Lâm tặc chở gỗ xuyên rừng
Lâm tặc ở Quảng Bình lộng hành và chuyên nghiệp đến mức làm hẳn giao thông hào xuyên núi để đưa gỗ ra khỏi đại ngàn từ 10 năm nay. Không hiểu sao cơ quan chức năng không hề hay biết.
Một đầu mối thông tin gọi điện thoại cho chúng tôi mô tả về con đường khoét núi của lâm tặc ở thôn Cẩm Ly, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) tồn tại hơn chục năm nay. Bí mật theo người dẫn đường, đến nơi, chúng tôi bất ngờ, sửng sốt: Một “công trình vỡ rừng” đồ sộ ẩn dưới tán rừng tựa giao thông hào thời chiến tranh.
“Con đường tơ lụa” của lâm tặc
Chúng tôi được khuyến cáo phải cải trang thành cán bộ đo thủy văn hồ nước mới qua được cửa ải của các “hoa tiêu” bảo vệ đường độc đạo này. Chỉ có lâm tặc và các “hoa tiêu” mới đi vào đường này cùng người dân địa phương. Con đường chạy bên hông của nhà văn hóa, xuyên qua một đồi tràm, sau đó đi sâu vào các lùm lách rậm rạp của cây rừng, có đoạn ánh nắng mặt trời không xuyên nổi qua kẽ lá. Đường càng lên đỉnh càng bị hạ thấp hai mái taluy, có nơi mái đất sâu hơn đầu người, cây cối hai bên rậm rạp để ngụy trang, tránh ống nhòm của người giữ rừng đi tuần từ phía bên kia hồ thủy lợi.
Đường có nhiều đoạn đi qua các lớp đá núi dày cứng. Lâm tặc cho đào đá lên, xếp chắc chắn hai bên, tạo dáng hình chữ V để chống sạt lở một cách tinh vi. Có nơi đá nguyên khối khổng lồ được dùng các vật liệu nặng chẻ dần và hạ thấp khối đá, để lộ một mảng tường đá án ngữ dưới rặng rừng xanh. Tất cả đều khoét sâu để cho “con đường tơ lụa” của gỗ lậu được đi về êm xuôi.
Công trình độc đạo có một không hai của lâm tặc ở Quảng Bình. Ăn sáng trước khi trục gỗ. Bắt đầu cho trâu lỉa gỗ và kéo lên khỏi hồ Cẩm Ly.Video đang HOT
Gỗ lậu được kéo công khai qua giữa thôn Cẩm Ly.
Và đến bản Cửa Mẹc. Ảnh trong bài: MINH QUÊ
Người dẫn đường nói nó được làm hết sức công phu, sức lực mở đường mất chừng một năm, do một nậu gỗ chỉ huy nhiều xâu gỗ hùn hạp lại. Nậu gỗ này ngoài trục gỗ về còn thu thuế đường với những lâm tặc mới vào nghề trong khu vực, cứ mỗi phác gỗ ra về, lâm tặc phải nộp phí cho nậu gỗ 30.000 đồng.
Chúng tôi đi hết cung đường đặc biệt này, thi thoảng dọc đường có thêm đường xương cá được bố trí khéo léo để đưa gỗ tẩu tán nếu bị phát giác. Nhưng đã 10 năm nay, các con đường xương cá chưa hề được dụng công cho việc đối phó.
Theo dấu gỗ xuyên rừng
Điểm cuối cùng của con đường là một bến nước khá sâu, mùa hè xuống sâu cả chục mét, mùa đông nước nổi lên gần các bìa rừng. Ở đó, cứ mỗi đêm từ 3 giờ sáng, lâm tặc đỏ lửa chờ các bè gỗ từ bên kia hồ của rừng Long Đại chuyển về. Dưới bến, sau mỗi chuyến gỗ đưa về, hiện trường sót lại là nhón lửa ỉu than cùng vỏ lon nước tăng lực, bao thuốc lá bày vứt khắp nơi cùng các dây thừng bện chắc để neo gỗ vào các bè.
Một số người dân Cẩm Ly tố giác gỗ về mỗi ngày từ chục năm qua, nghĩa là bảy ngày mỗi tuần gỗ đều chui lọt ra khỏi rừng. Chúng tôi kiểm chứng nhiều ngày thấy mỗi ngày có khoảng ba ca gỗ đi qua con đường độc đạo này. Chuyến sáng sớm chừng 3 giờ hơn, chuyến khoảng 7 giờ và chuyến gần 9 giờ sáng nếu ngày nào gỗ về nhiều.
Dụng cụ chở gỗ là xe trâu được thiết kế chuyên dụng vừa đủ đi lọt giao thông hào rộng hơn 1 m. Mỗi xe trâu lỉa từ hai đến ba phác gỗ. Các xe trâu này làm việc cần mẫn, gỗ ra tỏa về vùng Cẩm Ly, Cửa Mẹc, Mỹ Đức… Giới đi gỗ trong vùng lùng các loại gỗ lim, táu, gõ… để cưa chặt bởi bán có giá. Mỗi phác gỗ dài 3 m không dưới 2 triệu đồng. Một lần gỗ ra khỏi rừng, chỉ cần hai phác đã thu được lãi lớn.
Thời điểm chúng tôi theo dấu gỗ lậu đi xuyên cung đường này, ở bến có hai xe trâu, các thợ gỗ soạn cơm nắm ăn sáng sau một đêm đưa gỗ xuyên hồ mới cho trâu xuống mép nước lỉa gỗ, sau đó đập trâu kéo gỗ vào cung đường độc đạo. Đi hết đường này hai xe trâu đi qua nhà văn hóa thôn Cẩm Ly, rẽ trái, trực chỉ bản Cửa Mẹc, đi về tận nhà của ông H., ông N. giữa thanh thiên bạch nhật. Người dân cho rằng gỗ rừng ngang nhiên đi lậu là vì đã “làm luật”. Không biết cơ quan giữ rừng ở mô?
Theo PLTP
Hà Tĩnh: Một đêm, bắt 4 vụ vận chuyển gỗ lậu
Trong một đêm tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) liên tiếp bắt 4 vụ vận chuyển gỗ lậu với khối lượng và giá trị rất lớn.
Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, đêm 26/4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) cử trinh sát mật phục tại khu vực Ngã Đôi, thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn. Đến 2h sáng 27/4, phát hiện và thu giữ được được 31 khúc gỗ tròn, 11 bê gỗ phiến (tương đương 11m3) do một nhóm lâm tặc địa phương vận chuyển tẩu tán ra khoải địa bàn. Phát hiện cơ quan chức năng các đối tượng bỏ của chạy lấy người.
Số gỗ lậu bị bắt giữ. (Ảnh minh họa)
Hiện Đồn Biên phòng Cầu Treo đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra nguồn gốc và xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng trong đêm 26 rạng sáng 27/4, Công an huyện Hương Sơn phối hợp Phòng Cảnh sát Môi trường (Hà Tĩnh) bắt giữ 3 vụ vận chuyển gỗ lậu bằng xe ô tô trên QL8A.
Trung tá Phan Tố Hải, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, công an huyện Hương Sơn cho biết: khoảng 3h ngày 27/4, trên QL 8A đoạn đi qua xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn, công an huyện Hương Sơn phối hợp phòng cảnh sát môi trường (PC49) bắt giữ xe ô tô tải mang BKS 38N - 4790 do Phạm Văn Thành (SN 1977) trú xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn điều khiển, thu giữ trên 4m3 gỗ lậu. Sau đó cũng trên QL 8A tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn 2 lực lượng này tiếp tục bắt xe ô tô tải mang BKS: 38H - 8431 do tài xế Lê Cao Biền (SN 1975), trú xã Sơn Tây huyện Hương Sơn điều khiển, thu giữ 1,5m3 gỗ lậu.
Sáng ngày 28/4, 2 xe gỗ này được lập hồ sơ và giao kiểm lâm huyện Hương Sơn xử lý theo pháp luật.
Cũng trong rạng sang 27/4, 2 cơ quan này tiếp tục bắt xe tải mang BKS: 37C - 015.59 vận chuyển trên 6m3 có khối lượng 9 tấn. Sauk hi bắt giữ giao Phòng PC 49 xử lý, bởi số gỗ này là gỗ quý hiếm, có nguồn gốc nhập khẩu, giá trị kinh tế rất cao. Song trong hồ sơ gỗ này không khớp khối lượng giữa các chủng loại gỗ. Điều đáng chú ý là theo hồ sơ số gỗ này nhập khẩu vào Việt Nam tháng 3 năm 2011, tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình). Nhưng không hiểu sao lại đi ra từ Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) sau khi nhập khẩu hơn một năm.
Được biết, số gỗ này đã được "giải phóng" trưa ngày 27/4, mặc dù giữa hồ sơ và số gỗ có nội dung không trùng khớp.
Theo Bee.net.vn
Quảng Bình: Vận chuyển gỗ lậu bằng xe máy lúc nửa đêm Lợi dụng đêm tối, một nhóm đối tượng đã dùng xe gắn máy vận chuyển gỗ quý hòng qua mặt sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Sáng nay 22/2, tin từ Lâm Trường Khe Giữa, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), qua theo dõi và nắm bắt tình hình có một nhóm đối tượng thường lợi dụng lúc nửa đêm dùng...