Làm sao để phòng ngừa viêm thanh quản?
Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp.
Ho là triệu chứng ban đầu của viêm thanh quản.
Thanh quản bao gồm hai chức năng: hô hấp và phát âm. Những nguyên nhân như: nói to, nói nhiều, nhiễm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virus, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm,… đều dẫn tới viêm thanh quản. Triệu chứng cơ bản nhất của viêm thanh quản là khản tiếng, mất tiếng.
Viêm thanh quản thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng tiếng nói là công cụ làm việc chính như: giáo viên, bán hàng, dẫn chương trình, diễn giả,… Các trường hợp này, viêm thanh quản ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, thậm chí có người phải nghỉ việc, bỏ nghề mà mình yêu thích. Do đó, nắm bắt được biểu hiện ban đầu của viêm thanh quản là điều rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị đối với mỗi bệnh nhân. Theo các chuyên gia, viêm thanh quản thường có triệu chứng ban đầu như: nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó chuyển sang đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc vướng như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Sau vài ngày, giọng nói người bệnh bị khản, thậm chí mất tiếng, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm.
Thông thường, để điều trị viêm thanh quản, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân thuốc nhóm chống viêm corticoid, kháng sinh và sử dụng nước muối sinh lý súc họng. Song song với đó, bệnh nhân cần giữ ấm vùng mũi, họng, ngực, mặc ấm, cần tránh để thanh quản phải làm việc quá sức. Nếu bị viêm mũi, viêm xoang, viêm nướu răng cần chữa sớm để tránh vi khuẩn di cư sang họng và tấn công thanh quản. Với những người sử dụng giọng nói liên tục, cần uống nhiều nước để làm ẩm thanh quản, nên ngắt quãng khi nói để có thời gian cho thanh quản nghỉ ngơi. Nếu bị viêm thanh quản kéo dài, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng, để bác sĩ khám và tư vấn điều trị.
Khi bị viêm thanh quản kéo dài, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa (Ảnh minh họa).
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược, không gây tác dụng phụ, đặc biệt là sản phẩm đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín đang được đông đảo bác sĩ cũng như bệnh nhân lựa chọn. Điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… Tiêu Khiết Thanh có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát.
Video đang HOT
Năm 2014, Tiêu Khiết Thanh đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.
Để phòng ngừa viêm thanh quản, ngoài việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân nên súc họng bằng nước muối ấm hoặc uống nước trà gừng, mật ong,… Nếu bệnh nặng, cần có sự theo dõi và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Theo TPO
Lưu ý những bệnh dễ mắc vào mùa mưa bão
Mùa mưa bão ở miền bắc tập trung cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. Đây là khoảng thời gian con người dễ mắc bệnh do điều kiện môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh....
Những ngày mưa bão, nước ngập là thời điểm sinh sôi nảy nở rất nhiều các loại mầm bệnh nguy hiểm về da, bệnh tiêu hóa, bệnh xương khớp và bệnh hô hấp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Phòng bệnh trong thời điểm này là việc rất quan trọng và cần thiết.
Các bệnh về da
Các bệnh dễ mắc vào mùa mưa bão đó là: nấm chân, nấm tay, mụn mủ, viêm nang lông, ghẻ lở... Lý do là thời tiết mưa gió, khả năng tiếp xúc với ngập nước cao, đặc biệt là nước bẩn từ các cống, rãnh...
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng tránh căn bệnh này, trong những ngày bão lũ, bạn nên đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày tất lâu một thời gian. Bạn cần rửa chân thường xuyên, tuân theo nguyên tắc khô thoáng.
Bên cạnh đó, bạn cẩn trọng khi lao động, tránh trầy xước da, khi tham gia công việc cần có dụng cụ bảo hộ. Người bệnh hết sức tránh việc gãi khiến vùng da bị viêm, bởi vùng da này hiện rất mong manh, nhạy cảm. Nếu bị trầy xước, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch, nước muối, nếu thấy viêm nhiễm kéo dài, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ kịp thời theo dõi.
Do đó, cách tốt hơn cả đó là bạn cần giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước ngập. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt là trẻ em với hệ miễn dịch còn non yếu hơn, cha mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh cẩn thận.
Mưa bão là thời điểm rất dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa.
Các bệnh về hô hấp
Trong mùa mưa bão thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, mưa to kéo dài... điều này khiến cơ thể con người khó thích nghi dẫn tới dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm lạnh. Biểu hiện đó là đau đầu, ho, sổ mũi, đau họng...
Do đó, trong mùa mưa bão, cha mẹ cần hết sức lưu ý tới tình trạng sức khỏe của trẻ. Cho trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Bổ sung đầy đủ cho trẻ hoa quả giàu vitamin C, thịt cá trứng sữa, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, vận động hợp lý. Nếu trẻ bị sổ mũi, cha mẹ có thể tiến hành rửa mũi cho bé hàng ngày. Nếu bé bị sốt, cha mẹ cần cho bé hạ sốt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.
Các bệnh về tiêu hóa
Mưa bão sẽ khiến môi trường, nguồn nước xung quanh bị nhiễm bẩn, từ đây phát sinh ra rất nhiều trường hợp người lớn trẻ nhỏ nhiễm bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột khiến nhiễm bệnh.
Để phòng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, cần thực hiện khẩu hiệu ăn chín uống sôi. Không nên đun đi đun lại đồ ăn cho bé bằng lò vi sóng vì bản chất lò vi sóng không diệt được 100% vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, cần giữ gìn vệ sinh tay chân răng miệng tốt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Bệnh về xương khớp
Thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng bất chợt khiến nhiều người bị đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai... Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.
Để phòng bệnh xương khớp trong những ngày mưa bão, người bệnh nên tránh ra ngoài trời mưa lạnh, năng tập luyện thể thao trong nhà. ập luyện thường xuyên được coi là một phương thuốc hữu hiệu có ích cho sức khỏe con người, đăc biệt những người có tiền sử bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, mọi người cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, có thói quen ăn uống lành mạnh bổ sung canxi, uống nhiều nước.
Đề phòng tai nạn dễ xảy ra trong mùa mưa bão
Đuối nước: Đuối nước là tai nạn thường xảy ra cho các trẻ em, thậm chí cho cả người lớn, nhất là những người sống gần sông, ngòi, hồ đập... Mùa mưa bão thường làm cho nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn. Để phòng chống đuối nước cần lưu ý không đi qua các khu vực ngập nước, chảy xiết; trong mùa mưa bão nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước phải có phao cứu sinh, đi nhiều người (để tương trợ nhau lúc cần thiết);
Điện giật: Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng điện của nhân dân tăng cao nên hệ thông điện ở nhiều vùng, nhiều nơi (nhất là ở vùng nông thôn) chằng chịt, mất an toàn, dễ bị đứt do gió lớn. Để phòng tai nạn này, cần chủ động kiểm tra hệ thống điện của gia đình mình, xung quanh khu vực mình sinh sống nếu có gì bất thường phải báo cho cơ quan điện lực biết để sữa chữa kịp thời; Khi có sự cố về điện chỉ những người có trách nhiệm, có chuyên môn mới được sửa chữa
Các tai nạn thương tích: Các thương tích thường gặp trong mùa mưa bão là gãy xương, vết thương phần mềm, các thương tích này thường do nhà đổ, cây ngã đè vào người, thậm chí do té ngã khi sữa chữa nhà ở, chống bão cho nhà ở...Để phòng chống các thương tích này chúng ta cần chú ý: không đi ra ngoài khi mưa to gió lớn; không trèo lên sửa chữa nhà khi chưa chắc chắn an toàn; chủ động phòng chống bão trước khi bão đổ bộ vào khu vực sinh sống.
Sét đánh: Để phòng sét đánh, không trú mưa dưới những gốc cây to; không mang theo những vật dẫn điện bên người như dụng cụ bằng đồ sắt...
Rắn cắn: Mùa mưa bão, rắn thường tìm lên các chỗ cao ráo để tránh nên hay gặp người và cắn. Khi bị rắn cắn thì nhanh chóng ga rô trên vết cắn 1- 1,5cm, và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Vnmedia
Trị ho cho trẻ bằng nước vo gạo, rau diếp cá Để trị ho cho trẻ, ngoài sử dụng thuốc tây, các bà mẹ còn có thể dùng những phương thuốc dân gian, rất hữu dụng và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo có tác dụng trị ho Rau diếp cá và nước vo gạo là...