Lâm tặc tàn phá rừng quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
Rừng quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đang bị đe dọa tàn phá nghiêm trọng. Mỗi ngày có hàng trăm cây gỗ đủ loại bị lâm tặc đốn hạ. Rừng quốc gia nếu không được bảo vệ thì sẽ cạn kiệt.
Thấy rừng bị tàn phá mà thương…
Trong vai những thương nhân đi thu mua cây dược liệu, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh rừng quốc gia bị lâm tặc “xẻ thịt”.
Được sự giúp đỡ của người dân xã Hòa Hải ( huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) nên việc tiếp cận vào cung đường gỗ lậu dễ dàng hơn. Lâu nay, từ vườn quốc gia Vũ Quang, các loại gỗ được lâm tặc chủ yếu vận chuyển qua con đường độc đạo trên địa bàn xã Hòa Hải, sau đó được hợp thức hóa, lâm tặc ung dung vận chuyển đi tiêu thụ.
Đoạn sông gần đập Đá Hàn lâm tặc thường xuyên chở gỗ qua.
Đoạn đầu cung đường gỗ lậu này đi qua một con đập lớn, người dân địa phương gọi là đập nước Đá Hàn. Trước kia con đập này chỉ là một vùng núi sâu trũng, chứa nước từ các con suối trên rừng đổ về. Cách đây vài năm, Nhà nước đầu tư để đập thành hồ trữ nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân địa phương.
Phần chân đập được xây đắp nên nước trong đập tích tụ lại với khối lượng rất lớn. Bọn lâm tặc có sự thuận lợi “không gì bằng” từ khi con đập này được xây dựng, không chỉ thuận tiện cho việc gỗ từ bãi tập kết nơi đầu nguồn, phía sâu trong rừng có thể chuyển ra dễ dàng mà còn là “đường tránh” khi có sự xuất hiện của cơ quan chức năng. Từ chân con đập vào bãi tập kết gỗ lậu phải đi bằng thuyền máy, nếu nhanh thì mất khoảng 30 phút.
Video đang HOT
Mặc dù trong vai là những người đi mua cây thuốc, muốn vào sâu trong rừng để tìm cây thuốc và lấy mẫu về thí nghiệm, nhưng chúng tôi vẫn bị nhòm ngó, nghi ngờ, hỏi đủ kiểu để xác minh thân thế của các chủ thuyền. Ngoài những chủ thuyền chỉ vận chuyển gỗ cho bọn lâm tặc, còn có một số chủ thuyền trực tiếp là chủ đầu nậu gỗ lậu, là lâm tặc. Bởi vậy, chúng rất kín kẽ, rất đề phòng khi có người lạ thâm nhập vào trong rừng, biết được địa điểm nơi chúng tập kết gỗ.
Sau khi yên vị trên một con thuyền, chúng tôi được người lái thuyền tên S đưa vào sâu trong rừng. Phải mất thêm khoảng thời gian khá dài thì chúng tôi mới được chủ thuyền đưa lên khu vực nơi bọn lâm tặc tập kết gỗ. Theo chân S chúng tôi đi xuyên từ khu vực này sang khu vực khác trong rừng để tìm những cây dược liệu đã đề cập với S từ trước khi đi.
Đến tầm 4 giờ chiều, chúng tôi tiếp tục lên thuyền, và lúc này thì bắt đầu được S dẫn vào khu vực rừng nơi có bãi tập kết gỗ của bọn lâm tặc. Cảnh tượng đập vào mắt của chúng tôi là khoảng trên 2 trăm khúc gỗ đã được xẻ vuông vức, mỗi khúc dài khoảng 1,5 mét, tất cả được kết thành bè dài bằng dây thừng, nổi trên mặt nước. Phía dưới bè gỗ có một con thuyền lớn đang chờ để khi trời tối, vào tầm 23 giờ tới 2 giờ sáng ngày hôm sau là kéo gỗ ra ngoài rừng và chuyển lên xe ô tô tải đi tiêu thụ.
Lúc đó, phía bên trên có một nhóm khoảng 30 người, đích xác là lâm tặc, họ quê ở Quảng Bình, Hà Tĩnh. Nhóm lâm tặc này cho biết, họ có nhiệm vụ vận chuyển gỗ từ nơi xẻ về tới nơi tập kết. Nơi xẻ gỗ mãi tận sâu trong rừng, cách bãi tập kết gỗ khoảng gần 10giờ đi bộ.
Những súc gỗ như thế này thường được lâm tặc vận chuyển bằng đường thủy.
“Đại công trường” phá rừng quốc gia
Để thực hiện chuyến hành trình vào sâu trong vùng khai thác gỗ của bọn lâm tặc, chúng tôi phải thuê một người dân địa phương dẫn đường. Giá tiền cho mỗi chuyến đi như vậy người đưa đường lấy 300.000 đồng/ngày. Sau gần một ngày di chuyển trong rừng sâu, theo con đường mòn mà bọn lâm tặc thường xuyên vận chuyển gỗ, chúng tôi dần dần tiếp cận “vùng nóng”-nơi lâm tặc đang ngày đêm xẻ gỗ, băm nát cánh rừng nguyên sinh.
Từ một địa điểm mà người đưa đường gọi là Rào Thui, theo hướng Bắc đi sâu vào khu vực giáp ranh biên giới với nước bạn Lào, chúng tôi lại ngược lên khu vực ngã ba Long Vương. Dọc đường đi, chúng tôi bắt gặp nhiều người đang gùi những khúc gỗ vuông về điểm tập kết. Rồi thì hai bên đường đi, lâu lâu lại gặp những ngôi lều tạm bợ, được làm từ lá cây rừng, hoặc dùng bạt nilon để căng lên. Người dẫn đường cho biết những ngôi lều tạm ấy là của những người vận chuyển gỗ nghỉ ngơi lấy sức đi tiếp khi mệt.
Dọc tuyến đường mòn từ Rào Thui tới ngã ba Long Vương, rừng quốc gia Vũ Quang đang bị xẻ thịt nghiêm trọng.
Có thể gọi khu vực này là “đại công trường” khai thác gỗ, nếu không tận mắt chứng kiến chúng ta sẽ chẳng nghĩ được việc rừng quốc gia Vũ Quang bị tàn phá nghiêm trọng tới mức như vậy. Giữa rừng sâu, tiếng cưa máy xẻ gỗ, tiếng cây gỗ bật gốc đổ xuống,…tất cả tạo nên một thứ âm thanh hỗn độn.
Mỗi người mỗi việc, chẳng ai có thời gian chú ý tới ai, việc khai thác diễn ra bình thường, chúng tôi cảm nhận thấy dường như lâm tặc không hề lo bị cơ quan chức năng phát hiện. Bọn lâm tặc cứ vậy “băm nát” cánh rừng, xẻ tất cả những loại gỗ miễn là gỗ lớn và có thể sử dụng được, như sến, pơ mu, táu…
Lán trại được dựng lên để phục vụ lâm tặc nhiều vô kể. Cây rừng đổ ngổn ngang, vô số cây gỗ đã được lâm tặc xẻ thành khúc vuông vức chuẩn bị cho việc vận chuyển ra khỏi rừng, chúng tôi không thể đếm xuể có biết bao cây gỗ đã được đốn hạ. Nhiều nơi, rừng tan hoang, chỉ còn trơ lại những gốc gỗ lớn. Chứng kiến thảm cảnh rừng bị “xẻ thịt” nhóm chúng tôi nhìn nhau lòng quặn thắt.
Rừng quốc gia Vũ Quang bị tàn phá hết sức nghiêm trọng, mỗi ngày trôi qua có biết bao nhiêu cây gỗ bị đốn hạ. “Máu rừng” đã và đang tiếp tục chảy, còn cơ quan chức năng ở đâu?
Theo plxh
Hãi hùng đông dược giả nhập lậu
Đợt kiểm tra được Vụ Y dược cổ truyền phối hợp với Cục Quản lý dược, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương thực hiện tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương. Các đoàn kiểm tra đã lấy gần 400 mẫu dược liệu tại 70 cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền.
Thuốc đông dược ngày càng bị làm giả nhiều. Ảnh minh họa
Tràn ngập thuốc giả
Kết quả kiểm nghiệm đợt đầu với tổng số 193 mẫu cho kết quả gây hãi hùng, có tới 66% số mẫu không đạt chỉ tiêu, chất lượng so với tài liệu Dược điển Việt Nam, 20% số mẫu khác có sự nhầm lẫn giữa các loại dược liệu, bị trộn lẫn hóa chất độc hại, nhuộm màu hoặc giả mạo. Nhìn chung các mẫu dược liệu này đều có hàm lượng hoạt chất rất thấp.
Trao đổi với báo chí, TS. Trần Thị Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền cho biết, những vị thuốc hay bị làm giả, trộn hóa chất và chứa nhiều tạp chất nhất bao gồm: Bá tử nhân, Tế tân, Viễn chí, Hòe hoa, Uy linh tiên, Tần giao, Kim ngân hoa... Nhóm dược liệu hay bị trộn tạp chất, chất nhuộm màu như Bạch linh, Hồng hoa, Thỏ ty tử... đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Qua một số kiểm nghiệm ban đầu đã xác định được vị thuốc Thỏ ty tử có trộn xi măng hoặc chất vô cơ trong thành phần Bạch linh có đến 80% là cacbonat vị thuốc Hồng hoa phát hiện có trộn hóa chất nhưng tên hóa chất chưa xác định cụ thể. Đáng quan tâm, cả 3 vị Bạch linh, Hồng hoa, Thỏ ty tử được sử dụng rất thường xuyên cho bệnh nhân.
Nguy hại khôn lường
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thuốc đông dược giả mạo có nguồn gốc từ Trung Quốc được sử dụng tràn lan tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, theo Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), không gì khác ngoài lợi nhuận. Nhiều năm nay, nguồn dược liệu có nguồn gốc Trung Quốc vẫn được "tuồn" qua biên giới để vào nội địa nước ta với số lượng rất lớn mà chưa được kiểm soát, trong khi nước ta có nguồn dược liệu khá dồi dào và vô cùng phong phú về chủng loại. Chẳng hạn như có nguồn nhập sử dụng vị Hòe hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hơn nữa, ngay cả những loại đông dược mà trong nước không có hoặc chỉ có ở Trung Quốc như Bạch linh, trong đông y vị này cũng hoàn toàn có thể thay thế bằng vị thuốc khác trồng trong nước với tác dụng tương đương...
Bên cạnh đó, trình độ kiến thức của các y bác sĩ đông y còn nhiều yếu kém, khả năng phân biệt thuốc đông dược thật và giả còn hạn chế cũng là nguyên nhân giúp cho thuốc đông dược giả từ Trung Quốc xâm nhập. TS. Phương cho biết, các loại thuốc đông dược giả mạo ngày càng được làm rất tinh vi, rất khó nhận biết. Đơn cử như, trước đây muốn phát hiện Bạch linh giả chỉ cần ngâm vào nước thì sẽ thấy vị tan nhanh chóng, song hiện nay phía nhà buôn rất tinh vi đã trộn canxi cacbonat vào Bạch linh để cho vị này không tan trong nước khi thử.
Vụ Y dược cổ truyền cảnh báo, việc sử dụng các thuốc đông dược giả mạo, nhuộm hóa chất, chứa chất độc hại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường. Trường hợp nhẹ sẽ bị ảnh hưởng chức năng gan, thận, nếu dùng lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, ung thư... Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành khẩn trương tiến hành kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc đông y trong các đơn vị khám chữa bệnh và báo cáo về Bộ trước ngày 30-10-2012.
Theo ANTD
Tạm giữ các đối tượng bắt giữ người trái pháp luật CAH Hoài Nhơn (Bình Định) vừa tạm giữ hình sự đối với 4 đối tượng để điều tra làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Các đối tượng bị bắt giữTheo hồ sơ vụ án, đêm ngày 15-6, anh Châu Minh Hà (SN 1972, ở thôn Đệ Đức 3, Hoài Tân, Hoài Nhơn, Bình Định) bỗng dưng " mất tích"....