Lạm phát leo thang phi mã tại Venezuela
Venezuela dự kiến phát hành tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 1 triệu Bolivar vào tuần tới. Tuy nhiên, khi quốc gia bị cấm vận đang phải đối mặt với tình trạng siêu lạm phát, tờ tiền này chỉ còn giá trị khoảng 50 xu.
1 triệu Bolivar chỉ tương đương 50 xu vì tình trạng lạm phát. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin RT (Nga), Ngân hàng Trung ương Venezuela hôm 5/3 đã thông báo rằng họ sẽ phát hành 3 tờ tiền giấy mới có mệnh giá 200.000, 500.000 và 1 triệu Bolivar. Các mệnh giá tiền mới sẽ được lưu hành từ ngày 8/3.
Cơ quan quản lý cho biết những tờ tiền này nhằm “bổ sung và tối ưu hoá các mệnh giá hiện tại để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế quốc gia”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay cả khi cộng 3 mệnh giá tiền này lại với nhau, chúng chỉ có giá trị thấp hơn 1 USD (khoảng 23.000 đồng) theo tỉ giá chính thức hiện tại. Tính đến ngày 5/3, 1 USD đổi được khoảng 1,889 triệu Bolivar, có nghĩa là 1 triệu Bolivar chỉ có giá trị tương đương khoảng 52 xu.
Nền kinh tế của Cộng hòa Bolivar Venezuela đã phải chịu nhiều sức ép lớn trong những năm gần đây, khi Mỹ giáng đòn trừng phạt vào nước này. Nền kinh tế của Venezuela vẫn tiếp khủng hoảng, các dịch vụ cơ bản như vận tải, điện, nước sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn đang hoành hành.
Năm 2020 là năm thứ 7 liên tiếp quốc gia giàu dầu mỏ này rơi vào suy thoái. Quốc gia này đang phải hứng chịu tình trạng lạm phát phi mã, theo báo cáo đã chạm mức 3.000% vào năm ngoái.
Hồi cuối tháng 4/2020, Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã tăng 77,7% mức thu nhập tối thiểu cho người dân nước này, bao gồm cả lương cơ bản và gói trợ cấp lương thực. Song đến nay, khoản thu nhập này chỉ tương đương với khoảng 2,8 USD, không đủ để mua 1kg thịt lợn.
Theo thống kê, mỗi gia đình gồm có 4 thành viên ở Venezuela cần phải có mức thu nhập khoảng 200 USD để có thể chi phí cho tất cả các dịch vụ cơ bản.
Số đơn xin tị nạn tại EU giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm
Số đơn xin tị nạn tại Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 31% trong năm 2020 xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua, trong bối cảnh các nước áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người xin tị nạn tại Hy Lạp. Ảnh tư liệu: picture alliance
Theo Văn phòng hỗ trợ tị nạn châu Âu (EASO) ngày 18/2, trong năm ngoái, số đơn đăng ký xin tị nạn được gửi tới 27 nước thành viên EU cùng với Na Uy và Thụy Sỹ là 461.300 đơn, thấp hơn nhiều so với mức 671.200 đơn hồi năm 2019. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2013, chủ yếu do các nước áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại khẩn cấp nhằm khống chế đà lây lan của dịch COVID-19.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, EU đã triển khai các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với những hành khách đến từ các nước ngoài khối. Một số quốc gia thành viên cũng áp dụng các biện pháp sàng lọc các đối tượng mắc virus SARS-CoV-2 ở khu vực biên giới với các nước EU khác, cắt giảm hoặc giảm một số kênh hỗ trợ nhập cư và tị nạn. Điều này đã ảnh hưởng đến những người xin tị nạn vào khối, hầu hết trong số họ đến từ Syria, Afghanistan, Venezuela, Colombia và Iraq.
Cũng theo EASO, 4% đơn xin tị nạn được tiếp nhận vào năm ngoái là trên danh nghĩa trẻ vị thành niên không có người đi kèm, tăng 1% so với năm 2019. Bất chấp đại dịch, cơ quan chức năng các nước đang xử lý các đơn xin tị nạn mới ở tốc độ gần như tương đương năm 2019, cho phép họ phần nào giải quyết khoảng 17% số đơn bị tồn đọng dù vẫn còn 412.600 trường hợp vẫn đang chờ xử lý.
Nhìn chung, các quốc gia thành viên EU công nhận 32% đơn yêu cầu là những trường hợp tị nạn thật sự, không thay đổi so với các năm trước. Công dân Syria, Eritrea và Yemen nằm trong nhóm nộp đơn xin tị nạn được chấp thuận đông đảo nhất. Trong khi đó, chỉ khoảng 3% số đơn xin tị nạn của người Colombia và Venezuela là thành công.
Vòng quanh thế giới với những cách đón năm mới độc đáo Ở mỗi quốc gia trên thế giới, phong tục đón giao thừa chào năm mới đều mang những màu sắc và nét độc đáo, thú vị riêng. Tuy nhiên năm nay do đại dịch COVID-19, nên người dân trên thế giới hạn chế các hoạt động tụ tập ngoài trời mà đón năm mới tại nhà. Nhưng dù thế nào thì tựu chung...