Làm sao để tăng hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh súp lơ xanh có khả năng chống ung thư vượt trội. Nó có thể tiêu diệt các tế bào gốc là những tế bào khiến ung thư phát triển và tái phát.
Shutterstock
Vậy liệu có cách nào để tăng thêm hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Một sự kết hợp mạnh mẽ của mầm súp lơ xanh và bông súp lơ xanh có thể làm tăng hàm lượng của hoạt chất chống ung thư sulforaphane lên nhiều lần.
Nghiên cứu mới cho thấy kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Trong khi súp lơ xanh là một nguồn phong phú của sulforaphane, thì mầm súp lơ xanh lại có hàm lượng sulforaphane cao đến mức của một siêu thực phẩm.
Mầm súp lơ xanh – cây con mới mọc mầm được 3 ngày, chứa hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 đến 100 lần so với bông súp lơ xanh trưởng thành.
Chỉ cần một phần 28 gram mầm súp lơ xanh chứa lượng sulforaphane tương đương với gần 700 gram bông súp lơ xanh. Mầm súp lơ xanh đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Kết hợp súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡngAnh, cho thấy rằng việc kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư gần gấp đôi.
Theo Elizabeth Jeffery, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Illinois (Mỹ), chỉ cần ăn 3 đến 5 phần súp lơ xanh mỗi tuần là đủ để ngăn ngừa ung thư.
Nên hấp súp lơ xanh chỉ 2 – 4 phút
Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là súp lơ xanh còn chứa một loại enzyme sống gọi là myrosinase. Enzyme này rất cần để giúp hình thành chất có hoạt tính chống ung thư sulforaphane.
Vấn đề là nhiều người đã nấu quá chín súp lơ xanh. Nấu súp lơ xanh quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy enzyme myrosinase này.
Video đang HOT
Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần cho vào lò vi sóng trong 2 phút hoặc hấp trong 7 phút là đã phá hủy myrosinase.
Giáo sư Jeffery khuyên nên hấp súp lơ xanh chỉ trong 2 – 4 phút để bảo vệ enzyme này và các loại chất dinh dưỡng khác có trong súp lơ xanh.
Một cách khác để đảm bảo vẫn giữ đầy đủ enzyme myrosinase là ăn mầm súp lơ xanh sống. Trên thế giới đã có nhiều nguồn cung cấp mầm súp lơ xanh.
Các tác giả lưu ý rằng các loại thực phẩm có chứa sulforaphane khác, như mù tạt và củ cải, có thể được thêm vào súp lơ xanh để tăng cường tác dụng chống ung thư. Ví dụ, rải mầm súp lơ xanh lên bông súp lơ xanh. Hoặc có thể làm sốt mù tạt để ăn kèm với súp lơ xanh.
Các nhà nghiên cứu lưu ý những người sử dụng thực phẩm bổ sung bột súp lơ xanh rằng việc bổ sung không phải lúc nào cũng có tác dụng nếu các chất bổ sung không chứa enzyme. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng enzyme myrosinase khi kết hợp với bột súp lơ xanh cũng sẽ làm tăng hàm lượng hoạt chất chống ung thư sulforaphane.
Các nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ. Với 4 người đàn ông khỏe mạnh ăn riêng súp lơ xanh, bột súp lơ xanh hoặc kết hợp cả hai.
Mầm chứa đầy đủ enzyme myrosinase, trong khi bột súp lơ xanh có thể không có enzyme này.
Các thử nghiệm được thực hiện 3 giờ sau bữa ăn, cho thấy sự hấp thu sulforaphane tăng gần gấp đôi khi mầm và bột được ăn cùng nhau. Theo các nhà nghiên cứu, điều này chứng tỏ myrosinase từ mầm súp lơ xanh đã thúc đẩy việc hình thành hoạt chất chống ung thư sulforaphane không chỉ từ mầm mà còn từ bột súp lơ xanh, theo The Epoch Times.
Theo thanhnien
GS.TS. Mai Trọng Khoa: Miễn dịch là phương pháp cứu cánh cho bệnh nhân ung thư di căn, tái phát
Tại hội nghị quốc tế TRANSMED vừa diễn ra 2 ngày tại Bệnh viện Bạch Mai, trong 40 công trình khoa học cập nhật các tiến bộ, công nghệ mới về điều trị ung thư, có các báo cáo của Việt Nam.
Trong đó, công trình "Điều trị đích và điều trị miễn dịch trong ung thư" của GS.TS. Mai Trọng Khoa (Trưởng đơn vị Gen - Tế bào gốc, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) đã được giới chuyên môn đánh giá cao. Ngay khi kết thúc hội nghị, VietTimes đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Mai Trọng Khoa:
GS.TS. Mai Trọng Khoa (đứng giữa) đang áp dụng các phương pháp điều trị hiện đai cho bệnh nhân ung thư
Thưa ông, hội nghị quốc tế TRANSMED lần đầu tổ chức tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Với tư cách là thành viên Ban Tổ chức, ông hy vọng gì ở hội nghị quan trọng này?
GS.TS. Mai Trọng Khoa: Theo Globocan, mỗi năm thế giới có trên 18 triệu người mắc ung thư và trên 9,5 triệu người tử vong. Việt Nam mỗi năm có 165.000 ca mới mắc và 115.000 ca tử vong. Số người mắc và tử vong do ung thư ngày càng nhiều, do đó, vấn đề đặt ra là làm sao để chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất.
Vì thế, hội nghị này sẽ cập nhật những tiến bộ mới nhất về sinh học phân tử, công nghệ gen, trí tuệ nhân tạo trong điều trị ung thư. Hội nghị cũng thu hút các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực trên. Năm 2018 đã có giải Nobel trong điều trị ung thư bằng phương pháp miễn dịch, nên hội nghị này cũng có nhiều nghiên cứu mới đã được áp dụng trong thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hội nghị đã có những báo cáo về điều trị đích, điều trị miễn dịch ung thư.
Trung tâm y học hạt nhân - ung bướu và Đơn vị gen- tế bào gốc (BV Bạch Mai) đã được Chính phủ, Bộ Y tế đầu tư nhiều thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư, là nơi đầu tiên ở Việt Nam sử dụng phương pháp miễn dịch trong điều trị ung thư. Hiện đã có những dữ liệu đầu tiên, với những bệnh nhân đáp ứng tốt.
GS.TS. Mai Trọng Khoa kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân ung thư khi điều trị bằng các kỹ thuật tiên tiến
Do đó, tôi hy vọng qua hội thảo, các nhà khoa học Việt Nam chia sẻ được nhiều thông tin với các nhà khoa học trên thế giới và họ cũng biết được Việt Nam đã có những tiến bộ như thế nào trong chẩn đoán và điều trị ung thư từ công nghệ gen, tế bào gốc, kỹ thuật điều trị đích và phương pháp điều trị miễn dịch trong ung thư.
Ông có thể cho biết, Việt Nam đứng ở đâu trong bản đồ chẩn đoán và điều trị ung thư trên thế giới?
GS.TS. Mai Trọng Khoa: Trong điều trị ung thư hiện có nhiều phương pháp vàthế giới có phương pháp nào là Việt Nam có cái đó. Phẫu thuật thì có mổ mở, mổ nội soi, mổ robot, bảo tồn, tạo hình; Xạ trị có xạ trị 3D, IMRT, SBRT, VMAT, mô phỏng xạ trị bằng PET/CT, cấy hạt phóng xạ, SIRT...; phương pháp hóa trị, nội tiết thì có các loại hóa chất thế hệ mới; điều trị đích có kháng thể đơn dòng, kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ, thuốc phân tử nhỏ, miễn dịch phóng xạ. Những năm gần đây, chúng ta đã có thêm phương pháp mới là điều trị đích và điều trị miễn dịch.
Tức là chúng ta đã tiệm cận với thế giới trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Tháng 3/2017, FDA của Hoa Kỳ phê duyệt Pemprolizumab cho điều trị bệnh Hodgkin, thì tháng 5/2017, Trung tâm hạt nhân -Ung bướu của BV Bạch Mai là nơi đầu tiên ở Việt Nam điều trị cho bệnh nhân loại thuốc này. Đó là một bệnh nhân mới 16 tuổi bị u lympho Hodgkin,đã được phẫu thuật, xạ trị, hóa chất nhưng khối u vẫn tiến triển. Rất may là có thuốc miễn dịch, bệnh nhân đã được điều trị và hiện còn sống, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Ngoài ra, còn nhiều bệnh nhân bị ung thư phổi, ung thư hắc tố được sử dụng thuốc trên.
GS.TS. Mai Trọng Khoa và các cộng sự chúc mừng bệnh nhân ung thư đã điều trị thành công
Nhiều người cho rằng, điều trị đích hoặc miễn dịch là những phương pháp hiện đại nhất, có thể thay thế các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nên rất lạc quan vì các phương pháp đó không đau đớn. Ông nghĩ sao về điều này?
GS.TS. Mai Trọng Khoa: Chúng ta đặt nhiều kỳ vọng vào phương pháp điều trị đích và miễn dịch, nhưng thực tế thì phải tùy bệnh nhân mà quyết định đơn trị, hay phối hợp nhiều phương pháp.
Tôi nhấn mạnh là, trong ung thư không có phương pháp điều trị duy nhất, vấn đề là chẩn đoán đúng giai đoạn nào để có chỉ định phù hợp.
Ông có thể nói rõ hơn về 2 phương pháp hiện đại nhất này?
GS.TS. Mai Trọng Khoa: Điều trị đích ra đời sớm hơn miễn dịch. Đó là phương pháp tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u; tác động vào các thụ thể nằm trên màng tế bào hoặc trong tế bào.
Liệu pháp trúng đích trong điều trị ung thư có 2 nhóm. Nhóm thuốc là kháng thể đơn dòng, do một dòng tế bào B sản xuất ra kháng lại một quyết định kháng nguyên duy nhất.Cơ chế tác động là các thuốc dạng kháng thể đơn dòng kháng thụ thể đặc hiệu trên tế bào ung thư.
Từ 2007, Trung tâm y học hạt nhân - Ung bướu của BV Bạch Mai đã triển khai điều trị đích và đến nay đã điều trị thành công hơn 6.200 ca với hiệu quả cao, được khẳng định là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ.
GS.TS. Mai Trọng Khoa thực hiện kỹ thuật mới trong điều trị cho bệnh nhân ung thư
Còn miễn dịch ung thư là phương pháp điều trị mới ra đời với nhiều hứa hẹn. Đây là phương pháp điều trị khác biệt so với các phương pháp trước đó, do sử dụng các khả năng tự nhiên của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại ung thư. Tức là liệu pháp miễn dịch ung thư tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư, chứ không tác động trực tiếp vào khối u.
Từ năm 2015, Trung tâm y học hạt nhân - Ung bướu đã thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng quốc tế, đa trung tâm về điều trị miễn dịch sinh học, mang lại kết quả khả quan: Đã điều trị cho 29 bệnh nhân, gồm các loại ung thư phổi, dạ dày, đường niệu, hắc tố và Hodgkin Disease...
Điều trị miễn dịch có thể sử dụng đơn trị cho bệnh nhân di căn hoặc đã thất bại các phương pháp trước đó, hoặc phối hợp với phương pháp khác như hóa trị.
Cho dù phối hợp với phương pháp nào chăng nữa, cũng không thể phủ nhận, phương pháp điều trị miễn dịch là có thêm một phương pháp điều trị, chứ không phải là tất cả.
Việc điều trị miễn dịch hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc chẩn đoán có đúng giai đoạn không, sử dụng chỉ định có đúng không, cơ thể người bệnh có đáp ứng thuốc không.
Đây không phải là phương pháp điều trị duy nhất, mà thầy thuốc cần phải biết khi nào sử dụng, khi nào không sử dụng, thậm chí có trường hợp chống chỉ đinh.
Cần lưu ý là, với điều trị ung thư, không thể bỏ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết, điều trị đích và miễn dịch là góp thêm phương pháp điều trị mới, chứ không phải là phương pháp thay thế cho các phương pháp điều trị trước đó. Vấn đề là chỉ định đúngcho bệnh nhân mới hiệu quả.
Miễn dịch là phương pháp cứu cánh cho bệnh nhân ung thư di căn, tái phát, giúp lui bệnh và tăng chất lượng cuộc sống. Nhiều bệnh nhân di căn lên não nhưng được điều trị phối hợp đã khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, miễn dịch là thuốc mới, khá đắt, bảo hiểm y tế chưa chi trả, nên việc chỉ định còn phụ thuộc vào khả năng kinh tế của bệnh nhân, liều lượng, quá trình điều trị dài hay ngắn.
Cám ơn ông đã chia sẻ!
Theo viettimes
Mỗi ngày một quả táo có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tim Câu nói "một quả táo mỗi ngày không cần đi bác sĩ" giờ đây đã được khoa học chứng thực. ShutterStock Các nhà nghiên cứu từ Đại học Edith Cowan (Úc) đã xem xét chế độ ăn uốngcủa hơn 53.000 người và theo dõi trong 23 năm. 1 quả táo, 1 quả cam, 1 phần súp lơ xanh Kết quả đã phát hiện...