Làm sếp, cần phải thận trọng trước những điều này…
Có những nguyên tắc vô hình mà một vị sếp tuyệt đối không nên mắc phải, bạn đã biết đó là những nguyên tắc gì chưa?
Công khai mức thưởng của nhân viên trong công ty
Chuyện lương thưởng luôn là một vấn đề nhạy cảm mà một người lãnh đạo cần phải cân nhắc trước khi công khai mức lương hay chế độ thưởng cho nhân viên. Thông thường chế độ lương, thưởng sẽ được phòng hành chính nhân sự và phòng kế toán thông báo đến từng nhân viên qua mail.
Thế nhưng trong một số trường hợp đột xuất như khen thưởng đặc biệt nhân viên có năng lực, sếp thiếu khéo léo khen thưởng riêng theo quy định mà lại công khai quyết định thưởng trước mặt toàn bộ nhân sự thì sẽ có những thắc mắc và cả sự ghen tỵ, so sánh giữa các đồng nghiệp với người vừa được khen thưởng đặc biệt.
Chuyện khen thưởng đặc biệt chỉ nên tuyên dương trong cuộc họp, không nên công khai con số thưởng với toàn thể công ty, sếp nghĩ có thể điều đó sẽ làm “kích thích” động lực làm việc của nhân viên, nhưng trên thực tế thì lại gây ra sự so sánh và ghen tỵ không cần thiết giữa các nhân sự.
Hạch sách và đưa ra những yêu cầu vô lý
Những yêu cầu vô lý có thể hiểu rằng đó là những yêu cầu không phải là công việc, hoặc những yêu cầu quá cao so với trách nhiệm và chuyên môn của nhân viên.
Video đang HOT
Việc hạch sách nhân viên cũng là một điều mà sếp thường hay mắc phải. Điều này khiến nhân viên rơi vào trạng thái ức chế vì những câu hỏi không mang tính xây dựng mà chỉ mang tính “nhũng nhiễu”. “ Sao cậu không làm thế này? Sao lại làm thế kia?”. Những câu hỏi như vậy không thể hiện được cương vị lãnh đạo của sếp. Hãy để cho nhân viên trình bày ý tưởng và cách làm của họ, việc hỏi xoáy với mục đích là để xây dựng và mở hướng, không nên hỏi với thái độ “bới lông tìm vết”, đưa ra những phương hướng mà đến cả sếp cũng không làm được.
Xúc phạm nhân viên trước mặt mọi người
Nhân viên mắc lỗi, việc khiển trách là đương nhiên. Là một vị sếp, bạn cũng phải học cách chê nhân viên sao cho có nghệ thuật. Không phải cứ khen là ai cũng thích, cứ chê là chê đến “cạn tàu ráo máng”.
Là một nhà lãnh đạo, bạn nên tham khảo bài viết “chê nhân viên là một nghệ thuật của nhà lãnh đạo” để biết thêm về kĩ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng tích cực cho nhân viên và cũng là cộng sự của mình.
Kì thị giới tính
Những câu tuyệt đối không nên nói với nhân viên “đàn bà thì biết gì?” Trông anh/chị có vẻ yếu ớt, có làm được không?” “Cậu đến từ đâu? cái vùng nổi tai tiếng đó à?” “Cậu là người dân tộc à?” “ít tuổi thế thì biết được cái gì?”.
Những câu nói đó chỉ khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo với hình ảnh méo mó trong mắt của nhân viên. Người lao động luôn cần việc, nhưng trên tất cả họ cần nhận được sự tôn trọng của mọi người trong công việc, cho dù bạn có là một vị sếp cực “oách” thì những câu bạn vừa nói cũng chỉ khiến nhân viên nghĩ bạn là một kẻ “thiếu não”, tầm nhìn hạn hẹp.
Can thiệp vào đời sống riêng tư của nhân viên
Là một vị sếp, bạn cần phải biết ranh giới giữa việc chia sẻ thông tin và việc can thiệp đến đâu trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Luôn cần phải hiểu rằng “chúng ta đến công ty là để làm việc, mọi việc riêng tư không thuộc phạm trù công việc”. Vì thế, những vấn đề ngoài công việc của nhân viên sếp không nên can thiệp quá sâu, cũng như tránh việc “show” bản thân mình một cách thái quá về cuộc sống gia đình, sở thích, chuyện riêng tư của mình cho nhân viên. Họ không có nhu cầu nghe bạn nếu như bạn không nói. Là sếp, hãy có những ranh giới của riêng mình, những ranh giới mà cả bạn lẫn nhân viên đều không được phép vượt qua.
Tại sao phải đặt ranh giới giữa sếp và nhân viên? Câu trả lời đơn giản đó là ” chúng ta đến đây để làm gì?”. Khi bạn trả lời được câu hỏi đó, bạn sẽ biết gì sao trong công việc luôn cần phải có những nguyên tắc là là một nhà lãnh đạo thì cần phải có những ranh giới gì cho riêng mình!
Theo NTD
Xóa bỏ kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ
Sáng 9/10, tại TP HCM, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020.
Cần xóa bỏ việc kỳ thị người có HIV.
Hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV bằng nhiều hình thức khác nhau, cho đội ngũ cán bộ và cộng đồng; triển khai xây dựng các mô hình hoạt động hỗ trợ pháp lý có hiệu quả cho những người nhiễm HIV. Việc ký kết sẽ tăng cường vận động các địa phương trên địa bàn thành phố tham gia cam kết hỗ trợ các chính sách liên quan kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Theo Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục Trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ: "Phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản rất lớn đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.
Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến cho người nhiễm HIV và những người có nguy cơ nhiễm HIV họ không tiếp cận được với các dịch vụ xét nghiệm để biết tình trạng nhiễm để điều trị sớm. Chính vì vậy họ không biết tình trạng nhiễm của mình để dự phòng cho người thân và cộng đồng.
Tình trạng điều trị muộn làm cho họ rút ngắn tuổi thọ và có rất nhiều bệnh tật nếu anh không điều trị sớm".
Tại TP HCM, trong vòng 6 tháng đầu năm nay, đã có 765 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số người nhiễm HIV trên địa bàn lên gần 41 ngàn người. Trong đó, lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất với 49%./.
Kim Dung
Theo_VOV
Giải bài toán kẹt xe, cách gì? Nghiên cứu không thể gói gọn trong khu vực kẹt xe mà cần phải nhìn rộng hơn. LTS: Tiếp tục góp ý cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông, nhất là ở các cửa ngõ vào trung tâm TP.HCM, Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu ý kiến của TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn. Vấn đề kẹt xe là một vấn đề...