Làm rõ nhóm người giả danh thượng tướng, thiếu tướng Quân đội, Công an
Sáng 20/7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng xác minh, làm rõ nhóm người giả mạo cán bộ cấp cao Quân đội, Công an.
Thông tin ban đầu, khoảng 15h20 ngày 18/7, Trạm Kiểm soát biên phòng Cửa khẩu cảng Sa Kỳ thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) làm thủ tục cho 4 người (1 người mặc quân phục mang quân hàm thượng tướng, 1 người mặc quân phục mang quân hàm đại tá, 2 người còn lại mặc thường phục), ra đảo Lý Sơn để tham quan, du lịch.
Qua công tác kiểm tra, kiểm soát Trạm Kiểm soát biên phòng Cửa khẩu cảng Sa Kỳ nghi vấn và báo cáo về Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi.
Cơ quan chức năng làm việc với nhóm người giả danh cán bộ cấp cao Quân đội, Công an.
Khi nhận được báo cáo, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi đã chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ theo dõi mọi hoạt động của nhóm người này tại huyện Lý Sơn. Đến 7h15 ngày 19/7, 4 người này rời Lý Sơn để vào đất liền; đến 8h5 thì vào đến cảng Sa Kỳ. Lúc này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi cử lực lượng nghiệp vụ trực tiếp làm việc với đoàn.
Video đang HOT
Qua quá trình làm việc, đấu tranh thì 4 người, gồm: Bùi Đức Thắng (SN 1966, quê quán ở Thái Bình, nơi thường trú tại Hà Nội) mặc quân phục Quân đội, mang hàm thượng tướng; Nguyễn Ngọc Thuần (SN 1975, trú Hà Nội) mặc quân phục Quân đội, mang hàm đại tá; Nguyễn Thanh Tùng (SN 2001, trú tỉnh Thanh Hóa) khai là cận vệ; Lê Kim Bình (SN 1961, trú tỉnh Vĩnh Phúc, thường trú tại Hà Nội) tự giới thiệu là thiếu tướng Công an. Cả 4 người đều khai nhận là giả.
"Mảnh đất màu mỡ" cho những kẻ giả danh để lừa đảo
Giả danh cán bộ, người có chức quyền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm khá phổ biến hiện nay.
Mặc dù cơ quan Công an luôn tăng cường công tác tuyên truyền cách nhận biết và phòng ngừa các đối tượng giả danh trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội... để mọi người cảnh giác, nhưng thực tế vẫn còn nhiều nạn nhân sập bẫy với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng. Qua thực tế cho thấy, bên cạnh sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết thì lòng tham được xem là một trong những nguyên nhân chính để những kẻ giả danh vẫn còn đất diễn!
Trong tháng 6/2024, Công an các địa phương, đơn vị bắt giữ, truy tìm một số đối tượng giả danh cán bộ, người có chức quyền để chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, cuối tháng 6/2024, Cơ quan chức năng Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) đã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cái Bè (Tiền Giang) kiểm tra đối tượng mặc quân phục có biểu hiện nghi vấn.
Qua đấu tranh, đối tượng khai tên Nguyễn Thanh Khiêm, thừa nhận thường xuyên mặc quân phục với hàm Đại tá, tự xưng là Trưởng phòng Tình báo thuộc Tổng cục II. Khiêm thường đi lại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và "nổ" rằng mình có khả năng "chạy" dự án, xin việc làm, xin đi học... nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hiện vụ việc đã chuyển giao cho Công an huyện Cái Bè để điều tra mở rộng hành vi mạo danh của Khiêm và tìm bị hại để phục vụ công tác điều tra.
Hai đối tượng giả danh Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương và Đại tá Quân đội vừa bị bắt giữ.
Trước đó, ngày 21/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông báo truy tìm Đặng Thị Thu Cúc (SN 1995; ngụ phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án hình sự. Theo hồ sơ, mặc dù không có nghề nghiệp nhưng đi đến đâu Đặng Thị Thu Cúc cũng tự xưng mình là Phó Giám đốc chi nhánh một ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cúc cho biết ngân hàng của mình đang có nhiều thửa đất bị phát mãi để thanh toán khoản vay và rủ nhiều người cùng góp vốn mua đất, bán lại kiếm lãi cao. Tin tưởng Cúc, từ năm 2020 đến 2023 có 2 người nhiều lần chuyển khoản cho Cúc với tổng số tiền 60 tỷ đồng để góp mua tài sản phát mãi. Sau khi nhận tiền, Cúc không thực hiện như đã hứa hẹn và không trả lại tiền cho các bị hại.
Cùng thời điểm này, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Vũ (SN 1968, ngụ TP Hồ Chí Minh) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Khoảng tháng 1/2021, bà L. quen biết Trần Anh Vũ. Để thực hiện ý định chiếm đoạt tài sản, Vũ giới thiệu với bà L. mình là Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, có khả năng can thiệp mọi vụ việc liên quan đến các cấp chính quyền. Thời điểm này bà L. đang làm thủ tục chuyển nhượng 4.000m2 đất tại tỉnh Bình Dương nhưng do phát sinh tranh chấp với chủ đất giáp ranh nên không thể sang tên được. Bà L. nhờ Vũ giúp đỡ. Vũ nhận lời chưa được bao lâu thì trùng hợp cũng là lúc UBND phường Hưng Định, (TP Thuận An, Bình Dương) có quyết định xử lý dứt điểm vụ tranh chấp để bà L. hoàn tất thủ tục chuyển nhượng. Từ đó bà L. xem vũ là thần tượng của mình. Thấy "cá đã cắn câu" nên sau đó Vũ đưa ra thông tin gian dối là có khả năng giúp các doanh nghiệp nhận được nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, mua nhà đất với giá rẻ. Vốn đã tin tưởng Vũ nên bà L. không ngần ngại chuyển cho Vũ trên 30,5 tỷ đồng để làm thủ tục nhận vốn vay ưu đãi, mua nhà đất giá rẻ. Nhận tiền xong, Vũ cao chạy xa bay...
Từ thực tiễn cho thấy, những kẻ giả danh thường có trí nhớ rất tốt. Khi dự định giả danh cán bộ của cơ quan, đơn vị nào chúng tìm hiểu rất kỹ lai lịch của lãnh đạo, kể cả nhân viên của đơn vị đó. Chúng có thể nói vanh vách số điện thoại, số nhà, kể cả tên tuổi, nơi học hành của con cái các vị lãnh đạo. Nhiều đơn vị đăng lịch công tác của lãnh đạo trên trang web cũng được chúng học thuộc lòng và có thể "nổ" như bắp rang với người đối diện. Cao tay hơn, một số đối tượng giả danh còn hẹn gặp nạn nhân tại nơi mà chúng mạo danh cán bộ để tạo sự tin tưởng. Cụ thể, khi được nạn nhân hẹn gặp để trao đổi công việc... chúng thường kêu nạn nhân đến tận cơ quan để đón mình. Sau đó, chúng sẽ đến nơi tiếp dân của đơn vị đó để ngồi chờ. Khi nạn nhân đến là chúng đi ra như thể mình từ đơn vị đi ra vậy. Điều đó đã khiến các nạn nhân rất tin tưởng và dễ dàng sập bẫy...
Các đối tượng giả danh thường rất ma mãnh, "lì đòn" ngay cả khi bị bắt. Một cán bộ điều tra Công an TP Thủ Dầu Một kể, khi bắt giữ Dương Xuân Tú (SN 1983, quê Bắc Ninh, kẻ giả danh Thiếu tá Công an), đối tượng không tỏ ra sợ sệt mà thậm chí còn "nắn gân" những người thi hành nhiệm vụ. Đến khi cán bộ Công an chứng minh cho đối tượng thấy ở đơn vị mà đối tượng giả danh không có ai tên tuổi như đối tượng tự xưng thì lúc đó Tú mới thú nhận mình không phải là Công an.
Kiểm tra nơi ở của Tú tại một căn hộ thuộc chung cư, cơ quan Công an thu giữ 3 nón kê-pi, 1 bộ quân phục CAND cấp hàm Thiếu tá, 8 bảng tên mang tên Dương Hoàng Việt Anh với các chức danh Vụ trưởng vụ pháp chế, Trưởng phòng Thẩm định, Q.Chánh thanh tra cùng số tiền gần 128 triệu đồng.
Tú khai, để giả danh Công an nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, y mua bộ trang phục, quân hàm CAND qua mạng Internet với giá 2,5 triệu đồng rồi thuê căn nhà nói trên để ở nhằm thực hiện ý định. Trong thời gian sống tại căn hộ, Tú xưng tên là Việt Anh, thường xuyên mặc quân phục Công an và đánh tiếng với nhiều người là y có thể xin cho người khác vào làm trong ngành Công an, bảo lãnh cho đối tượng đang đi cai nghiện được về nhà... Bên cạnh việc giả danh Công an, Tú còn đóng vai cán bộ cao cấp làm việc tại Thanh tra Chính phủ; các bộ, ngành để nhận "chạy" dự án, chức quyền..
Những kẻ giả danh còn "đất diễn" bởi có nguyên nhân xuất phát từ lòng tham và sự thiếu hiểu biết của các bị hại. Hầu hết các nạn nhân bị "sập bẫy" đều là những người muốn kiếm lãi to từ những phi vụ làm ăn không đúng với quy định của pháp luật. Một số khác thì có tham vọng trở thành "ông nọ, bà kia" nên đã chấp nhận chi tiền để "chạy" chức, quyền. Một bộ phận phụ huynh muốn con em mình học trường tốt nhưng trái tuyến nên nhờ vả, xin xỏ. Nhiều người dính dáng đến các vụ kiện tụng nhưng thấy mình khó thắng kiện nên chạy thay đổi bản án có lợi cho mình...
Chuyến hàng chưa kịp đến đích Đồn BP Cửa khẩu cảng Sa Kỳ vừa phối hợp Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm (BĐBP Quảng Ngãi) và Công an địa phương bắt quả tang bà TTD (44 tuổi, trú xã Bình Châu, H Bình Sơn, Quảng Ngãi) có hành vi: 'Vận chuyển trái phép vật liệu nổ', thu giữ tang vật hơn 40kg thuốc nổ. Bà...