Làm sao để không bị chảy dãi khi ngủ?
Làm sạch xoang mũi, thay đổi tư thế nằm, giảm cân, gối đầu cao hơn là phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng chảy dãi khi ngủ.
Làm sạch xoang: Một trong những lý do bạn chảy dãi khi ngủ đó là mũi bị nghẹt, miệng phải mở để hô hấp. Việc này khiến nước dãi chảy ra khi ngủ. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần làm sạch xoang mũi bằng cách tắm nước nóng, xông tinh dầu hoặc sử dụng các sản phẩm xịt khoáng.
Thay đổi tư thế ngủ: Nằm ngửa giúp cơ thể bạn ở vị trí ổn định, nước bọt từ đó được giữ trong khoang miệng không chảy ra. Nếu bạn nằm sấp hay nằm nghiêng, nước bọt sẽ dễ dàng chảy ra khỏi miệng.
Kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là chứng rối loạn chính trong hơi thở khiến giấc ngủ của bạn bị rối loạn liên tục và cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau. Vấn đề này cũng gây chảy dãi khi ngủ và ngáy. Do vậy, bất cứ lúc nào bạn có những triệu chứng trên, hãy đến bệnh viện nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
Giảm cân: Thừa cân là một trong những nguyên nhân chính khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, từ đó dẫn đến chảy dãi. Theo Brightside, hơn một nửa dân số tại Hoa Kỳ bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ xuất phát từ lý do thừa cân, béo phì.
Video đang HOT
Dùng đúng thuốc: Nếu đang phải dùng thuốc, thì rất có thể đây là lý do khiến khoang miệng của bạn sản xuất nhiều nước bọt dư thừa. Đặc biệt là một số loại kháng sinh có cơ chế mẫn cảm gây ra tình trạng chảy dãi khi ngủ. Do vậy, nếu bị chảy dãi khi ngủ do uống thuốc, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Gối đầu cao hơn: Theo các chuyên gia, kê đầu trên một chiếc gối cao hơn khi ngủ có thể giúp bạn giảm chảy nước dãi. Tuy nhiên bạn cũng không nên gối quá cao và nên thường xuyên vệ sinh gối của mình dù không bị chảy dãi.
Cân nhắc việc phẫu thuật: Đôi khi, tình trạng chảy dãi của bạn liên quan tới các tuyến trong cơ thể. Nó xảy ra khi có tác động tới thần kinh khiến việc chảy dãi diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát. Lúc này, phẫu thuật là cách tốt nhất để xử lý dứt điểm tình trạng khó chịu trên.
PHẠM QUÝ
Theo Brightside/VTC
Bác sĩ ơi: Ho nhiều vào ban đêm cảnh báo bệnh gì?
Gần đây tôi thường ho nhiều vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, dù cả ngày không ho, sức khỏe bình thường, không có triệu chứng gì. Như vậy liệu tôi có bị bệnh gì không? (Ngô Thanh Nhàn, 54 tuổi, ngụ Vĩnh Long).
Uống nước gừng ấm giúp ngăn ngừa cơn ho - Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM:
Ho là một phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, giúp chúng ta tống thải các chất đàm, dịch tiết tụ xung quanh đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, ho nhiều vào ban đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ và sức khỏe thì chúng ta phải hết sức thận trọng.
Những bệnh lý đường hô hấp thường có thể gây ra triệu chứng ho vào ban ngày và cả ban đêm. Tuy nhiên, có những trường hợp người cao tuổi ban ngày không ho, nhưng ban đêm lại ho rất nhiều.
Có những nguyên nhân sau:
- Tư thế nằm ngủ: Những người lớn tuổi thường có những bệnh lý ở cột sống nên được khuyên nằm ngủ với tư thế đầu thấp hoặc nằm không gối để tránh tổn thương lâu dài cho cột sống cổ; đồng thời tạo điều kiện cho việc bơm máu lên não dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối lại làm cho dịch trong đường hô hấp kích thích và dễ dàng gây ho khi ngủ, đặc biệt với những người lớn tuổi bị viêm xoang.
- Mắc bệnh hen phế quản: Người bệnh hen phế quản (hen suyễn) rất dễ bị ho vào ban đêm. Nguyên nhân là do ban đêm, khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh hen dễ lên cơn khó thở và sẽ kèm theo khò khè, sau đó là ho.
- Viêm phổi: Những người bị viêm phổi, khi nằm ngủ đầu thấp thì các chất dịch tiết sẽ kích thích vào phế quản, tạo ra phản xạ ho.
- Hội chứng trào ngược dạ dày: Mặc dù hội chứng trào ngược dạ dày không phải là bệnh đường hô hấp nhưng cũng gây ra chứng ho đêm. Khi nằm ngủ, với tư thế đầu thấp, dịch từ dạ dày, các a xít dịch vị có khuynh hướng trào ngược lên và là tác nhân kích thích, gây ho. Cơn ho này thường không kèm theo đàm.
- Hút thuốc lá lâu năm: Những người hút thuốc lá kéo dài thường bị ho cả ngày lẫn đêm, nhưng ban đêm cơn ho xuất hiện nhiều hơn.
Cách giảm những cơn ho đêm:
- Nếu không có bệnh lý của cột sống cổ thì hãy nằm ngủ ở tư thế cao đầu, chỉ hơi dốc một chút chứ đừng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng gập cổ.
- Giữ ấm cơ thể, ưu tiên uống nước ấm thay cho nước lạnh.
- Nếu mắc các bệnh lý đường hô hấp thì nên tắm nước ấm. Còn sức khỏe ổn định, bình thường thì nên tắm nước lạnh vì tắm nước lạnh sẽ giúp hệ tĩnh mạch có cơ hội tăng các hoạt động, đồng thời hoạt động của hệ miễn dịch cũng được tốt hơn.
- Có thể sử dụng một số thực phẩm giúp giảm ho như tần dày lá, kinh giới, tía tô... Đây là những loại thực phẩm có tinh dầu và có tính kháng sinh, giúp giảm các kích thích của vùng hầu họng. Người bệnh có thể dùng cành và lá của các loại thực phẩm này để nấu nước uống trong ngày. Ban đêm có thể uống thêm nước gừng ấm để ngăn ngừa cơn ho xảy ra.
Nếu cơn ho đêm kéo dài quá 4 - 5 ngày thì người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng. Tình trạng ho đêm kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm tổn thương niêm mạc hầu họng, lâu dần sẽ dẫn đến viêm mạn tính đường hầu họng.
Theo thanhnien
3 dấu hiệu cho thấy thận đã làm việc quá sức, cần được chăm sóc đặc biệt Thận đóng vai trò lọc máu và bài tiết, vì thế khi 3 dấu hiệu này biểu hiện trên cơ thể, bạn cần kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để tránh mắc bệnh. Thận là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Chức năng chính của nó là lọc máu, loại bỏ độc tố và...