Làm rõ vụ Bệnh viện da liễu Cần Thơ tiêm mỹ phẩm thoa vào mặt bệnh nhân
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ làm rõ vụ Bệnh viện da liễu Cần Thơ sử dụng 4 loại mỹ phẩm thoa ngoài da tiêm vào mặt bệnh nhân trong thời gian dài.
Bộ Y tế cho phép (?!)
Liên quan thông tin Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ sử dụng 4 loại mỹ phẩm thoa ngoài da tiêm vào mặt hàng trăm bệnh nhân, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế TP.Cần Thơ làm rõ.
Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ chủ động, chỉ đạo làm rõ thông tin “Giám đốc Bệnh viện da liễu Cần Thơ giải thích vụ tiêm mỹ phẩm thoa vào da bệnh nhân; sử dụng “phương pháp vi kim… dẫn thuốc và tái tạo collagen cho người bệnh”. Từ đó, rà soát toàn bộ các quy trình chuyên môn kỹ thuật, các căn cứ thực hiện kỹ thuật áp dụng trong bệnh viện và xử lý nghiêm các sai phạm của cá nhân, tập thể (nếu có).
Trước đó, Sở Y tế TP.Cần Thơ đã có công văn chấn chỉnh Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ trong việc quản lý và sử dụng sản phẩm mỹ phẩm. ẢNH: T.D.
Như Thanh Niên đã thông tin, trước đó, Sở Y tế TP.Cần Thơ có công văn chấn chỉnh Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ trong việc quản lý và sử dụng sản phẩm mỹ phẩm. Nguyên nhân là trước đó, bệnh viện này bị phản ánh đưa 4 loại mỹ phẩm thoa da vào toa mẫu để chỉ định điều trị trẻ hóa da, sạm da cho bệnh nhân bằng máy tiêm dưỡng chất Hydro Injector II, trong suốt thời gian từ tháng 1.2023 đến tháng 4.2024.
2 toa thuốc của bệnh nhân được chỉ định dùng các mỹ phẩm Goodndoc Vitamin C-16.5 Daily Whitening Serum; Goodndoc Hydra B5 Serum; Beauty Skin Vita C; Beauty Skin EGF Moisture bằng máy tiêm. ẢNH: T.D.
Video đang HOT
4 loại mỹ phẩm gồm: Goodndoc Vitamin C-16.5 Daily Whitening Serum; Goodndoc Hydra B5 Serum; Beauty Skin Vita C; Beauty Skin EGF Moisture. Đáng chú ý, trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp và hướng dẫn sử dụng thì cả 4 sản phẩm trên đều thuộc dạng “kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (mặt, chân, tay…).
Giải thích về việc sử dụng 4 loại mỹ phẩm trên máy tiêm Hydro Injector II, BS.CK2 Lê Văn Đạt, Giám đốc Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ cho rằng: “Kỹ thuật này được Bộ (Bộ Y tế – PV) duyệt. Đây không phải là tiêm mà là xiên xâm lấn tối thiểu. Máy tiêm tự động đa kim có gắn 9 đầu kim, khi hít chặt da mặt bệnh nhân, các đầu kim xiên qua lớp thượng bì khoảng 0,5 mm, dưỡng chất sẽ chảy theo những lỗ xiên đó vào lớp trung bì… nhằm giữ da ẩm và tăng độ đàn hồi da”.
Nhà nhập khẩu mỹ phẩm khẳng định chỉ được thoa ngoài da
BS Đạt cũng khẳng định, quy trình ra toa mẫu của bệnh viện đã thực hiện đúng theo quy định. Dù vậy, theo tường trình gửi Sở Y tế TP.Cần Thơ của một lãnh đạo Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ thì việc đưa 4 loại mỹ phẩm thoa ngoài da vào toa mẫu, chỉ định dùng máy tiêm Hydro Injector II để tiêm vào da mặt cho bệnh nhân có nhiều khuất tất, sai sót.
Cụ thể, ngày 9.12.2022, BS.CK1 T.D.H, Khoa thẩm mỹ đã đề xuất 4 sản phẩm mỹ phẩm kể trên vào toa mẫu của bệnh viện để chỉ định điều trị trẻ hóa da, sạm da cho bệnh nhân. Đề nghị này không thông qua Hội đồng thuốc và điều trị, không thông qua lãnh đạo phụ trách chuyên môn (không có văn bản – PV) mà trình thẳng cho giám đốc bệnh viện ký duyệt đưa vào sử dụng.
Toa mẫu sử dụng 4 loại mỹ phẩm bằng đường tiêm của Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ. ẢNH T.D.
Do là toa mẫu, sử dụng chung nên suốt hơn 1 năm sử dụng cho đến khi ngưng vào tháng 4.2024, đã có hàng trăm bệnh nhân được các bác sĩ của bệnh viện chỉ định điều trị tiêm 4 loại mỹ phẩm nói trên vào da mặt.
Sau đó, khi phát hiện toa thuốc mẫu chỉ định sai hướng dẫn của nhà sản xuất, nhân viên khoa dược đã liên hệ với 2 công ty phân phối 4 loại mỹ phẩm nói trên thì đều nhận được phản hồi rằng cả 4 sản phẩm đều không tiêm vào da được.
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà T.T.P.T, đại diện doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm Goodndoc Vitamin C-16.5 Daily Whitening Serum và Goodndoc Hydra B5 Serum cũng khẳng định, mỹ phẩm trên chỉ dùng thoa ngoài da, không dùng đường tiêm. “Mỹ phẩm bên tôi đã phân phối ra thị trường hơn 10 năm nay và được biết đến khi bôi thoa kết hợp cùng nhau mang lại hiệu quả dưỡng ẩm, giúp làm sáng da”, bà T. nói.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ gửi báo cáo vụ việc về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) trước ngày 25.11. ẢNH T.D.
Cũng liên quan đến vụ việc này, trước đó, Ban chuyên môn của Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ cũng đã họp để lấy ý kiến thành viên, rút kinh nghiệm. Các ý kiến của tập thể bác sĩ trong Ban chuyên môn cho rằng, BS.CK1 T.D.H, Khoa thẩm mỹ đề nghị dùng mỹ phẩm đường thoa sử dụng đường tiêm là sai; trách nhiệm thuộc về Khoa Thẩm mỹ da, người đề nghị, người đứng đầu khoa; cần nghiêm túc rút kinh nghiệm; công tác chuyên môn của bệnh viện phải thực hiện theo đúng các quy chế chuyên môn, quy định của Bộ Y tế để không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh… Sau đó, thông báo kết luận của Ban chuyên môn bệnh viện đã bị Giám đốc Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ ra quyết định thu hồi.
Ngoài yêu cầu làm rõ vụ việc sử dụng mỹ phẩm thoa da tiêm vào da mặt bệnh nhân tại Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ gửi báo cáo nhanh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) trước ngày 25.11 và báo cáo kết quả sau khi giải quyết xong sự việc để tổng hợp báo lãnh đạo Bộ Y tế.
Bệnh nhân nói gì?
Chị L.T.H.T (38 tuổi, ở Cần Thơ) được chẩn đoán tăng sắc tố do melanin được chỉ định dùng 2 loại mỹ phẩm Goodndoc hydra B5 serum và Goodndoc Vitamin C-16.5 daily Whitening serum điều trị bằng máy tiêm đa kim tại Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ.
Chị T. cho biết: “Trước khi tiêm, bác sĩ cho đắp mặt nạ ủ tê 45 phút nên khi tiêm chỉ đau châm chích. Về nhà thấy hơi rát, đỏ mặt 1 ngày, sau đó da mặt có căng lên khoảng 1 tuần rồi hết”.
Chị T. đã điều trị nhiều lần tại Bệnh viện da liễu TP.Cần Thơ, một lần riêng chi phí tiêm khoảng gần 2 triệu đồng.
Tương tự, chị L.T.H.Y. (47 tuổi, ở Vĩnh Long) cũng được chỉ định điều trị với toa mẫu chứa 2 loại mỹ phẩm là Beauty skin vita-C và Beauty skin EGF moisture. “Khi tiêm về bị đỏ da, da mặt căng lên một thời gian. Tôi tiêm khoảng 4 lần, cộng với uống thuốc, thoa da thấy cũng đỡ nhưng tiền thuốc đi kèm mắc quá, hết tổng cộng khoảng 60 – 70 triệu đồng thì tôi ngưng không làm nữa”.
Bộ đội biên phòng cõng cụ ông 81 tuổi vượt lũ gần 2km đi cấp cứu trong đêm
Do nước lũ xuống, ca nô không thể tiếp tục di chuyển nên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngư Thủy phải lội nước, thay nhau cõng cụ ông với quãng đường 2km ra xe ô tô đưa đi cấp cứu trong đêm.
Ngày 31/10, Thiếu tá Võ Doãn Dũng, Phó Trưởng Đồn biên phòng Ngư Thủy (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) xác nhận đơn vị vừa hỗ trợ đưa một bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy vượt lũ đi cấp cứu trong đêm.
Trước đó, vào lúc 20h30 ngày 30/10, tổ công tác của Đồn biên phòng Ngư Thủy nhận được đề nghị của Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy về hỗ trợ đưa một bệnh nhân lên tuyến trên cấp cứu.
Cán bộ, chiến sĩ cõng cụ ông chuyển viện cấp cứu trong đêm. Ảnh: Bộ đội Biên phòng Quảng Bình
Bệnh nhân là ông Đỗ Trọng Lực, 81 tuổi, trú thôn Xuân Giang, thị trấn Kiến Giang. Vào thời điểm trên, các tuyến đường quanh bệnh viện vẫn còn ngập nước lũ nên tổ công tác đưa ca nô đến tiếp cận.
Tuy nhiên, do nước lũ trên đường rút xuống khá nhanh, ca nô phải dừng lại ở vị trí cách điểm đậu xe cấp cứu trên Quốc lộ 1 nên cán bộ, chiến sĩ của tổ công tác biên phòng phải thay nhau cõng bệnh nhân, đi bộ khoảng 2km.
Sau đó, ông Lực đã được đưa lên xe chuyển đến Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới điều trị.
Được biết, đến sáng cùng ngày, nước lũ đã rút khỏi hầu hết các khu dân cư tại Lệ Thủy, hiện chỉ còn một số vị trí vẫn còn ngập nhưng ở mức thấp. Nhiều tuyến đường trên địa bàn cũng đã lưu thông bình thường trở lại.
Treo cổ tự tử bất thành, thanh niên 29 tuổi tiếp tục nhảy lầu Sau khi treo cổ tự tử nhưng được cứu sống, khi đang điều trị tại bệnh viện, nam thanh niên 29 tuổi ở Ninh Bình bất ngờ nhảy lầu và tử vong. Trưa 21/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị đang phối hợp với cơ quan công an điều...