Làm sạch môi trường kinh doanh: Cách nào?
Việc cấp khống giấy lưu hành cho hơn 800 loại thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Tú Anh khẳng định đó là “tín hiệu tốt cho thấy đang yếu ở đâu, từ đó có những biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh”.
* Quyết tâm “làm sạch” môi trường kinh doanh của Chinh phủ đang gặp rào cản ở cấp dưới. Ông nói gì về điều này?
- Việc thực hiện cải cách bắt đầu lộ ra nhiều mảng tối của môi trường kinh doanh. Nếu không thực hiện triệt để Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 thì vụ việc như ở Tổng cục Thủy sản vẫn nằm trong bóng tối.
Nước ta đang thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước, hoặc có nhưng không hiệu quả. Cấp khống lưu hành hơn 800 loại thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường trong một thời gian dài đã chỉ ra lỗi của hệ thống.
* Phải chăng đã có độ trễ khá lớn trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ, thưa ông ?
- Sai phạm ở Tổng cục Thủy sản cho thấy việc ban hành chính sách là một chuyện, thực hiện lại là chuyện khác. Nó phụ thuộc vào cả “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng là bộ máy, là các cơ quan nhà nước thực thi chính sách và trình độ, năng lực của cơ quan đấy. Phần mềm là quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ được giao cho các cơ quan thực thi chính sách và sự tương tác của cơ quan này đối với doanh nghiệp, người dân và đối với các cơ quan nhà nước với nhau.
Video đang HOT
Cụ thể, ở Tổng cục Thủy sản, người ta thiết kế ra bộ phận cấp giấy phép để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn cho người tiêu dùng, an toàn về môi trường và thực hiện chiến lược phát triển ngành thủy sản. Tuy nhiên, từ trước đến nay không có ai chịu trách nhiệm cụ thể giám sát việc cấp các loại giấy phép như vậy, hay hệ thống giám sát ấy không cảnh báo khi bất cập xảy ra. Như vậy, điểm yếu nằm ở đây.
* Điểm yếu như ông nói, có làm trầm trọng thêm tình trạng “bôi trơn” trong bối cảnh nước ta triển khai các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh?
- Tiếng nói của doanh nghiệp được ghi nhận cho thấy bắt đầu có sự chuyển biến. Tuy nhiên, tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch, không chỉ là ban hành những văn bản chính sách, mà còn đòi hỏi sự vận động của bộ máy tổ chức thực hiện chính sách ấy.
Điều người ta hay nói là “làm đúng quy trình” nhưng nếu làm đúng quy trình mà kết quả sai thì phải biết sai ở đâu và ai chịu trách nhiệm. Chỉ khi đạt được quan điểm như vậy, quy trình mới có thể tốt hơn ở góc độ phát hiện ra hệ thống có lỗi và sửa ngay lỗi đó.
* Ông nhận định thế nào về cách xử lý những sai phạm tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản?
- Xử lý là quan trọng để răn đe những bộ phận khác, những người khác không vi phạm. Tuy nhiên, điều đó không làm tốt hơn cho môi trường kinh doanh và doanh nghiệp. Muốn làm tốt hơn, ngoài việc xử lý các cá nhân, phải biết được tại sao điều đó lại xảy ra và có giải pháp khắc phục được để không xảy ra trong tương lai.
Chuyện xảy ra ở Tổng cục Thủy sản không có nghĩa không xảy ra ở nơi khác, mà chỉ là chưa phát hiện được. Vụ việc này là một cảnh báo để xem xét lại toàn bộ hệ thống cấp phép, đánh giá lại môi trường kinh doanh. Đặc biệt, phải có kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong bộ máy tổ chức thực hiện mới có thể đạt được mục tiêu đã thiết kế về môi trường kinh doanh.
* Cảm ơn ông!
Theo Doanh nhân Sai Gon
"Chỉ số cấp phép xây dựng đi xuống"- Bộ trưởng Xây dựng phản ứng
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đề nghị các bộ cẩn trọng hơn khi đưa những nhận định này vào báo cáo chính thức.
Trong báo cáo của Bộ KHĐT có nêu, năm 2015 môi trường kinh doanh có sự cải thiện, duy nhất chỉ số về cấp phép xây dựng lại có xu hướng đi xuống. Thời gian thực tế để cấp giấy phép xây dựng kéo dài tới 52 ngày, lên 166 ngày - dài nhất trong các nước ASEAN.
Liên quan đến nội dung này, tại họp Chính phủ chiều 1/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: "Thực tế, đây là báo cáo của WB chỉ dựa trên công trình xây 1 nhà kho của thành phố Hồ Chí Minh, Khái niệm của WB cấp giấy phép xây dựng là gồm các thủ tục liên quan cho tới khi nhận được giấy phép xây dựng. Nhưng theo Luật Xây dựng thì chỉ có một số thủ tục, không bao gồm thời gian thủ tục phòng cháy chữa cháy (thường 30 ngày); thủ tục đánh giá môi trường (30 ngày); thời gian kết nối với các ngành khác là 20 ngày.... Vì thế, theo luật thời gian cấp phép xây dựng nói chung là 30 ngày, công trình nhà ở 20 ngày.
"Do quan điểm của WB và Bộ Xây dựng khác nhau nên hiện đang cùng nhau rà soát về chỉ tiêu cấp phép xây dựng" Bộ trưởng nói.
Chỉ số dễ dàng cấp phép xây dựng ở Việt Nam đứng vào thứ 12/189, trên cả Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... Vì thế, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đề nghị, các bộ cẩn trọng hơn khi đưa những nhận định này vào báo cáo chính thức, tránh sự hiểu nhầm không cần thiết.
Để thuận lợi hơn trong cấp phép xây dựng, Bộ trưởng Xây dựng đề nghị uỷ quyền cho các tỉnh, thành phố cấp giấy phép cả công trình đặc biệt, công trình cấp bộ. Như vậy, Bộ Xây dựng không cấp phép bất kỳ công trình nào, mà phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương.
Tập trung phát triển nhà ở xã hội
Về việc chuẩn bị nguồn vốn cho cấp bù lãi suất cho vay lãi suất ưu đãi thời gian dài theo Nghị định 100 về quản lý phát triển nhà ở, Luật Nhà ở, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, hiện đang gấp rút xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, nếu không giải quyết sẽ rất khó khăn. Vốn Nhà nước được thực hiện cho việc thúc đẩy nhà ở xã hội thông qua cho vay lãi suất thấp, thời gian dài tại NH Chính sách xã hội, Thủ tướng đã chỉ đạo từ tháng 3 và giao các Bộ ngành liên quan. Bộ Xây dựng phối hợp với NHCS tổng hợp nhu cầu nhà ở xã hội, lãi suất ưu đãi dự kiến.
"Nhưng vướng hiện nay là Bộ Kế hoạch-Đầu tư có quan điểm, việc bố trí vốn đầu tư công cho cấp bù lai suất ưu đãi không nằm trong quyết dịnh của UBTV Quốc hội và Thủ tướng về tiêu chí, hạn mức cấp bộ. Bộ Kế hoạch-Đầu tư cho rằng, trong cân đối hiện nay ngân sách Nhà nước không đủ khả năng cân đối việc này. CP giao Bộ Xây dựng, NHCS lo nguồn vốn ngoài ngân sách. "Đề nghị này không đúng tinh thần Nghị định 100, Bộ Xây dựng không phải bộ tổng hợp cân dối vốn nên không biết huy động nguồn từ đâu. Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo dứt điểm vì chuẩn bị kết thúc chuẩn bị kế hoạch trung hạn rồi" Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, nếu phát triển nhà ở xã hội sẽ huy động được nguồn vốn lớn để đưa vào sản xuất kinh doanh, có sản phẩm xã hội, điều này rất tốt trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đề nghị các địa phương chỉ đạo chương trình phát triển NOXH, bố trí đủ quỹ đất sạch, nhất là đất gần các khu công nghiệp; làm sao đủ đất sạch phát triển NOXH, đặc biệt là công nhân gần khu công nghiệp. Tiếp tục có chính sách khuyến khích DN tham gia vào xây dựng NƠXH tại địa phương. Rất nhiều kiến nghị của các Hiệp hội, người dân về việc này. Phát triển NOXH cũng rất tốt trong tình hình khó khăn hiện nay. Nếu huy động được có thêm vốn cho sản xuất kinh doanh. Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo dứt điểm việc này, do thời gian "chốt" nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn đã cận kề.
Liên quan đến nhà ở xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, phải phát triển NOXH tại khu công nghiệp cho công nhân, đây là chủ trương an sinh xã hội.
Cho ý kiến về phát triển nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, câu chuyện nhà ở XH nói chung và nhà ở công nhân phải bàn nghiêm túc. Khu vực công nghiệp chiếm 40% giá trị xuất khẩu, nhưng chúng ta lại chưa lo đầy đủ, cần thiết cho công nhân. Các địa phương bị sức ép lớn về cái này như Bình Dương, Bắc Ninh... nhưng nếu chỉ để địa phương thì không làm được vì vướng về tín dụng. Lãi suất cho vay 9% thì làm sao làm được nhà ở xã hội?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề xuất, nên cân đối xem xét từ nguồn sắp xếp doanh nghiệp. Tinh thần tới đây phải quyết tâm tập trung thực hiện, nếu để 10 năm nữa là vấn đề lớn. Trong đàm phán thu chi cần dành phần nhiề hơn cho các tỉnh có KCN để lo vấn đề nhà ở xã hội./.
Theo_VOV
"Cuộc chiến không tiếng súng" trong ngành nước giải khát Việt Với tốc độ tăng trưởng từ 5-7% trong những năm gần đây, thị trường nước giải khát Việt Nam lâu nay vẫn được đánh giá là "miếng bánh" ngon so với nhiều thị trường các nước lân cận. Thị trường nước giải khát là miếng "bánh ngon" nhưng doanh nghiệp nội chỉ được một góc rất nhỏ, phần lớn còn lại đều nằm...