“Sập bẫy” cán bộ thuế rởm, người phụ nữ bị mất hơn 400 triệu đồng trong tài khoản
Thời gian gần đây, xuất hiện các đối tượng giả danh cán bộ thuế rồi yêu cầu người dân cài phần mềm giả mạo để lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Vừa qua, một người phụ nữ ở quận Long Biên ( Hà Nội) đã bị mất hơn 400 triệu đồng vì sập bẫy thủ đoạn này. Cụ thể, vào ngày 25/7, Công an phường Sài Đồng tiếp nhận đơn trình báo của chị V (SN 1973, HKTT tại quận Long Biên) về việc bị một đối tượng giả danh là cán bộ chi cục thuế gọi điện. Đối tượng sau đó đã gửi cho chị V một đường link và hướng dẫn chị truy cập để cài đặt phần mềm nộp thuế. Sau khi truy cập vào đường link để cài đặt phần mềm, chị V phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất hơn 400 triệu đồng. Lúc này, chị mới biết mình bị lừa đảo và đến cơ quan Công an trình báo.
Theo đại diện Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây, xuất hiện các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Người nộp thuế cài đặt các phần mềm, ứng dụng “Tổng cục thuế” giả mạo. Đặc biệt, các đối tượng còn dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI như: deepfake, deep voice…, để tạo ra các video giả mạo cán bộ thuế để lừa đảo. Nếu người dùng cài đặt phần mềm này có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại.
Video đang HOT
Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động, máy tính của người dùng từ xa để thực hiện: soạn, gửi tin nhắn SMS; mở khóa thiết bị di động; bật tắt mạng Internet, truy cập wifi; đọc, ghi danh bạ; đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi, tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Đặc biệt, các tin nhắn xác thực mã OTP, việc truy cập, chuyển tiền đều bị phần mềm gián điệp ẩn (không hỗ trợ cho người dùng) và chuyển cho các đối tượng lừa đảo mà chủ điện thoại không hề hay biết.
Trước tình hình trên, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan thuế qua các đường dẫn hoặc các hướng dẫn không chính thống được gửi qua tin nhắn, email… Không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính, điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế.
Người dân khi cài đặt các ứng dụng cần kiểm tra kỹ thông tin về ứng dụng, quyền truy cập và các tính năng của ứng dụng trước khi tải về và cài đặt; tránh cài đặt ứng dụng yêu cầu cấp quyền, truy cập tệp tin, truy cập tin nhắn, điều khiển màn hình…
Trường hợp nhận được các tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội và cuộc gọi bất thường hay có dấu hiệu lừa đảo nói chung, liên quan đến lĩnh vực thuế nói riêng; kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối tượng giả danh phóng viên khai nhận hành nghề buôn bán phế liệu
Sau khi bị công an bắt giữ vì giả danh phóng viên, đối tượng Hồ Văn Tam khai nhận bản thân hành nghề buôn bán phế liệu.
Ngày 1/5, Công an tỉnh Nghệ An thông tin, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳ Hợp đã bắt giữ 3 đối tượng giả danh nhà báo, phóng viên về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" bao gồm: Hồ Văn Tam (SN 1986, trú tại thôn Tranh Đấu, xã Gia Xuyên, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), Phạm Khương Duy (SN 1983) và Phạm Việt Thắng (SN 1987), cùng trú tại TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Ba đối tượng trên tự xưng là phóng viên Tạp chí Sức khỏe, Môi trường và Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam đến làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp để yêu cầu "hợp tác", viết bài và "vận động" ủng hộ kinh phí nhân dịp lễ 30/4 - 1/5.
Sau khi bị bắt giữ, đối tượng Hồ Văn Tam khai nhận bản thân làm nghề buôn bán phế liệu, thường trú tại TP. Thái Nguyên. Duy, Thắng là phóng viên thử việc của Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam, địa bàn hoạt động từ Ninh Bình trở ra phía Bắc.
Đối tượng Hồ Văn Tam khai nhận hành nghề buôn bán phế liệu. (Ảnh: Công an Nghệ An)
Côn an xác định, do nhận thấy môi trường đang là vấn đề nhạy cảm nên các đối tượng đã cấu kết với nhau lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đối tượng Hồ Văn Tam phối hợp với một đối tượng khác có được giấy giới thiệu giả. Sau đó tự viết vào giấy với nội dung đến các cơ quan, đơn vị thu thập thông tin phục vụ làm chuyên đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, 3 đối tượng dùng các giấy tờ này để gây sức ép các cơ quan, doanh nghiệp, "đặt vấn đề" quảng cáo và ủng hộ, nhằm chiếm đoạt tiền chia nhau.
Một nguồn tin của VietNamNet cho biết: "Cả 3 người này đã đi nhiều nơi liên hệ làm việc. Quá trình làm việc, đơn vị nào đưa tiền thì 3 người chia nhau tiêu xài. Một người buôn bán phế liệu được scan giấy giới thiệu đi làm việc và trả tiền hằng tháng cho người ở tạp chí".
Hiện, vụ việc đang được Công an huyện Quỳ Hợp tiếp tục mở rộng điều tra.
'Nữ quái' bịa chuyện có chồng làm to để lừa đảo Ngô Hoàng Lan đã dùng thủ đoạn giả danh có chồng là cán bộ cấp cao trong quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Bị cáo Ngô Hoàng Lan tại phiên tòa xét xử. Ngày 12/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Ngô Hoàng Lan (SN 1977, trú tại xã Tân Lập,...