Làm sao để có con khi tinh trùng kém?
Chồng tôi bị bệnh thận yếu, đi khám thì khả năng có con khoảng 10% do tinh dịch loãng và tinh trùng đuôi.
Ảnh minh họa: Internet
Xin hỏi bác sĩ, như trường hợp của chồng tôi thì phải làm cách nào để cải thiện và chữa trị tốt nhất để có thể thụ thai. Cảm ơn bác sĩ. (Lien Duong)
Trả lời
Chào bạn,
Việc bạn đề cập đến thận yếu có lẽ theo thuật ngữ Đông y, riêng Tây y thì thận yếu hay suy thận lại đề cập đến khả năng lọc của thận và cân bằng nội môi trong cơ thể. Khi thận suy cấp hay mạn tính sẽ ảnh hưởng đến chức năng sống còn của con người.
Video đang HOT
Khả năng có con, chất lượng tinh trùng và những bệnh lý liên quan có thể làm suy yếu khả năng có con hoặc sinh lý nam giới, đây là lĩnh vực thuộc về chuyên ngành nam khoa.
Trong một số trường hợp, tinh trùng không đủ số lượng, chất lượng bị ảnh hưởng, khả năng sống còn quá thấp sẽ làm giảm thiểu khả năng đậu thai bình thường ở một người đàn ông muốn có con.
Bệnh lý chiếm 15-20% trong nam giới là giãn tĩnh mạch tinh hay giãn tĩnh mạch thừng tinh (tùy cách gọi) nó có thể gây vô sinh 35-40% và nếu bệnh nhân đã có một lần có con rồi nhưng lần này khó có con lại (vô sinh thứ phát) thì tỷ lệ vô sinh có thể lên đến 80%.
Do vậy việc khám và phát hiện sớm những thương tổn có thể điều trị được càng sớm sẽ hy vọng khả năng có con trở lại càng cao.
Nếu vẫn chưa có điều kiện khám và điều trị, tôi khuyên chồng bạn nên hạn chế bớt bia, rượu; dùng nhiều trái cây sinh tố là những thức ăn có nhiều chất chống oxy hóa sẽ cải tạo một phần khả năng có con.
Để được tư vấn cụ thể và có giải pháp điều trị phù hợp, bạn nên khuyên chồng đi khám nam khoa.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui.
Bác sĩ Lê Anh Tuấn
Trưởng khoa niệu – nam khoa, Bệnh viện quốc tế Thành Đô
Theo Vnexpress
Khi nào viêm gan B gây nguy hiểm?
Cách đây hơn 10 năm tôi có đi xét nghiệm thì chẩn đoán là viêm gan siêu B. Và giờ tôi đi xét nghiệm lại có kết quả AST( SGOT) là 57,5. Tôi rất mong được giải thích?
Ảnh minh họa: Internet
Hoàng Bách (hoangbach32012@yahoo.com)
Xét nghiệm AST( SGOT) gọi là xét nghiệm men gan. Bình thường AST 37U/l và ALT(SGPT) 40U/l và GGT: nam 15 - 50 U/l và nữ 7- 32 U/l).
Như vậy theo kết quả xét nghiệm thì men gan của bác tăng gần 2 lần. Tăng men gan thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do thuốc.
Mức độ tăng men gan có thể tương quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng. Viêm gan mạn được qui ước là sự tăng men gan kéo dài hơn 6 tháng. Men gan có thể tăng lên đến 3000 U/L trong viêm gan virus cấp.
Ở bệnh nhân suy gan cấp hay sốc gan thì men gan có thể tăng đến 5000 U/L. Men gan tăng mức độ nhẹ hoặc trung bình thường gặp trong viêm gan virus mạn tính, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non.
Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng. Như vậy bác bị viêm gan mạn tính nên cần chú ý các điểm sau: nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh, chú ý chế độ ăn uống hằng ngày không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh đó cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
BS. Nguyễn Văn Thịnh
Sức khỏe & Đời sống
Tuổi thọ đang bị "bào mòn" Những cốc bia, chén rượu, điếu thuốc đang âm thầm "bào mòn" tuổi thọ mỗi người. Điều trớ trêu là không ít người đàn ông là trụ cột trong gia đình lại sớm phải từ giã cõi trần khi tuổi đời còn khá trẻ chỉ vì bia, rượu và thuốc lá.... "Hung thần" thứ hai Theo thống kê của Tổ chức Y tế...