Làm sao để phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng không nguy hiểm, nhưng các biến chứng của nó có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy tại sao bệnh tay chân miệng bị biến chứng? Và làm thế nào để phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng?
1. Biến chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Thực chất bệnh tay chân miệng khá lành tính. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Trong trường hợp có biến chứng, thì các biến chứng thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 ở giai đoạn toàn phát của bệnh. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng.
Các biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng là:
- Mất nước.
- Rụng móng tay, móng chân.
- Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm thân não.
- Biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch, tăng huyết áp.
- Biến chứng hô hấp: suy hô hấp, phù phổi cấp.
2. Tại sao bệnh tay chân miệng bị biến chứng?
Bệnh tay chân miệng ít khi biến chứng. Nguyên nhân khiến bệnh trở nên nguy hiểm thường là do:
- Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thường là trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ có sức đề kháng kém, chưa có năng lực tự chăm sóc bản thân cao. Chính vì vậy bệnh cũng dễ biến chứng hơn.
Video đang HOT
Đối tượng bị bệnh đa số là trẻ em, có sức đề kháng kém nên khó phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng. (Ảnh Internet).
- Vì coi tay chân miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nên các bậc phụ huynh chủ quan, không theo dõi trẻ bị tay chân miệng cẩn thận. Việc lơ là và thiếu hiểu biết trong chăm sóc bệnh nhân sẽ khiến bệnh tiến triển nặng và nhanh hơn.
- Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Các dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, chán ăn,… rất dễ bị nhầm với cảm cúm thông thường.
Những vết mụn loét ban đầu dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn trẻ bị loét miệng thông thường, thủy đậu, dị ứng hay nhiễm trùng da. Việc nhầm lẫn triệu chứng này sẽ dẫn đến chẩn đoán sai bệnh. Bệnh nhân không được điều trị đúng và kịp thời. Khi bệnh có các dấu hiệu rõ ràng hơn thì đã vào giai đoạn nặng.
3. Hướng dẫn phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng
Như đã nói ở trên, nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng bị biến chứng thường là do sai lầm trong cách chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân. Do đó, để phòng tránh các biến chứng của bệnh tay chân miệng, chúng ta cần:
- Khi trẻ có các dấu hiệu đầu tiên như sốt, phát ban, da có bóng nước,… thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị kịp thời.
- Chú ý kiểm soát các vết lở loét, mụn nước. Vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ. Không nên kiêng tắm cho bé, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tồi tệ hơn.
- Chú ý không áp dụng các mẹo dân gian, các loại lá cây để đắp lên mụn nước. Điều này có thể gây bội nhiễm, da khó lành hơn. Bố mẹ cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc xanh để bôi lên các mụn nước. Vì điều này khiến bác sĩ khó quan sát nốt mụn hơn.
Bôi thuốc xanh khiến bác sĩ khó kiểm tra tình trạng các nốt mụn. (Ảnh Internet).
- Khử trùng quần áo và các vật dụng thường ngày của trẻ bằng nước nóng hoặc bằng dung dịch khử trùng.
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ đối chọi với bệnh tật và phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng tốt hơn. Giai đoạn này trẻ bị lở loét miệng nên rất biếng ăn uống. Bố mẹ cần kiên trì hơn.
- Việc sử dụng vitamin và thuốc bổ cho trẻ trong thời gian bị bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Vì bệnh tay chân miệng là do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích giảm triệu chứng. Do đó, việc chăm sóc của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ hồi phục nhanh và phòng tránh biến chứng của bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng: Không chỉ lây qua đường hô hấp mà còn lây qua tiêu hóa
Tay chân miệng là bệnh có tốc độ nhiễm khá nhanh và có thể trở nên nguy hiểm khi có biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... vô cùng nguy hiểm. Vậy con đường lây lan của bệnh từ đâu?
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm thường trở thành dịch bệnh vào mùa hè và đầu mùa thu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, dịch bệnh có thể diễn ra quanh năm do địa lý nằm ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Bệnh tuy nhẹ nhưng có tốc độ lây nhiễm nhanh và các biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ con đường lây lan của bệnh tay chân miệng là một điều cần thiết để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.
Tay chân miệng có tên tiếng Anh là Hand, Foot, and Mouth Disease. Đây là một căn bệnh nhiễm siêu vi thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc căn bệnh này. Bệnh xảy ra bất cứ thời gian nào nhưng thời điểm bùng dịch là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm.
Các mụn nước phồng rộp là dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)
Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên thường gặp nhất là do coxsackie virus, enterovirus 71 và các enterovirus khác. Khi mắc phải, người bệnh có thể có những triệu chứng điển hình như sốt, nổi các mụn nước hoặc vết phồng rộp bên trong miệng và ngoài da.
Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào cho căn bệnh tay chân miệng. Quá trình điều trị chủ yếu là để hỗ trợ và làm giảm bớt sự khó chịu do bệnh gây ra. Chính vì vậy, mọi người cần tìm hiểu kỹ về con đường lây lan của bệnh tay chân miệng để có thể phòng bệnh một cách chính xác nhất.
Con đường lây lan của bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh có tốc độ nhiễm khá nhanh và có thể trở nên nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Tìm hiểu con đường lây lan của bệnh:
1. Lây lan bệnh qua đường hô hấp
Các chuyên gia y tế đã chứng minh được rằng các loại virus gây nên bệnh tay chân miệng có thể được tìm thấy trên dịch tiết đường hô hấp và phân của người bị nhiễm bệnh. Trong đó các dịch tiết như nước bọt, đờm, nước mũi là những con đường dễ lây nhiễm hơn cả.
Bệnh có thể truyền từ người qua người do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng cũng có thể bị lây do tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt chứa dịch tiết có virus.
Con đường lây qua đường hô hấp của tay chân miệng từ trực tiếp đến tiếp xúc gián tiếp.
2. Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa
Virus gây bệnh tay chân miệng ngoài việc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua con đường đường hô hấp thì còn có thể lây lan bệnh qua đường tiêu hoá.
Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm tay chân miệng nhất do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu (Ảnh: Internet)
Người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh do ăn, uống, tiếp xúc với các nguồn thực phẩm, các đồ vật không được làm sạch thường xuyên, có chứa virus hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo thêm, khi virus phát tán ra ngoài, chúng tồn tại khá lâu trong môi trường. Khả năng bám lên các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, quần áo..., sàn nhà hay đồ chơi của trẻ là rất cao. Những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu rất dễ nhiễm bệnh.
Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày. Trong thời gian này, người đã bị nhiễm virus vẫn có thể truyền virus sang cho người khác. Khả năng lây lan cho người khỏe mạnh cao nhất trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Và khả năng lây lan ra ngoài môi trường này vẫn được tiếp tục kéo dài vài tuần sau đó.
Các virus gây bệnh như virus Coxsackie virus A16, Enterovirus 71 (EV71), một số chủng virus nhóm A như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) có thể được tìm thấy cả trong dịch hầu họng và phân của người mắc bệnh. Những virus này xâm nhập cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống bạch huyết và phát triển rất nhanh, gây ra các tổn thương cho cơ thể
Một điểm cần đặc biệt lưu ý là cả những người đã nhiễm virus nhưng không có triệu chứng cũng có khả năng lan truyền mầm bệnh. Hơn nữa, bệnh tay chân miệng không lan truyền qua các thú nuôi. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và người mắc có thể tái phát nhiều lần cho đến khi có miễn dịch hoàn toàn.
Tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần cảnh giác 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh của con diễn biến nặng Trẻ quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng. Một tuần ghi nhận 40 trẻ bị bệnh tay chân miệng Trong một tuần vừa qua, tại Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận hơn...