Làm rõ sự thật về một “ma lai”
Những câu chuyện về thuốc thư, ma lai đã tồn tại từ lâu tại các buôn làng Tây Nguyên. Theo hủ tục này, kết cục của những B”hâu, ma lai, thuốc thư… thường bị dân làng giết chết, nhà cửa bị đốt hoặc bị đuổi ra khỏi làng.
Tuy nhiên, có một “ma lai” đã may mắn thoát khỏi kết cục đáng sợ đó.
Rơ Mah Bích, hay còn gọi là Ama Bang SN 1987, ở làng Dơk Ngo, xã Ia Dơk (Đức Cơ). Năm 2007, Bích về ở rể nhà Rơ Mah Pich làng A, xã Gào, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Cuộc sống hai vợ chồng cũng chẳng dư dả gì. So với nhiều đồng bào, Bích được xem là người có chữ, có nhận thức, nhưng rất lười lao động và nghiện rượu nặng nên thường mon men đến những cuộc nhậu trong làng… “góp vui”.
Dân làng mở tiệc ăn mừng khi biết Bích không phải là “ma lai”. Ảnh:S.Hào
Nhiều lần có người không đồng tình với kiểu uống “rượu chùa” của Bích nên ý kiến. Bích lập tức bỏ về. Nhưng có sự trùng hợp đến lạ kỳ, chỉ vài hôm sau trong những người đó có người mắc chuyện đau ốm. Qua vài lần trùng hợp, người làng đồn thổi và cho rằng, Bích có “thuốc thư”, ai đụng đến là Bích bỏ “thuốc thư” cho đến chết.
Việc đến tai Bích, thay vì giải thích để cho người làng hiểu, Bích đã lợi dụng sự kém hiểu biết của đồng bào, thổi phồng khả năng “thuốc thư” của mình…
Ở làng A, Bích trở thành “ông trời con”, bởi chẳng ai dám động, dám hé răng vì những việc làm không đúng của Bích. Lợi dụng “khả năng” của mình, Bích đã “xin” tiền của nhiều người trong làng, như ông Rơ Mah Êt “dâng” 300.000 đồng, và bà Rơ Mah Byech “nộp” 150.000 đồng cho Bích…
Tình cờ, hôm nhà Bui Ol, người làng A có cỗ. Dù không mời nhưng Bích vẫn hiện diện nhậu ké, vô tình Bích làm đổ rượu. Sẵn có hơi men, Bui Ol mắng Bích: “Rượu không có mà uống, sao mày cứ làm đổ?”. Bực mình, Bích bỏ về. Mấy hôm sau, đi làm về, trưa đứng bóng, Bui Ol bỗng chảy máu cam, thế là phải chạy qua xin thuốc của Bích để được giải.
Video đang HOT
Bích lấy một bát nước lã, nhúng tóc của mình vào rồi để chảy xuống chén, gọi là “nước thánh”. Sau đó lấy “nước thánh” bôi hai khuỷu tay, ức, trán, thái dương… “nạn nhân” thế là khỏi bệnh không còn đau nữa.
Có lần do bực cán bộ thôn, đội trưởng của làng A tên là Siu Nhíp, Bích chửi: “Mày tưởng mày làm cán bộ là ngon hả. Tao thư mày chết luôn.” Thật kỳ lạ, chỉ mấy hôm sau, anh Siu Nhíp bị thổ ra huyết, phải đi cấp cứu ở bệnh viện với chứng bệnh xuất huyết dạ dày. Nằm viện nửa tháng thì khỏe và được các bác sĩ cho xuất viện. Việc đó khiến người làng vốn đã sợ “thuốc thư” lại càng sợ hơn.
Những việc đó càng khiến “danh tiếng” của Bích nổi như cồn. Dân làng thấy Bích là vô cùng khiếp sợ, hoang mang. Theo tập tục của đồng bào Tây Nguyên, kết cục của những B”hâu, ma lai, thuốc thư… thường bị dân làng giết chết, nhà cửa bị đốt hoặc đuổi ra khỏi làng. Những sự việc này nếu các cơ quan chức năng không can thiệp kịp thời thì hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Thành Văn, Phó trưởng CA xã Gào, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai cho biết: “Sau khi tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã báo cáo Đảng ủy, UBND xã Gào cũng như CA TP Pleiku, xác minh tính chất nguy hiểm của tin đồn ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào. Những việc như thế này trước đây thường có hậu quả rất thảm khốc”.
Nhận được thông tin, CA TP Pleiku đã tiến hành bắt Bích để điều tra, làm rõ. Tại đây, Bích cúi đầu khai nhận những hành vi phạm tội của mình. Bích đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào để hù dọa nhằm thỏa mãn nỗi thèm rượu, cũng như lấy tiền của những người nhẹ dạ, cả tin trong làng.
Sau đó, đứng trước dân làng, Bích đã cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ từ bỏ những cái xấu để trở thành con người tốt. Dân làng A đã tha thứ – cho Bích cơ hội sửa chữa lỗi lầm.
Theo PLXH
Vùng đất "mẹ chết phải chôn con": Hủ tục rùng rợn
Theo quan niệm của người Mày (Quảng Bình), đứa bé mới chào đời thuộc về người mẹ. Bởi thế, trước sau gì thì người mẹ đã chết ấy cũng về bắt đứa bé đi, ai cố nuôi đứa bé cũng bị hồn ma người mẹ phạt vạ...
Từ xưa, giữa hoang vu này, khi bốn bề chỉ có rừng xanh ngắt cùng đá núi thâm u thì bất cứ người phụ nữ dân tộc Mày nào không may lìa đời lúc sinh nở thì y rằng đứa con còn đỏ hỏn vừa nhìn thấy ánh sáng mặt trời đó cũng phải chôn theo mẹ.
Thoát "án tử"
Theo quan niệm của người Mày ở xã Dân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), đứa bé mới chào đời thuộc về người mẹ. Bởi thế, trước sau gì thì người mẹ đã chết ấy cũng về bắt đứa bé đi. Ai cố nuôi đứa bé cũng bị hồn ma người mẹ phạt vạ, đặc biệt là người đàn bà nào dám cả gan cho đứa bé bú mớm. Do thế, ngay khi chị Lon chết, dù đau đớn, dù tiếc thương, nhưng gia đình anh Hồ Hoàng cũng nghĩ ngay đến việc... kết liễu cuộc đời đứa con máu mủ của mình.
Chị Hồ Thị Phúc, (ngoài cùng bên trái) là một nạn nhân được cứu thoát từ hủ tục chôn con.
Thấy dân bản ra ngoài mua thừng, bộ đội biên phòng cắm bản ở ngay đầu bản đã với theo hỏi. Nghe chuyện người ta đi mua thừng về để cột đứa bé theo mẹ, ngay lập tức các anh có mặt tại nhà chị Lon. Trung úy Trương Vĩnh Lê - Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cha Lo kể, vận động người dân bước qua hủ tục kinh hoàng trên là việc khó hơn bạt núi ngăn sông. Ai cũng ngoảnh mặt, ai cũng lắc đầu, ai cũng khăng khăng bảo: "Không giữ đứa bé được đâu, con ma nó không nghe đâu! Nếu cố giữ thì nó về nó bắt cả bản đấy!".
Là người từng lăn lộn khắp các bản làng ở nơi biên giới hoang vu này, trung úy Lê từng đối diện với nhiều tình huống khó nhưng bằng cái tâm của người lính sống hết mình với đồng bào, anh cũng đã vượt qua và chiến thắng. Thế nhưng, trước tình huống hiếm gặp này, anh đã thực sự bối rối, không biết xử lý làm sao!
Khuyên giải, vận động chán chê mà mọi người vẫn lắc đầu nguầy nguậy. Sau cùng, anh và anh em trong đội, có cả đại diện chỉ huy đồn phải cam kết như một lời "thề độc" là sẽ đứng ra chăm lo cuộc sống cho đứa bé và chịu mọi trách nhiệm nếu "con ma" bắt vạ.
Nghe "những người anh em" của mình nói những lời tâm can và chắc như đinh đóng cột đó, hết cách chối từ, dân làng mới buộc lòng ưng thuận. Vậy là đứa bé thoát khỏi án tử. Cũng chính từ sự gợi ý của bộ đội biên phòng, bởi đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ nên chị ruột của đứa bé là Hồ Thị Lê sẽ thay mẹ nuôi em. Đứa bé được đặt tên là Hồ Dưỡng.
Còn nguyên sợ hãi
Mẹ chết khi sinh nở thì phải chôn theo con, đó là hủ tục từ ngàn xưa để lại. Chính thế, ở bản Kai này, thằng bé Hồ Dưỡng cũng không phải là trường hợp đầu tiên thoát khỏi "án tử" khi đã bước một chân lên chuyến tàu về bên kia thế giới.
Theo sự giới thiệu của bộ đội biên phòng, chúng tôi tìm đến bản Bãi Dinh để tìm gặp chị Hồ Thị Phúc - người cũng may mắn được cứu sống khi vừa lọt lòng mẹ. Chị Phúc cũng là người Mày, được sinh ra ở bản Kai. Nhắc tới nơi mình cất tiếng khóc chào đời đó, tuy chẳng có chút hoài niệm nào, nhưng chị cũng thấy rùng mình sợ hãi. Nếu không có sự cưu mang, cứu giúp của bố mẹ nuôi cùng sự quyết liệt của bộ đội biên phòng thì chắc chắn chị đã theo mẹ về đất mất rồi.
Bà Hồ Thị Xa - mẹ nuôi của chị Phúc kể, vợ chồng bà lấy nhau đã lâu mà trời không thương, chẳng cho lấy mụn con để cửa nhà bớt phần quạnh quẽ. Bởi thế, năm ấy, khi nghe người ta kháo nhau, ở bản Kai người ta đang làm lễ để chôn sống một đứa bé do mẹ nó bị "ma bắt" khi sinh nở, bà đã tức tốc đến ngay. Người ta mong có con không được, đằng này... Nghĩ thế, bà gạt đám đông, gặp già làng dập đầu sống chết xin đứa bé về. "Khóc xin hết nước mắt, người ta mới cho đấy! Thực ra, nhìn đứa bé mắt trong veo ngơ ngác, chẳng ai nỡ giết nó nhưng luật tục là thế, không khác được nên mới khó!" -bà Xa hồi tưởng.
Theo trung úy Trương Vĩnh Lê, người Mày ở Kai còn nhiều hủ tục mà mới nghe chẳng ai dám tin là đang tồn tại ở thời đại văn minh này. Mẹ chết thì chôn theo con cũng chỉ là một trong những hủ tục kinh hoàng ấy. Giúp người dân xóa bỏ những hủ tục đã bám rễ, ăn sâu từ ngàn đời nay là nhiệm vụ không phải một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để.
Thoát khỏi hủ tục, chị Phúc được cha mẹ nuôi chăm chút hệt như con đẻ của mình. Năm tháng trôi qua, từ đứa trẻ đỏ hỏn, quặt quẹo, chị Phúc đã thành thiếu nữ và đã lấy chồng, sinh con đẻ cái. Chuyện trò với chúng tôi, chị bảo, chị chẳng thể ngờ chuyện đau đớn từng xảy ra với mình giờ vẫn còn dai dẳng tồn tại. Và, cứ mỗi lần nghe đâu đó tái diễn hủ tục kinh hoàng này, chị lại thêm một lần rùng mình kinh hãi.
Theo trung úy Trương Vĩnh Lê, người Mày ở Kai còn nhiều hủ tục mà mới nghe chẳng ai dám tin là đang tồn tại ở thời đại văn minh này. Mẹ chết thì chôn theo con cũng chỉ là một trong những hủ tục kinh hoàng ấy. Giúp người dân xóa bỏ những hủ tục đã bám rễ, ăn sâu từ ngàn đời nay là nhiệm vụ không phải một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để. Bởi thế, ngoài nhiệm vụ trấn ải thì việc giúp người dân loại bỏ dần những luật tục không còn phù hợp cũng là một nhiệm vụ thiêng liêng và vô cùng khó nhọc với những người lính mang quân hàm xanh nơi biên viễn xa xôi này.
Theo Dân Trí
Cháu bé mất mạng vì nhặt tiền rải đường của đám ma Từ chuyện cháu bé thiệt mạng nhiều người nghĩ nên bỏ tục lệ rắc tiền lẻ khi đưa đám ma. Hôm chủ nhật vừa rồi, thành viên Quangminhpro đã chia sẻ trên một diễn đàn ô tô xe máy thông tin về vụ tai nạn đau lòng ở Hà Nội được anh tận mắt chứng kiến. Sau khi xe tang đi qua và...