Làm sao để thay thế Facebook?
Gần đây, người ta phát hiện ra rằng, Google nắm trong tay thông tin cá nhân người dùng gấp 10 lần Facebook!…
Tôi không có nhiều bạn trên Facebook, nhưng cũng đủ để phân chia ra nhiều nhóm, nhiều giai tầng, nhiều cấp độ, nhiều vùng miền. Tôi để ý một điều, những nội dung bạn bè post lên luôn “tương ứng” với vị trí xã hội, đặc điểm, địa lý của người đó.
Là doanh nhân thì nhà, xe, hội thảo sang trọng; nhà báo thì vụ việc, bài vở; học sinh-sinh viên thì hội hè, trường lớp; người bình thường thì cây cỏ, bia, ăn uống. Trong đó nhóm công, viên chức nhà nước ít thấy “xuất hiện và bày tỏ”…
Quan sát đó giúp tôi rút ra một điều, mức độ xấu hay tốt của Facebook không do Mark và đội ngũ của anh ta quyết định, mà nó phụ thuộc vào đặc điểm, điều kiện sống, nghề nghiệp của người dùng.
Tôi không đủ ngoại ngữ để “điều tra” xem không gian Facebook các nước khác như thế nào, nhưng chắc chắn một điều nó ít nhiều phù hợp với nhận định trên.
Facebook không phải là nơi “sản xuất” tin giả, tin độc hại
Khi Mark Zuckerberg và mấy người bạn tạo ra “không gian chia sẻ thông tin nội bộ trong đại học Havard” ở căn phòng ký túc xá không hề nghĩ rằng, thứ đó mang lại cho anh ta quá nhiều vinh quang và tiền bạc vì giờ đây Facebook là tứ đại anh hào trong làng công nghệ thế giới.
Sự thành công và vị trí độc tôn của Facebook khiến nhiều quốc gia thèm khát, trong đó có Trung Quốc – nhưng cái mà người Trung Quốc muốn ở mạng xã hội là làm sao để “quản lý” chứ không phải tiếp cận nó như một lĩnh vực kinh tế công nghệ túy.
Video đang HOT
Gần đây, Việt Nam cũng sốt sắng xây dựng mạng xã hội với tiêu chí khác Facebook, tức là các “giá trị tạo ra được chia sẻ chứ không phải chảy vào túi một người gọi là Mark Zuckerberg” – nói theo cách của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Thật ra, Facebook và sự bành trướng vô hạn định của nó đã gây ra nhiều hậu quả; rồi gần đây, người ta phát hiện ra rằng, Google nắm trong tay thông tin cá nhân người dùng gấp 10 lần Facebook!
Bộ trưởng Hùng là người “ nóng ruột” nhất với mạng xã hội “Made in Vietnam”, ông rất nhiều lần cảnh báo mối nguy an ninh quốc gia, trật tự xã hội và những gì chúng ta nói, nghĩ, thậm chí mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài.
Đó là sự phản tỉnh cần thiết, hoặc ít ra – ông Hùng cũng là người có tư duy đột phá, dám đương đầu với thành trì Facebook dường như thống trị toàn cầu. Điều mà không một ai nghĩ rằng, hiện nay mạng xã hội nào đó sẽ đánh bại Facebook!
Dĩ nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác cũng đổ tiền làm mạng xã hội, có thành công nhất định nhưng chẳng chút ảnh hưởng gì đến Facebook, kể cả mạng Weibo khổng lồ hay công cụ tìm kiếm Baidu thay thế Google của Trung Quốc cũng chỉ làm mưa làm gió ở quốc nội.
Cách quản lý thông tin hiệu quả nhất là từ đời sống thực tiễn
Nói một cách khiêm tốn – để tạo ra thứ hao hao Facebook, trước hết phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Mạng xã hội “Social Network” phải là “xã hội” đúng nghĩa của nó, tức là nó phải phản ánh tất cả những gì có ở đời sống thực tại.
Mạng xã hội phải cho phép con người “ái ố hỷ nộ” lúc đó mới thực sự là mạng xã hội – không thể nào sự việc xấu xảy ra ở đời sống thực tại lại buộc phải phản ánh thật tốt lên mạng xã hội, hoặc ngược lại.
Trao đổi thông tin và tìm hiểu vấn đề là nhu cầu có từ thời nguyên thủy, đó là đặc tính cố hữu của con người. Giả sử không có mạng xã hội thì loài người cũng tạo ra thứ khác để giải quyết nhu cầu bức thiết này.
Điều đó giải thích vì sao tờ báo giấy một thời được chuyền tay nhau đến nhàu nát, rồi đến thời kỳ điểm truy cập Internet mọc lên như nấm và bây giờ là thiết bị thông minh cầm tay thay thế mọi thứ…
Chúng ta bày tỏ lo ngại vì thông tin cá nhân nằm trong tay Google, Facebook… nhưng bình tĩnh nhớ lại xem, các nhà mạng di động ở Việt Nam chỉ quản lý số lượng khách hàng nhỏ hơn nhiều, được quản lý chặt chẽ bởi rất nhiều cơ quan, nhưng vì sao số điện thoại, tên tuổi khách hàng đến được với các nhà quảng cáo? Tin nhắn môi giới, cuộc gọi làm phiền từ đâu tới?
Cơ quan chức năng chưa bảo mật được thông tin người dùng do các doanh nghiệp trong nước nắm giữ thì làm sao quản lý được thông tin mà máy chủ của nó đặt ở Mỹ, Singapore, Australia…?
Nếu dùng mạng xã hội như một “bộ lọc” thông tin thì không bao giờ khả dĩ, người viết không bao giờ đồng tình với tin xấu, tin giả lan tràn trên mạng xã hội. Song, cái gì cũng có nguyên nhân của nó.
Mạng xã hội suy cho cùng chỉ là nơi phản ánh đời sống thực tại, tin xấu, tin giả cũng có lý do để tồn tại. Nếu xã hội lành mạnh thì tin xấu, tin độc cũng ít đi, vậy cách quản lý tốt nhất là làm thông thoáng môi trường thông tin trong đời sống thực tại, lúc đó con người sẽ ít nhu cầu trao đổi, tìm kiếm qua mạng xã hội.
Hay nói cách khác, Facebook hay mạng xã hội không phải là nơi “sản xuất” tin xấu, tin độc, nó chỉ là tấm gương phản chiếu hình ảnh xã hội. Nhà chức trách đã nhận ra “Facebook không hề ảo mà là thật” thì nên tìm sự thật ở gốc gác của nó để giải quyết.
Khoan hãy hỏi vì sao Facebook tràn lan tin xấu, có hại mà hãy xem nền tảng nào làm nảy sinh nó. Vì sao báo chí ngày nay có nguy cơ chậm hơn mạng xã hội? Rất nhiều chân tướng sự việc cũng nhờ mạng xã hội mà ra…
Chắc chắn, nếu Facebook cũng hoạt động theo cách siết chặt quản lý thông tin thì mạng này sẽ chết trong vòng một năm. Bởi vì Facebook không hoạt động đơn thuần như một kênh chia sẻ, trao đổi, mà nó kích thích vào hệ thần kinh của của não bộ, cho phép tự do biểu đạt.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Facebook loại một nhà quảng cáo lén theo dõi vị trí người dùng trên Instagram
Có vẻ như các chính sách riêng tư của Facebook vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều kể cả sau khi bị FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) phạt 5 tỉ USD.
Mới đây, Facebook đã phải rút giấy phép của công ty Hyp3r khỏi nền tảng quảng cáo trên Instagram. Hành động này diễn ra sau khi Hyp3r bị trang Business Insider tố đã lén thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng mạng xã hội Instagram.
Theo cáo buộc, Hyp3r đã lợi dụng một lỗi bảo mật qua đó cho phép họ khai thác để thu thập vị trí chính xác của hàng triệu bài đăng công khai trên Instagram, vi phạm các điều khoản của dịch vụ khi tự động khai thác dữ liệu từ người dùng và các tài khoản theo dõi họ mà không hề thông báo.
Mạng xã hội Instagram cũng bị các nhà quảng cáo thi nhau khai thác
Hyp3r cho biết, họ không thu thập thông tin cá nhân nào ngoài vị trí trong bài đăng. Nhưng nó vẫn là thông tin nhạy cảm và qua đó liên kết tới các tài khoản người dùng cụ thể, dữ liệu này có thể được "bán" cho các bên thứ ba để dùng trong các hành vi như quảng cáo hướng đối tượng hay các đánh giá tự động của chủ tài khoản đối với các vị trí mà họ đã lưu. Hiện các điều khoản của Facebook đặc biệt nghiêm cấm dùng các "công cụ tự động" để thu thập dữ liệu mà không cung cấp tùy chọn cũng như thông báo với người dùng.
Ngoài ra, bài báo còn cáo buộc Hyp3r đã "ba hoa" khi công khai về những thay đổi liên quan tới quyền riêng tư của Facebook sau vụ bê bối chia sẻ dữ liệu Cambridge Analytica. Dù công khai khen ngợi các hạn chế của Facebook đối với các công cụ vị trí và tính năng nhạy cảm khác, nhưng bản thân Hyp3r lại âm thầm phát triển một công cụ riêng, qua đó phá vỡ các hạn chế mà Facebook đặt ra và ngang nhiên khai thác vị trí người dùng trong các bài đăng trên Instargram.
Trước động thái này, Facebook đã thực hiện các hành động nhằm ngăn chặn Hyp3r và các hành vi tương tự trong tương lai.
Theo Thanh Niên
Các nước trên thế giới cũng loay hoay quản lý Facebook, Google Mới đây, trên tờ The NewYork Times, ông Andreas Mundt - một nhà chống độc quyền người Đức đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị về quan điểm của mình đối với việc kiểm soát những gã khổng lồ công nghệ. Người dùng không có lựa chọn ngoài việc trao dữ liệu cho Facebook Cách đây vài năm, Andreas Mundt từng lên...