Làm sao để khắc chế siêu nhân Anti Mage?
Đặc biệt là tại giải SMM vừa qua tại Malaysia, Anti Mage được pick 10 lần và chiếm tỉ lệ thắng đến … 90%. Vậy làm sao để khắc chế anh chàng mù mắt nhưng cực kì khó chịu này?
AM với BF có khả năng farm rất nhanh.
Có 2 chiến thuật chính mà các team thường sử dụng để khắc chế Anti Mage, mỗi chiến thuật đều gắn liền với các hero đặc trưng. Đó là gank – push sớm và turtle thi farm. Trong đó thì gank – push được sử dụng nhiều nhất để chống lại siêu nhân này.
Chiến thuật gank – push sớm
Dường như đây là cách chính để chống lại các siêu Carry như Anti Mage, nhưng với Blink cooldown 5s và Spell Shield tăng thêm khả năng kháng phép đến 50% thì sử dụng những Ganker Intel thông thường với Nuker khủng để gank Anti Mage khá là khó, và việc gank solo Anti Mage cũng gần như là bất khả thi. Vì vậy phải sử dụng đến những ganker có disable khủng, sát thương chủ yếu là vật lý, và có khả năng truy đuổi mới có thể giết được hero cực kì khó chết này.
Và để có thể triển khai chiến thuật push sớm thì trong line up phải có các hero có khả năng clear creep và hạ trụ nhanh chóng như Lycan, Windrunner, Broodmother, Furion… Dưới đây là những bộ hero sáng giá có thể kết thúc Anti Mage trong một combo, khiến AM chết mà không kịp blink lấy một lần.
Chaos Knight là lựa chọn hàng đầu để khắc chế Anti Mage, với stun lên tới 4 giây, cùng với khả năng deal dam khủng. Kết hợp với Puck có khả năng silence không cho AM blink, có nuker và khả năng truy đuổi tốt. Lấy mạng Anti Mage là chuyện đơn giản với bộ đôi này.
Windrunner ES Slardar
Đây là bộ hero mà Mski đã sử dụng để hạ gục Anti Mage của LGD trong khuôn khổ giải đấu SMM vừa qua. Với ES stun từ xa, Windrunner stun cực kì lâu, Slardar với khả năng stun liên tiếp, trừ tới 15 giáp và truy đuổi, Anti Mage của LGD đã chịu khuất phục hoàn toàn. Hiện tại thì các team Việt Nam cũng đang dần sử dụng Slardar để counter Anti Mage.
Replay trận đấu tải tại đây.
Từng là một lựa chọn sáng giá để counter các hero có khả năng chạy trốn như Anti Mage, nhưng sau những lần bị IceFrog nerf khá mạnh tay thì Doom khá là ít xuất hiện. Nhưng dù sao đây cũng là một lựa chọn để counter AM.
Được xem là lựa chọn sáng giá để counter Anti Mage với bộ skill khá khó chịu. Tuy nhiên trên thực tế thì sử dụng Shadow Demon để counter Anti Mage không thực sự hiệu quả. Bởi dù sao SD cũng là một hero Intel, mà về late game khi AM đã cứng cáp thì các Intel hero chỉ còn cách bó tay đầu hàng. Nhưng dù sao thì Hero này cũng có thể hạn chế phần nào sức mạnh của AM.
Video đang HOT
Chiến thuật turtle thi farm
Nói đến chiến thuật turtle thì quan trọng nhất vẫn là sử dụng hero carry nào, dưới đây là những carry hero có khả năng “cân” được Anti Mage.
Một carry cực khủng với khả năng farm tốt, khó chết, disable khủng với bash và Chronosphere. Void là lựa chọn hàng đầu để có thể thi farm với Anti Mage.
Một carry hạng nặng đích thực, với khả năng phá vỡ mọi chiến thuật và khó chết, Spectre cũng là một lựa chọn để đọ late với Anti Mage, tuy nhiên để nuôi được Spectre đủ mạnh cũng khá là khó khăn.
StarsBoba đã từng dùng Naga để counter lại Anti Mage của BFF thành công, với trói khiến cho Anti Mage không thể blink, cùng với khả năng phân bóng deal dam khủng. Naga cũng là một lựa chọn tốt để counter Anti Mage.
Một sự lựa chọn thường thấy để counter lại AM, khi hoá sói thì AM khá là khó chạy thoát khỏi Lycan. Cùng với khả năng push rất tốt. Tuy nhiên nếu game đấu kéo dài thì lợi thế của Lycan sẽ dần mất đi.
Tương tự với Lycan, đây cũng là một hero có khả năng push tốt và cũng có khả năng carry. Tuy nhiên chú gấu này là sự lựa chọn an toàn hơn so với Lycan khi về late, bởi sức mạnh huỷ diệt của gấu bố gấu con khi có Radiance, Assault Cuirass và Heart khá là khủng khiếp. Và nếu may mắn thì trói của gấu con có khả năng khiến AM không thể blink.
Theo Game Thủ
Cùng tìm hiểu vai trò late hero trong DotA
Late hero đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các trận đấu DotA.
Một trong những vai trò quan trọng nhất quyết định sự thành bại của trận đấu chính là late hero. Chính vì vậy, dù đây là một vai trò khá khó chơi nhưng lại không hiếm người chơi và đó cũng là lý do tại sao các hero như Troll Warlord, Void, Anti-Mage lại được ưa chuộng trong public nhiều hơn các support hero.
Tuy nhiên không phải ai cũng thể chơi được các late hero nhưng DotA còn có rất nhiều loại hero có thể đảm nhiệm vai trò semi-late, tức là cũng late được nhưng có thể làm được nhiều việc hơn các late hero. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh 2 thể loại hero này để hiểu sâu hơn về các hero của DotA.
Các hero có thể late chiếm phần lớn trong các đội hình DotA (Nevermore Wind, Spectre Venom Mirana)
Trước tiên, hãy nói lại late hero là gì và có lẽ chính chữ late đã nói lên tất cả. Đó là giai đoạn cuối của một trận đấu DotA, tức là những hero này sẽ rất mạnh vào giai đoạn này vì khi có đủ item và level cần thiết thì các hero này trở nên vô cùng bá đạo nhờ những skill chỉ mạnh vào late.
Thông thường đó là những skill như nhân damage, tăng AS, đánh bash,... Vốn là những skill sẽ tận dụng sức mạnh của hero để gây damage. Và late hero thường là Agility hero vì ở giai đoạn early và mid thì các hero này không thể hiện được nhiều sức mạnh khi dễ bị gank giết và không đóng góp được nhiều cho team
Như đã nói ở trên, không phải DotA chỉ có một loại late hero mà có nhiều hero có thể late được và được chia ra nhiều nhóm. Nhưng trước tiên chúng ta sẽ phân các loại late do các Agility hero đảm nhiệm:
Tất cả Agility hero của DotA.
Late gặt: Troll Wardord, Void, Mortred, Soul Keeper, Spectre,... Đây là những hero late mạnh nhất DotA vì có những skill vô cùng mạnh , tốc độ đánh (AS) cao và khả năng gây damage thuộc hàng khủng nhất DotA. Điển hình như Troll có thể khiến một hero ngủ vĩnh viễn.
Late vừa: Anti-Mage, Luna, Naga Siren, Rikimaru, Morphling, Shadow Fiend... Nhóm hero này cũng có thể rất mạnh khi vào late game nhưng xét khả năng late thì vẫn kém hơn nhóm late gặt. Bù lại nhóm này có khả năng gank, combat hoặc sống sót tốt hơn nhóm trên. Đó chính là quy tắc bù trừ.
Late damage: Traxex, Medusa, Bone, Lanaya,... Các hero này thường tập trung farm, một số khác có thể gank hoặc push nhưng damage rất lớn là ưu thế của những hero này. AS có thể không cao nhưng khi có đủ item thì hero này có thể tiêu diệt các support hero nhanh ngang nhóm late gặt nhưng lại có ưu thế tay dài.
Late yếu: Vengeful, Venomancer, Mirana, Bounty Hunter, Mepoo, Razor,... Hầu như các Agility hero còn lại đều có thể lọt vào nhóm này vì các hero đó nếu có một lượng item tương đối thì cũng khá late. Tức là vẫn có thể gây damage và có AS vượt trội, tuy nhiên không thể nào so được với các late hero kia được, chúng thường được dùng để combat, gank push nhiều hơn.
Late tank: Ursa, SyllaBear. Hai hero này tựa như các Strength hero vì lượng HP lớn và khả năng gây damage mạnh, bù lại AS không cao và tốc độ di chuyển cũng kém hơn các Agility hero còn lại.
Kế tiếp là class Strength hero:
Late gặt và có thể tank: Naix, Lycanthrope, Chaos Knight, Davion... Những hero này mạnh chỉ thua nhóm late gặt vì AS và một số skill late không bằng.
Late damage: Sven, Magnus, Sladar, Kunkka, Huskar, Barathrum... Những hero này có vẫn có khả năng tank nhưng không khỏe và late không bằng nhóm trên hero trên, bù lại khả năng gank combat có phần nhỉn hơn.
Barathrum có thể là một Troll-Warlord ở hệ Strength DotA vì có khả năng đánh đối phương không biết tỉnh.
Còn Intelligence hero, vốn là nhóm chuyên support và dùng mana nhiều nhưng thật ra vẫn có một số hero có thể late được như:
Windrunner: Vốn có sẵn AS nên Wind chỉ cần thêm một số Intelligence item để tăng damage nhưng nếu muốn thì Desolator hay MaelStorm cũng là một lựa chọn tốt.
Invoker: Không thực sự quá mạnh nhưng Invoker có đủ bộ skill để solo, ngoài ra nếu có thêm item như Ancient Janggo of Endurance thì Invoker cũng khá mạnh.
Windrunner có những skill để trở thành late.
Ngoài ra còn có những hero Storm, Destroyer, Furion, Silencer,... cũng có thể late được.
Một số fun-fact về late hero trong DotA:
- Không phải cứ late hero nào có AS cao là sẽ chiến thắng vì Leoric là một hero có AS không cao nhưng ngay cả Anti-Mage cũng không thể đọ lại hero này nếu cả 2 có cùng item. Vì khả năng crit damage của vua xương rất mạnh.
- Spectre chính là late hero tank mạnh nhất DotA, vì skill Dispersion giúp Spec trở thành tấm khiên phản trong mọi combat.
Spectre thường là heor mở combat và tả xung hữu đột nhiều nhất.
- Theo như quy luật cân bằng của Dota thì dù late hero có nhiều ưu điểm và sức mạnh về late nhưng lại có 4 item thường được dùng để trị các late hero như câu "vỏ quýt dày có móng tay nhọn":
Blade Mail, giúp các hero phản damage ngược trở lại, nếu biết active đúng lúc thì sẽ khiến cho gậy ông đập lưng ông.
Ghost form, tạo trạng thái Ghost cho hero giúp tránh được damage vật lý.
Force Staff, một số late hero sử dụng Diffusal để giữ chân hero địch nên ta cần gậy đẩy để thoát truy đuổi.
Guinsoo: gậy hex để vô hiệu hóa late hero của địch, tương tự có thể dùng Cyclone nhưng kém hiệu quả hơn.
Theo Game Thủ
Phân tích và đánh giá những đội hình hero để nâng cao trình độ DotA Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thông qua một đội hình hero. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đánh giá và phân tích những đội hình hero trong những trận đấu DotAclan war để có thể hiểu thêm về việc hero làm nên chiến thắng trong DotA như thế nào. Hôm nay, cả 3 trận đấu được chọn...