Làm rõ giá cước Internet cao bất thường ở Phú Mỹ Hưng
Ngày 12/4, người dân sống tại khu dân cư Green Valley đồng loạt ký vào đơn kiến nghị việc họ phải chịu mức phí Internet hàng tháng quá cao nhưng chất lượng lại không tương xứng.
Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và truyền hình cáp báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ Internet ở khu dân cư Phú Mỹ Hưng ( quận 7, TP.HCM) trước ngày 24/4.
Sở yêu cầu các đơn vị cung cấp làm rõ về đơn giá chi tiết cung cấp dịch vụ, đồng thời trình bày các khó khăn vướng mắc nếu có trong quá trình triển khai hạ tầng dịch vụ tại khu vực này.
Yêu cầu trên xuất phát từ việc người dân tại Green Valley phải chịu giá cước Internet giá trên trời nhiều năm qua, không có lựa chọn khác và chất lượng dịch vụ không như cam kết.
Người sống tại khu dân cư Green Valley chỉ có một lựa chọn sử dụng Internet từ SST với giá gấp đôi thị trường.
Theo đó, công ty New Life, Trung tâm Điện thoại Sài Gòn (SST) chịu trách nhiệm khai thác kinh doanh hạ tầng viễn thông do Phú Mỹ Hưng chuyển giao. SST chỉ cung cấp một gói cước Internet duy nhất có tốc độ 45 Mbps với mức giá 650.000-770.000 đồng/ tháng.
Video đang HOT
Theo người dân tại Green Valley, mức giá này cao gấp đôi so với các gói cước trên thị trường. Hiện nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ Internet như Viettel, FPT, VNPT, chỉ tính giá từ 300.000-400.000/tháng cho gói cước tốc độ 40-45 Mbps.
“Việc cung cấp một gói dịch vụ Internet với mức giá từ 650.000 đồng/tháng buộc cư dân chúng tôi hoặc đồng ý hoặc không sử dụng Internet chứ không có sự lựa chọn nào khác. Ngoài ra, chất lượng Internet còn chập chờn, không đảm bảo tốc độ cam kết”, cư dân Green Valley viết trong đơn kiến nghị.
Vì vậy, người dân tại Green Valley yêu cầu chủ đầu tư phải áp dụng giá dịch vụ tương tự những nơi khác ngoài khu Phú Mỹ Hưng. Đồng thời, đơn vị cung cấp mạng phải bổ sung thêm các gói cước có gí thấp hơn để người dân có thêm tùy chọn dựa trên điều kiện kinh tế. Ngoài ra, chất lượng Internet của đơn vị cung cấp cần được đáp ứng tốc độ đã cam kết.
Không chỉ cư dân Green Valley, người dân các chung cư khác ở Phú Mỹ Hưng cũng đã than phiền về tình trạng độc quyền Internet, giá cao vô lý và mạng chậm trong nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết.
“Khi chuyển vào ở Phú Mỹ Hưng, tôi được báo giá cước Internet 770.000 đồng/tháng. Sau đó, gói cước này giảm còn 650.000 đồng/tháng. Đây là mức giá không thể chấp nhận được và chất lượng rất tệ. Sau đó tôi quyết định dùng 4G phát qua điện thoại. Tính ra, với nhu cầu của tôi tiền mua dung lượng 4G còn rẻ hơn đăng ký dịch vụ mạng do New Life cung cấp”, Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên trường Đinh Thiện Lý hiện đang sống tại Phú Mỹ Hưng chia sẻ.
Zing đang liên hệ với New Life và công ty Phú Mỹ Hưng để có thêm thông tin.
Trọng Hưng
Giá cước Internet Việt Nam đang ở đâu so với các nước?
Báo cáo của Picodi chia sẻ vào tháng 12/2019 cho thấy, so với các nước ở Châu Á, giá cước trung bình trên 1 Mb/s của Việt Nam tương đương với Ấn Độ, cao hơn Trung Quốc và thấp hơn một số nước như Philippines, Indonesia, Thái Lan...
Cụ thể, theo Picodi, 20 năm trước đây, chỉ có 4,1% dân số thế giới có quyền truy cập Internet. Năm 2019, có hơn 4,5 tỷ người dùng Internet hoạt động, chiếm 58,8% số người trên Trái đất.
Để so sánh giá cước Internet các nước trên thế giới, Picodi.com đã xem xét giá của 233 nhà cung cấp Internet lớn nhất tại 62 quốc gia, trong đó Việt Nam bao gồm 3 nhà mạng lớn nhất (FPT, Viettel và VNPT).
Tuy nhiên, Picodi cũng lưu ý bảng so sánh giá cước này chỉ bao gồm gói cước cơ bản, không bao gồm các gói cước kèm truyền hình cáp hoặc điện thoại và đơn vị là USD.
Báo cáo của Picodi cho rằng, thống kê của Speedtest.net, tốc độ trung bình toàn cầu của băng thông rộng- broadband internet lên tới 70 Mb/s (tháng 12 năm 2019). Mặt khác, 100 Mbps là tốc độ được cung cấp thường xuyên nhất ở hầu hết các quốc gia - 55 quốc gia trên 62. Ngày nay, tốc độ như vậy cho phép duyệt web mượt mà trên nhiều thiết bị cùng lúc và xem các dịch vụ phát trực tuyến ở độ phân giải 4K cao nhất (UHD).
Nhưng ở một số quốc gia như Ba Lan, Romania, Pháp hoặc Singapore, các nhà cung cấp Internet lớn không cung cấp những gói mạng có tốc độ thấp. Ở Ba Lan và Romania, gói thấp nhất hiện có là 150 Mb/s, ở Pháp - 200 Mb/s và ở Singapore - 500 Mb/s. Mặt khác, tại các quốc gia như Tajikistan, Turkmenistan hay Việt Nam, tốc độ 100 Mb/s vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Trong số các quốc gia được khảo sát, mức giá lớn nhất cho Internet 100 Mb/s đã được ghi nhận ở Nam Phi với 87 USD/tháng. Những người sống ở các quốc gia phía Bắc như Iceland hoặc NaUy sẽ phải chi trả khoảng 69 USD/tháng. Tốc độ 100 Mbps có giá rẻ nhất là ở các nước Đông Âu như Moldova (10 USD/tháng), Nga (8 USD/tháng) và Ukraine (6 USD/tháng).
Bên cạnh đó, báo cáo của Picodi đã chia sẻ một góc nhìn khác: Với 20 USD (gần 464.000 đồng mỗi tháng), người dùng mỗi quốc gia được sử dụng gói cước Internet như thế nào. Từ đó, báo cáo của Picodi khẳng định, trong số 62 quốc gia có trong báo cáo thì 25 nước không thể xếp hạng. Úc, Brazil, Đức, Thụy Sĩ, Chile, Ý, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ và RSA - tại các quốc gia này, Internet cáp quang không giới hạn cho cư dân từ các nhà cung cấp lớn có chi phí hơn 20 USD mỗi tháng.
Ngoài ra, cũng theo Picodi, tốc độ Internet cao nhất là 1 Gb/s có thể được tìm thấy ở Romania, Moldova, Ấn Độ, Hungary, Latvia và Ukraine với mức giá dưới 20 USD/tháng. Số tiền như vậy đủ để chi trả cho một gói cước Internet siêu nhanh như ở Nga (890 Mb/s), Trung Quốc và Litva (600 Mb/s ở cả hai quốc gia).
Theo dữ liệu của Picodi.com, ở nhiều quốc gia, Internet 1 Gb/s là một thứ xa xỉ với chi phí rất cao. Tại 24 trong số 44 quốc gia nơi các nhà cung cấp cung cấp tốc độ như vậy, cước phí hàng tháng vượt quá 50 USD. Internet siêu nhanh có cước phí đắt nhất ở Áo và Úc, với giá lần lượt là 220 USD và 231 USD. Mặt khác, Internet 1 Gb/s rẻ nhất có sẵn ở Romania, chỉ với 9 USD mỗi tháng. Hiện tại Việt Nam chỉ có gói cước Internet với tốc độ cao nhất là 70 Mbps.
Nghiên cứu này của Picodi bao gồm 62 quốc gia, bao gồm các nước nhóm G20, các quốc gia nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha lớn nhất, cũng như các quốc gia Liên Xô cũ.
Báo cáo đã xem xét các nhà cung cấp Internet lớn cung cấp Internet cáp quang dân dụng không giới hạn hoặc công nghệ tiên tiến nhất hiện có trong mỗi quốc gia và loại trừ giá áp dụng sau khi kết thúc tỷ lệ khuyến mại trong thời gian giới hạn. Toàn bộ danh sách các quốc gia và nhà cung cấp có sẵn ở đây.
Để chuyển đổi tiền tệ, Picodi đã sử dụng tỷ giá hối đoái trung bình cho tháng 10 và tháng 11 năm 2019.
Theo ITC News
Người dùng Internet VN phản ứng khi Facebook xóa Trường Sa, Hoàng Sa Trước thông tin Facebook xóa Hoàng Sa, Trường Sa khỏi bản đồ Việt Nam, người dùng Internet trong nước đã bày tỏ sự phẫn nộ, phản đối. "Tôi vừa xóa Facebook. Không có lợi ích gì cho bản thân và đất nước tôi cả", tài khoản Thành Nam để lại bình luận kèm đánh giá 1 sao cho Facebook trên kho ứng dụng...