Làm sâu sắc hơn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Dự thảo “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVI tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội” được xây dựng công phu, nghiêm túc, thể hiện trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của những người trực tiếp và gián tiếp tham gia tổ văn kiện Đại hội.
Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dự thảo, vẫn còn một số vấn đề về nội dung và hình thức biểu đạt nên lưu ý.
Quang cảnh hội nghị lấy ý kiến của cán bộ nguyên lãnh đạo chủ chốt TP vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Nhấn mạnh thêm các bài học kinh nghiệm
Tôi có 13 năm là Trưởng Phòng nghiên cứu Kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội (giai đoạn 1999 – 2012) và từng là thành viên Tổ giúp việc, trực tiếp tham gia soạn thảo Báo cáo Kinh tế xã hội, văn kiện các kỳ Đại hội Đảng bộ Hà Nội trong thời gian đó. Sau khi nghiên cứu Dự thảo “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVI tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội”, tôi nhận thấy, Dự thảo được xây dựng công phu, nghiêm túc, thể hiện trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của những người trực tiếp và gián tiếp tham gia tổ văn kiện Đại hội. Dự thảo có cơ cấu và độ dày hợp lý, nội dung bao quát toàn diện các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ TP; số liệu và các chỉ tiêu phát triển được tập hợp và xây dựng có hệ thống, cập nhật và có căn cứ xác đáng, logic chặt chẽ, phản ánh khá đầy đủ, xác đáng các thành công, hạn chế và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, các khâu đột phá cần thiết cho phát triển Thủ đô trong nhiệm kỳ qua và thời gian tới…
Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dự thảo, theo tôi, cần lưu ý một số điểm cả về nội dung và hình thức biểu đạt. Cụ thể như, chủ đề hay tên gọi của Dự thảo diễn đạt còn dài, trùng lặp ý và chưa định vị sâu sắc các thông điệp, ý nghĩa và mục tiêu Đại hội, nên có thể điều chỉnh thành: “ Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ và hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, đoàn kết, đẩy nhanh công cuộc đổi mới đồng bộ, toàn diện, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại và phát triển bền vững”.
Cùng với đó, khi đánh giá quản lý nhà nước nhiệm kỳ hiện tại cần bổ sung đánh giá không chỉ hiệu lực, hiệu quả, mà còn đánh giá cả năng lực, tức cần điều chỉnh mục đánh giá “Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên” thành “Năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên”. Theo tôi, trong phần đánh giá hạn chế và nguyên nhân, Dự thảo chưa đề cập đúng mức đến các vấn đề về: Thu hút và trọng dụng nhân tài, chống tham nhũng và tiêu cực trong hệ thống chính trị và bộ máy quản lý nhà nước các cấp, đặc biệt trong các cơ quan trực tiếp quản lý DN, lĩnh vực xây dựng, tài chính, đất đai, công an và tòa án, cũng như các cơ quan tham mưu, tư vấn tổng hợp và khoa học của TP. Xây dựng ý thức và phong trào cộng đồng bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh các nơi công cộng. Trách nhiệm quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị; bảo đảm văn minh trật tự giao thông và chống chuyển đổi công năng các diện tích bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn Thủ đô…
Trong phần bài học kinh nghiệm, cần bổ sung và nhấn mạnh nội dung bài học về quản lý trật tự xây dựng, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường đô thị là nhiệm vụ thường xuyên và trách nhiệm chính của các cấp chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư…
Cập nhật nội dung mới theo tinh thần Hiệp định EVFTA
Dự thảo cũng nên xem xét, cân nhắc bổ sung một nội dung mới về yêu cầu nghiên cứu tạo lập hệ sinh thái và quản lý hoạt động mô hình công đoàn độc lập mới, có thể không thuộc Liên đoàn lao động Việt Nam, sẽ được thành lập hợp pháp trong các DN trên địa bàn Thủ đô và các địa phương khác ở Việt Nam theo tinh thần Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) mà Việt Nam tham gia.
Đặc biệt, nên có thêm các đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động và củng cố vai trò, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội DN và tổ chức xã hội nghề nghiệp, như hội DN nhỏ và vừa Hà Nội và các hiệp hội ngành nghề khác trên địa bàn, trong bối cảnh DN, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, đang và sẽ là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế, cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế… Để từ đó, có chủ trương về tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ phát triển các hiệp hội DN và nghề nghiệp này. Trong đó, nên chủ trương tăng vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của các hiệp hội trong thực hiện một số chức năng tổ chức và hỗ trợ DN, nhất là phối hợp với các cơ quan chức năng của Thủ đô và T.Ư, các địa phương khác trong việc nghiên cứu triển khai một số chương trình hỗ trợ về tạo sản phẩm mới; ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ, thiết bị; ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng ISO trong quản lý, điều hành DN…
Video đang HOT
Qua đó, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển, hiện đại hóa cộng đồng DN, nâng cao năng lực, chất lượng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của DN và sản phẩm; chủ động nắm bắt những cơ hội, nhất là của Hiệp định CPTPP và EVFTA, cũng như khắc phục những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, mở rộng hợp tác với các Thủ đô, TP tiềm năng; đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài và tài trợ quốc tế; đẩy mạnh công tác đối ngoại Nhân dân; tăng cường tuyên truyền, thông tin đối ngoại, quảng bá, giới thiệu về Thủ đô với bạn bè quốc tế; phát huy tinh thần Hà Nội vì cả nước – cả nước vì Hà Nội trong tất cả các lĩnh vực.
Về mục tiêu tổng quát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn Thủ đô đến năm 2045, nên diễn đạt lại theo cách mới, với logic nội dung định tính và định lượng phù hợp hơn, có thể như sau: Chủ động, đồng bộ và quyết liệt chỉ đạo xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành TP “Xanh – Văn hiến – Hiện đại”, phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị thông minh, TP đổi mới sáng tạo, năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và tương đương với thủ đô của các nước phát triển trong khu vực và có tầm quốc tế; tiêu biểu và xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, động lực phát triển kinh tế – xã hội của vùng và cả nước; không ngừng cải thiện chất lượng sống của người dân; Phấn đấu duy trì tăng trưởng kinh tế hàng năm trên địa bàn Thủ đô luôn cao hơn so với trung bình cả nước, với mức GRDP/người đạt 8.100 – 8.300 USD vào năm 2025; đạt 12.000 – 13.000 USD vào năm 2030 và đạt trên 36.000 USD vào năm 2045″.
Dân có 'nghìn tai vạn mắt', lá phiếu của họ là khách quan để chọn cán bộ
Tuần Việt Nam trao đổi với ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam 2 nhiệm kỳ về việc chọn cán bộ thế nào cho nhiệm kỳ tới được "đúng" và "trúng".
Thưa ông, với cương vị Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ, ông có trăn trở như thế nào về cán bộ nguồn cũng như quy trình tìm kiếm các "hạt giống đỏ" có gặp trở ngại gì?
Tôi không làm Bí thư đã lâu rồi. Bây giờ tình hình đã khác, nhiều cái mới, có khi mình đã lạc hậu một phần. Tuy nhiên, việc quy hoạch cán bộ, tôi nghĩ không phải là để xếp hàng, giữ chỗ, mà chủ yếu là để phát hiện người có triển vọng phát triển tốt hay còn gọi là nhân tài.
Sau khi phát hiện thì có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, tư duy sáng tạo của họ. Chứ không phải để tạo khuôn mẫu cứng nhắc, giáo điều, lúc ấy họ sẽ không dám hành động đổi mới, mà trở nên bảo thủ và cản trở.
Nên đưa họ ra thực tiễn tiếp cận với công việc, rồi chính kết quả công việc sẽ là cơ sở để đánh giá họ.
Cái khó lâu nay trong công tác cán bộ là việc đánh giá con người. Nếu cán bộ chỉ có những tiêu chuẩn mang tính trừu tượng thì họ nói rất hay, nhưng vào thực tế thì làm không được.
Tốt nhất, cán bộ cần có sự tín nhiệm của nhân dân. Dân có "nghìn tai vạn mắt" ở khắp mọi nơi, lá phiếu của họ là khách quan và toàn diện nhất để lựa chọn cán bộ.
Ngoài ra, chọn cán bộ còn cái khó là liên quan đến nhận thức và tư duy của lãnh đạo. Ví dụ: Người lãnh đạo công tác cán bộ theo phương pháp dân chủ thì tốt. Nhưng theo kiểu áp đặt nhân sự vào các vị trí theo ý chủ quan của lãnh đạo, thì khi thoái hóa sẽ dẫn đến lây lan nhanh, thoái hóa cả hệ thống.
Cần khuyến khích cán bộ tự ứng cử
Vừa rồi Tỉnh ủy Quảng Ninh đề nghị Ban Tổ chức Trung ương báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương được thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội. Theo ông đề nghị này có khả thi? Ở Quảng Nam đã tính đến phương án này chưa?
Tốt quá, tôi nghĩ việc Đại hội bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy (kể cả Bí thư các cấp) như Quảng Ninh đề nghị là việc nên làm và hoàn toàn khả thi.
Đó cũng là cách mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng và tăng vai trò của Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ. Nếu Đại hội bầu trực tiếp Bí thư thì dân chủ hơn so với Ban chấp hành bầu Bí thư Tỉnh ủy như hiện nay hay làm.
Ở Quảng Nam, tôi chưa biết ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy như thế nào. Câu hỏi này nên dành cho các đồng chí lãnh đạo đương chức.
Còn nhìn chung với tình hình cả nước thì không chỉ riêng Quảng Ninh mà rất nhiều tỉnh thành khác cũng có thể bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội, nếu Ban lãnh đạo tỉnh đó có quyết tâm đổi mới.
Ông có đồng tình với đề xuất, nhân sự bầu cử - kể cả vị trí chủ tịch hay bí thư tỉnh đều phải chuẩn bị dư ra - ít nhất là 1 người thì việc bầu mới cho kết quả tâm phục khẩu phục?
Tôi hoàn toàn đồng tình, cần bầu cán bộ chủ chốt các cấp có số dư. Như thế sẽ có thêm phương án lựa chọn, dân chủ hơn, tiến dần đến tranh cử thực chất và bình đẳng
Lúc này, các ứng viên cần trình bày phương án của mình như: Nếu trúng cử thì trong nhiệm kỳ sẽ tập trung giải quyết chuyện gì, giải quyết như thế nào và bằng cách nào... Họ sẽ tranh luận với nhau công khai trước những người tham gia bầu, để mọi người có nhiều phương án lựa chọn.
Trước đây, cấp ủy thường hay bầu tròn và không có số dư, bây giờ đã tiến bộ hơn, bắt buộc phải có số dư, thậm chí có số dư nhiều, kể cả bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhưng riêng bầu chủ chốt thì chưa có quy định và hầu hết vẫn bầu không có số dư.
Tranh cử thay cho sắp đặt sẽ tạo ra sự tiến bộ đáng kể trong công tác cán bộ. Vì sắp đặt sẽ không tránh khỏi yếu tố chủ quan của những người tham gia sắp đặt và phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của người đứng đầu.
Nhiều nhiệm kỳ, ta chưa làm được việc tổ chức tranh cử, dẫn đến công tác cán bộ bị trì trệ. Để có tranh cử thì phải có nhiều phương án, thực hiện ứng cử, đề cử dân chủ.
Đặc biệt, lâu nay các cán bộ không tự ứng cử, lâu dần thành bệnh. Cá nhân nào đứng lên tự ứng cử dễ bị xem như "bị tâm thần", nên cần khuyến khích việc này.
Nhân tài đừng để đến sắp hưu mới đề bạt
Từ kinh nghiệm quản lý nhiều năm, theo ông việc chọn nhân sự khóa mới ở Quảng Nam phải như thế nào để chọn được cán bộ có thể đưa tỉnh đi lên góp phần vào sự phát triển chung của đất nước?
Quảng Nam có nhiều lợi thế như: Địa kinh tế, biển rừng, đầu mối giao thông và vùng đất mở... để trở thành một vùng phát triển mạnh mẽ và năng động. Với các lợi thế đó, Quảng Nam mà không thể phát triển thì tiếc lắm, phí lắm.
Theo tôi, chọn cán bộ cho Quảng Nam cần phải nhằm hướng đến mục tiêu phát triển lớn cho vùng đất này.
Cán bộ đó cần có tâm huyết, thật sự cầu thị, có tầm nhìn, tư duy thoáng mở, quyết tâm đổi mới. Ngoài ra, họ cần biết và ra sức xây dựng cơ chế, môi trường đầu tư cùng với chăm lo sự phát triển của con người cho sự nghiệp lâu dài.
Từ thực tế một số cán bộ trẻ ở một số tỉnh "ngã ngựa" do quy trình bổ nhiệm thần tốc, cá nhân ông có tiếc nuối điều gì không? Vì có thể cán bộ trẻ có năng lực thực sự, nhưng quy trình hay vì một khâu nào đó khiến họ chưa phát huy được khả năng và cần phải có điều chỉnh?
Tôi chưa biết ai có năng lực thật sự nhưng do quy trình mà dẫn đến "ngã ngựa". Ngày tôi làm ở địa phương không có ai như vậy, nên cũng không tiếc nuối về việc này.
Theo tôi, sự nghiệp phát triển đất nước rất cần cán bộ trẻ, tương lai sự nghiệp thuộc về họ, chứ không phải các cụ.
Đối với nhân tài thì nên có vượt cấp, đừng để đến khi già rồi, sắp nghỉ hưu họ mới được đề bạt, dẫn đến làm lãng phí nguyên khí của quốc gia.
Nhưng cán bộ đó phải thật sự là nhân tài, chứ không phải do ai có quyền lực đứng phía sau đẩy lên vì động cơ cá nhân nào đó. Đồng thời, cũng nên hiểu trẻ già không phải chỉ tập trung vào tuổi tác, cái quan trọng nhất là đầu óc, tư duy của họ. Cán bộ trẻ thì thường chưa có nhiều kinh nghiệm, nên giúp đỡ họ chứ đừng cố chấp, miễn rằng họ là người tốt.
Còn việc bố trí họ sai chỗ thì trách nhiệm chủ yếu thuộc về người đề bạt chứ không phải lỗi của họ.
An Hảo phấn đấu nâng cao đời sống nhân dân Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ xã An Hảo (Tịnh Biên) sẽ tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, phát huy dân chủ, đoàn kết, đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nỗ lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn... nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Các...