Làm sao để ngón cái không bị tổn thương khi dùng điện thoại quá nhiều?
Ngón cái có vai trò rất quan trọng với bàn tay. Những hoạt động quen thuộc như cầm nắm, bấm điện thoại, chơi game đều rất cần đến ngón cái. Vận động quá nhiều có thể khiến ngón tay này bị tổn thương.
Thay vì chỉ sử dụng ngón cái để nhắn tin, mọi người nên sử dụng thêm cả ngón trỏ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dù bạn là vận động viên, thợ làm bánh hay công nhân xây dựng thì ngón cái bị đau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, mọi người thường ít quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ ngón cái, theo Health24.
Trước tiên, chúng ta cần biết những hoạt động có thể làm tổn thương ngón cái phổ biến nhất. Đứng đầu danh sách là thói quen nhắn tin trên điện thoại và chơi game quá nhiều. Khi thực hiện những việc này, ngón cái sẽ phải hoạt động rất nhiều. Một nguyên nhân khác là chơi các môn thể thao như tennis hoặc bị té ngã.
Để ngăn nguy cơ ngón cái bị chấn thương, các chuyên gia khuyến cáo hãy cho ngón cái nghỉ ngơi khi cần thiết. Ví dụ, khi bạn nhắn tin trên điện thoại, bên cạnh sử dụng ngón cái thì có thể thay thế bằng ngón trỏ.
Sau đó, hãy tập luyện để làm giảm căng thẳng cho ngón cái như xoay hoặc co duỗi nhẹ nhàng. Động tác mở rộng lòng bàn tay và xoay cổ tay cũng rất có ích. Hãy xoay theo chiều kim đồng hồ 5 lần, sau đó xoay tiếp 5 lần ở chiều ngược lại. Thực hiện vài lần mỗi ngày, theo Health24.
Video đang HOT
Ho khan, sổ mũi khi nào cần vào viện ngay
Cúm mùa (A/H1N1) là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải nước mũi, nước bọt người bệnh hắt hơi, bệnh có thể thành dịch.
Bệnh nhân điều trị cúm tại BV Bạch Mai. Ảnh Dương Ngọc TTX
Nguy kịch vì cúm
Bệnh nhân L.Đ.C (nam, 64 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội) được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở, ý thức chậm, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Theo lời kể của người nhà, trước đó 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, ho khan, khó thở kèm tức ngực, đi khám tại tuyến cơ sở được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn điều trị nhưng tình trạng không cải thiện.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp). Mặc dù được điều trị tích cực với các kỹ thuật hiện đại nhất song tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất dè dặt.
Theo PGS. TS Đào Xuân Cơ - Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai bệnh cúm mùa là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do vi rút gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại...) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu...).
PGS Cơ cho biết, đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn ... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 - 41 độ C.
Cảnh báo bệnh
Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo dịch cúm mùa.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20-30% trẻ em và 5-10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500-800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 - 500.000 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Bộ Y tế cho biết, sử dụng vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ tuổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ tử vong ở tuổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa bao gồm: phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, nhân viên y tế.
Nhóm nhân viên y tế (NVYT) là một trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất và cũng là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc và điều trị.
Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Theo infonet
10 thói quen trước khi ngủ khiến cơ thể già nua, giảm tuổi thọ, bỏ nhanh còn kịp Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Nếu bạn đang mắc phải những thói quen xấu trước khi ngủ dưới đây thì hãy bỏ ngay nếu không muốn cơ thể xấu xí, già nua nhanh chóng. Không nên ăn tối quá muộn - Ảnh: Minh họa - Ăn quá no Khi bạn ăn quá no trước...