ chỉ cần gọi đến Trung tâm chúng tôi sẽ lập tức được tư vấn, kết nối, thâm chí phỏng vấn online trước với nhà tuyển dụng rồi hẵn lên TP HCM. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức tìm việc mà còn có sự lựa chọn tốt hơn cho công việc của mình” – ông Cường khuyên
Ông Cường cho biết hiện Trung tâm DVVL thanh niên đang có chương trình “combo việc làm 3 trong 1″. Theo đó, NLĐ khi tìm đến với Trung tâm sẽ được giới thiệu việc làm miễn phí, được test Covid-19 miễn phí để đi phỏng vấn, được giới thiệu nhà trọ giá rẻ hoặc 0 đồng.
Đảm bảo chuỗi cung ứng là yếu tố then chốt để khôi phục sản xuất
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa ở cả hai chiều cung - cầu.
Theo các chuyên gia, cần có quy trình phòng, chống dịch thống nhất để tránh xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Giá vận chuyển, nguyên liệu tăng cao
Hiện là thời điểm các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh sản xuất hoàn tất các đơn hàng. Tuy nhiên, giá nguyên phụ liệu trên thế giới đang vào thời kỳ tăng giá mạnh. Theo đó, giá bông, giá sợi đều tăng cao đã tác động trực tiếp đến giá nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam.
Theo khảo sát, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường nhập khẩu từ 60 - 70% nguyên liệu sản xuất. Vì vậy giá nguyên phụ liệu hiện nay gần như phụ thuộc từ biến động thị trường thế giới.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 9, tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này đạt tới 19,6 tỷ USD, tăng 26,9%, tương ứng tăng 4,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, hầu hết các đơn vị trong Tập đoàn hiện đã có đơn hàng đến hết quý IV/2021, thậm chí là quý I/2022, tuy nhiên, thời gian qua các doanh nghiệp may ở các tỉnh, thành phố phía nam rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng, đóng cửa nhà máy do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp áp dụng chế độ làm việc "3 tại chỗ" để hoàn thành các đơn hàng khiến chi phí phát sinh tăng cao, bị thua lỗ.
Xu hướng giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ là thách thức lớn cho doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp đã ký với khách hàng giá thấp từ năm ngoái sẽ phải chịu thiệt hại không nhỏ.
Thực hiện đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của CTCP may Hưng Việt, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết thêm, Tập đoàn đã triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh và giá nguyên liệu đầu vào tăng. Đối với việc đứt gãy chuỗi cung ứng gây nên tình trạng nguyên liệu về chậm hay giá nguyên phụ liệu và phí logistics tăng mạnh thời gian qua, đơn vị sản xuất phải làm việc chặt chẽ với khách hàng và kêu gọi khách hàng chia sẻ khó khăn trong công tác triển khai đơn hàng, cùng nhau đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chủ động làm việc với nhà cung cấp để tránh giá tăng quá cao gây ảnh hưởng đến đầu ra, nâng cao công tác dự báo thị trường để có kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dự trữ, tránh tác động khi giá tăng phi mã.
Đảm bảo chuỗi cung ứng
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, dịch bệnh COVID-19 bùng phát cùng với tác động của các biện pháp phòng, chống dịch đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến chuỗi cung ứng hàng hóa.
Hiệu ứng đầu tiên khi COVID-19 lan đến Việt Nam từ đầu năm 2020 là đã làm gián đoạn, thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu. Lúc đầu, chúng ta lo ngại tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản qua biên giới Trung Quốc, nhưng sau đó là tình trạng thiếu hụt nguồn cung, do Trung Quốc là nơi cung ứng nguồn nguyên liệu bán thành phẩm cũng như thành phẩm rất lớn, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang sử dụng nguồn cung từ Trung Quốc như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử...
Khi Trung Quốc dần khống chế được dịch bệnh, khôi phục được nguồn cung, thì dịch bùng phát rộng ở EU và Bắc Mỹ, một số nhãn hàng đã có động thái giãn, hoãn hoặc ngừng nhận đơn hàng từ các nước, trong đó có Việt Nam.
Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát từ cuối tháng 4 đến nay là nặng nề nhất, đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam tại phía Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất, đơn hàng không thực hiện được, xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020.
Theo ông Trần Thanh Hải, dịch bệnh đã đẩy chi phí vận tải biển tăng cao kỷ lục, gây ra hiện tượng mất cân bằng ở nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng... Cùng với đó, ở trong nước thời gian qua, mặc dù, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, trong đó nêu rõ, mọi hàng hóa đều được phép lưu thông, trừ hàng cấm và hàng hạn chế kinh doanh, nhưng nhiều địa phương vẫn đặt ra quy định chỉ cho lưu thông hàng hóa thiết yếu. Hay có những biện pháp chống dịch quá đà, không thống nhất giữa các địa phương, gây ra chi phí tốn kém cho Việt Nam. Tất cả những điều đó tạo ra sự đứt gãy. Do đó, biện pháp chống dịch cần phải tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa, hạn chế tạo ra rào cản.
"Với sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta cũng đang nỗ lực xây dựng quy trình chống dịch thống nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh phân mảnh như hiện nay giữa các địa phương, giữa các cấp ngay trong một địa phương, giữa chính quyền từ tỉnh, thành phố đến cấp huyện, xã... Một quy trình chống dịch thống nhất sẽ giúp các địa phương, doanh nghiệp chủ động phương án phòng chống, ứng phó khi có dịch xảy ra. Theo đó, dựa trên cơ sở đã được Trung ương hướng dẫn, các địa phương, doanh nghiệp sẽ tự động áp dụng, không cần phải đợi phê duyệt, xin phép, qua đó giúp gỡ bỏ rào cản "ngăn sông, cấm chợ", gây nên tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng như vừa qua", ông Trần Thanh Hải cho hay.
Theo TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong thời gian dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi sản xuất dẫn đến một số đơn hàng đã ký trước đó bị khách hàng hủy hoặc chuyển dịch sang nước khác. Do đó, thời gian tới, doanh nghiệp cần nỗ lực để lấy lại đơn hàng bằng cách đẩy mạnh sản xuất.
Để thúc đẩy sản xuất, điều quan trọng nhất các doanh nghiệp cần là các chính sách hỗ trợ trực diện như: hỗ trợ tài chính, miễn hoặc giảm mạnh các loại thuế, phí (như phí bảo hiểm xã hội, phí công đoàn,...) hay gói hỗ trợ lãi suất tín dụng kịp thời nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất đầy đủ.
Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nguồn lao động đang có, nới lỏng hoặc bỏ các hạn chế về số giờ làm thêm tối đa, giúp doanh nghiệp thu hút lao động quay trở lại làm việc thông qua việc hỗ trợ chi phí suất ăn ca, thuê trọ, hay việc tổ chức xét nghiệm định kỳ miễn phí cho người lao động.
"Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước vẫn đạt 483 tỷ USD, tăng 24%, trong đó xuất khẩu đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020, cho thấy nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp", ông Trần Thanh Hải cho biết.
Gần 90% doanh nghiệp Bình Dương phục hồi lại sản xuất sau dịch Khí thế mới sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, toàn tỉnh Bình Dương đã trở lại trạng thái bình thường mới diễn ra an toàn và linh hoạt. Gần 90% doanh nghiệp tại Bình Dương phục hồi lại sản xuất với hơn 500.000 lao động đã trở lại nhà máy làm việc. Hiện phần lớn công nhân đã tiêm đủ vaccine để...