Lạm phát ở Eurozone lên mức cao kỷ lục gần 10%
Lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) tiếp tục gia tăng và theo đánh giá sơ bộ của Cơ quan Thống kê châu Âu ( Eurostat), mức lạm phát tháng 9 trong khu vực lên tới xấp xỉ 10%, mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro chính thức ra đời.
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn số liệu của Eurostat công bố ngày 19/10 cho biết lạm phát tại Eurozone trong tháng 9/2022 đã tăng lên mức 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1% so với mức dự báo đưa ra cuối tháng 9, nhưng cao hơn nhiều so với mức 9,1% ghi nhận trong tháng trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999.
Theo Eurostat, lạm phát tháng 9 ở mức cao chủ yếu do giá năng lượng tăng mạnh, lên tới 40,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, giá thực phẩm chưa chế biến cũng tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá hàng hoá công nghiệp không sử dụng năng lượng, như các dịch vụ, cũng tăng mạnh hơn. Lạm phát cơ bản, vốn không tính đến giá các mặt hàng đặc biệt dễ bị biến động như năng lượng và thực phẩm, đã tăng từ 4,3% lên 4,8%. Ba nước khu vực Baltic tiếp tục có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong Eurozone với hơn 20%, trong đó Estonia có tỷ lệ lạm phát cao nhất ở mức 24,1%. Theo tiêu chuẩn châu Âu, tỷ lệ lạm phát ở Đức tăng lên 10,9% trong khi Pháp có tỷ lệ lạm phát thấp nhất khu vực, với 6,2%.
Video đang HOT
Do mức lạm phát phi mã, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vốn đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2% đã bắt đầu tăng lãi suất sau thời gian dài do dự. Gần đây nhất trong tháng 9/2022, ECB đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75 điểm phần trăm lên 1,25%, lần tăng lãi suất lớn nhất kể từ khi đồng euro ra đời. Do sức ép ngày càng gia tăng, ECB có thể tiếp tục phải đưa ra các biện pháp đối phó tại cuộc họp về chính sách tiền tệ diễn ra vào tuần tới, có thể với một đợt tăng lãi suất mạnh tiếp theo.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức ( Bundesbank) Joachim Nagel mới đây đã lên tiếng ủng hộ việc tăng lãi suất mạnh tại cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB tới đây.
Lần đầu trong 20 năm, đồng USD mạnh hơn euro trên sàn giao dịch ở Nga
Đồng euro đã giảm giá xuống thấp hơn đồng USD trên Sàn giao dịch Moskva vào ngày 12/7 trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào suy thoái.
Đồng euro (phía trên) và đồng USD tại Brussels, Bỉ, ngày 7/7. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, 1 đồng USD đổi được 58,7 ruble, trong khi 1 đồng euro đổi được 58,52 ruble vào lúc 17 giờ 56 ngày 12/7 (giờ Việt Nam).
Trên các sàn giao dịch quốc tế, đồng euro đang tiến gần đến mức ngang bằng với đồng USD. Trong giao dịch ngoại hối, đồng tiền của châu Âu giảm xuống chỉ còn tương đương 1,0001 USD, mức thấp nhất trong 20 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, đồng euro đã giảm 12% giá trị so với đồng USD trong năm nay. Nguyên nhân là giá năng lượng tăng cao sau xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga - nhà cung cấp năng lượng chính của lục địa này - đã gây tổn hại cho các nền kinh tế châu Âu.
Ông Yegor Zhilnikov, nhà phân tích tại bộ phận Phân tích Kinh tế và Công nghiệp của ngân hàng Promsvyazbank, nhận định: "Lần đầu tiên sau 20 năm, đồng euro và đồng USD đã ngang giá trong bối cảnh đồng tiền của Mỹ tiếp tục tăng giá khi thị trường dự đoán về chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Chúng tôi tin rằng cho đến cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 21/7, các yếu tố động lực có thể tiếp tục và đồng USD sẽ trở nên đắt hơn so với tiền tệ của châu Âu".
Tâm trạng lo lắng ngày càng tăng về nguồn cung khí đốt của Nga đã làm tăng thêm áp lực lên đồng tiền chung châu Âu. Ngày 11/7, tập đoàn Gazprom của Nga đã ngừng hoạt động đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt đến châu Âu để bảo trì hàng năm vào mùa hè. Quá trình bảo trì kéo dài đến ngày 21/7 theo lịch trước đó và đã thống nhất giữa nhà vận hành và tất cả các đối tác.
Bà Fiona Cincotta, nhà phân tích thị trường tài chính cấp cao tại City Index, nói: "Ngày càng có nhiều lo ngại rằng Nga có thể không chuyển nguồn cung cấp khí đốt trở lại sau 10 ngày nữa khi công việc bảo trì kết thúc. Điều này có thể gây ra suy thoái ở châu Âu".
Trong khi đó, thị trường đang tập trung chú ý vào các dữ liệu lạm phát ở Mỹ, dự kiến được công bố trong ngày 13/7, trong đó tỷ lệ lạm phát có thể ở mức 8,8%. Theo giới chuyên gia, khi lạm phát ở mức cao, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ có thể phải tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng này. Do vậy, việc Mỹ có thể tiếp tục tăng mạnh lãi suất, trong khi khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone trong tháng này mới có kế hoạch thay đổi lãi suất, càng khiến đồng USD đi lên và gây áp lực đối với đồng euro.
Lạm phát ở EU đạt kỷ lục mới Theo dữ liệu của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát hàng năm trong tháng 5/2022 của EU đã đạt mốc kỷ lục mới khi tăng lên 8,8%. Trong phạm vi hẹp hơn là khu vực đồng euro cũng ghi nhận mức lạm phát cao nhất kể từ khi đồng euro được tạo ra ở mức 8,1%. Cộng hòa Séc là...