Lạm phát cuối năm sẽ hạ nhiệt
Mặc dù CPI bình quân 7 tháng đã “nhỉnh” hơn so với mục tiêu 4% của Chính phủ đề ra, tuy nhiên, dự báo áp lực lạm phát sẽ giảm trong những tháng cuối năm khi giá thực phẩm nhất là giá thịt lợn giảm, giá dầu ở mức thấp và giá điện không tăng.
Lạm phát dự báo sẽ giảm nhanh vào đầu quý IV/2020. Ảnh: Duy Thái.
Áp lực lạm phát sẽ giảm cuối năm
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát tháng 7 tăng 3,4% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 3,2% của tháng 6). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do sự tăng lên của nhóm vận tải (tăng 3,9%) và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,5%). CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2020 tăng 4,1% so với cùng kỳ 2019, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ là kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Theo dự báo của các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), lạm phát sẽ giảm nhanh kể từ đầu quý IV/2020, do mức chênh lệch giữa giá thịt lợn hơi trong quý IV/2020 so với cùng kỳ sẽ thu hẹp đáng kể so với mức chênh lệch của giữa 9 tháng đầu năm 2020 và cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, VNDIRECT dự báo giá thịt lợn hơi bình quân quý IV/2020 ở mức 82.000 đồng/kg, chỉ tăng 11,6% so với quý IV/19 và thấp hơn mức giá bình quân ước tính cho 9 tháng đầu năm 2020 là 84.000 đồng/kg. Trong khi đó, mức giá bình quân của 9 tháng đầu năm 2020 cao gần gấp đôi so với mức giá bình quân trong 9 tháng đầu năm 2019. Do đó, dự báo chỉ số giá tiêu dùng của nhóm ngành lương thực và thực phẩm trong quý IV/2020 sẽ giảm mạnh so với mức 11,9% so với cùng kỳ của tháng 7.
“Chúng tôi giữ nguyên dự báo CPI bình quân năm 2020 tăng 3,2% so với cùng kỳ dựa trên các giả định chính sau: giá dầu Brent bình quân nửa cuối năm 2020 ở mức 43 – 45 USD/thùng; Chính phủ không tăng giá điện trong 6 tháng cuối năm 2020″ – chuyên gia của VNDIRECT cho hay.
Sang năm 2021, VNDIRECT dự báo áp lực lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2021 do giá thịt lợn hơi có thể tiếp tục giảm sau khi quy mô đàn lợn trong nước dần phục hồi về mức trước dịch tả lợn châu Phi.
“Dự báo CPI bình quân năm 2021 tăng 2,9% so với cùng kỳ, dựa trên các giả định chính sau: Giá thịt lợn hơi bình quân năm 2021 giảm 14,0% so với cùng kỳ xuống 72.000 đồng/kg; kỳ vọng giá dầu thô Brent trung bình năm 2021 ở mức 50 USD/thùng ( 14,2% so với cùng kỳ); và giá điện bán lẻ có thể tăng 5 – 8% trong nửa đầu năm 2021″ – các chuyên gia của VNDIRECT đưa ra giả định.
GDP có thể phục hồi lên mức 7,1% trong năm 2021
Theo các chuyên gia của VNDIRECT, năm 2021, kỳ vọng nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và đẩy lùi nhờ vắc-xin. Hiện nay, có rất nhiều loại vắc-xin đang được phát triển trên thế giới và dự kiến sản xuất thương mại từ đầu năm 2021.
“Chúng tôi kỳ vọng rằng việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp đẩy lùi COVID-19 trên toàn cầu, từ đó tạo ra tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới từ năm tới” – chuyên gia VNDIRECT cho hay.
Cụ thể, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu, sẽ giúp hàn gắn lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị phá hủy một phần do tác động của Covid-19 cũng như giúp gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc nối lại các chuyến bay quốc tế với mục đích thương mại sẽ thúc đẩy sự hồi phục của ngành du lịch, một trong hai động lực tăng trưởng chính của ngành dịch vụ Việt Nam trong năm 2021, bên cạnh sự phục hồi của tiêu dùng nội địa.
Cũng theo các chuyên gia này, tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tăng mạnh trong năm 2021. Động lực sẽ đến từ việc Chính phủ tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm phát thấp trong năm tới; và vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi trong năm 2021 nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.
“Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 tăng 7,1% so với cùng kỳ, trong đó ngành nông, lâm, thủy sản tăng 3,1% so với cùng kỳ, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 8,9% so với cùng kỳ và ngành dịch vụ tăng 7,1% so với cùng kỳ” – chuyên gia VNDIRECT dự báo./.
VNDirect: Lạm phát và lãi suất sẽ cùng giảm trong nửa cuối năm
VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ giảm 0,25-0,5 điểm% trong nửa cuối năm, trong đó, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn có thể giảm mạnh hơn so với các kỳ hạn dài.
Video đang HOT
VNDirect: Lạm phát và lãi suất sẽ cùng giảm trong nửa cuối năm
Hạ dự báo tăng trưởng
Làn sóng lây nhiễm thứ hai diễn ra từ tháng 7 đang tác động tiêu cực đến hầu hết các khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020, đặc biệt là ngành dịch vụ và thị trường lao động.
Trong một báo cáo nhận định về kinh tế vĩ mô công bố mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect đã hạ triển vọng tăng trưởng và đưa ra hai kịch bản cho nửa cuối năm 2020.
Ở kịch bản cơ sở, VNDirect hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 xuống 3,5%, dựa trên giả định Việt Nam có thể khống chế hoàn toàn làn sóng Covid-19 thứ 2 vào cuối quý III/2020. Cùng với đó, TP. HCM và Hà Nội sẽ không phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Thêm vào đó, các chuyến bay quốc tế phục vụ mục địch thương mại có thể được cấp phép từ giữa quý IV/2020. Song song, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) có thể ngăn chặn hiệu quả làn sóng Covid-19 thứ 2 và tiếp tục tiến trình mở cửa trở lại nền kinh tế.
Trong kịch bản cơ sở của VNDirect, ngành dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng Covid-19 thứ 2. Một số phân ngành dịch vụ như dịch vụ lưu trú và ăn uống, lữ hành, vận chuyển hành khách, giải trí có thể tăng trưởng âm trong quý III/2020 trước khi bắt đầu phục hồi từ quý IV/2020 sau khi Chính phủ nới lỏng các quy định giãn cách xã hội hiện đang áp dụng tại một số địa phương, cũng như cho phép các dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động trở lại.
"Chúng tôi dự báo ngành dịch vụ chỉ tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm 2020, cao hơn mức tăng trưởng 0,6% của 6 tháng đầu năm 2020, tuy nhiên thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 7,7% của 6 tháng cuối năm 2019", VNDirect nêu quan điểm.
Đối với ngành công nghiệp và xây dựng, VNDirect cho rằng ngành này có thể ít chịu tác động hơn bởi làn sóng Covid-19 thứ 2 so với ngành dịch vụ và dự kiến tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020, cải thiện so với mức tăng trưởng 3,0% trong nửa đầu năm 2020.
Hai lý do thúc đẩy sự lạc quan này là chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần được nối lại khi các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại, cùng với đó, Chính phủ tăng tốc đầu tư công có thể thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng trong 6 tháng cuối năm 2020.
Đối với ngành nông, lâm, thủy sản, VNDirect cho rằng ngành này sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh trong nửa cuối năm 2020 nhờ thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang mở cửa trở lại nền kinh tế, sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với nông sản của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản như cá tra và tôm. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh phục hồi đàn lợn sau khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát.
"Chúng tôi dự báo tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản tăng 3,2% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm 2020, từ mức 1,2% trong nửa đầu năm", phía VNDirect cho hay.
Tựu trung, cả năm 2020, ngành nông, lâm thủy sản dự kiến tăng trưởng 2,3%; ngành công nghiệp và xây dựng dự kiến tăng 5,1%; ngành dịch vụ dự kiến tăng 2,1%.
VNDirect kỳ vọng GDP năm 2020 sẽ tăng trưởng 3,5% nếu không có đợt dịch nào bùng phát thêm từ nay đến hết năm
Tuy nhiên, trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến xấu hơn, VNDirect cho rằng tăng trưởng GDP có thể chỉ đạt 2,3%.
Kịch bản tiêu cực này xảy ra khi đợt lây nhiễm thứ 2 kéo dài hơn dự kiến và chỉ được kiểm soát hoàn toàn vào giữa quý IV/2020. Cùng với đó, TP. HCM và Hà Nội có thể phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Thêm vào đó, các chuyến bay quốc tế với mục đích thương mại có thể không được cấp phép cho đến cuối năm 2020. Ngoài ra, quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế của các nước lớn có thể bị gián đoạn hoặc đảo ngược do số ca lây nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh.
Đối với năm 2021, VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể phục hồi lên mức 7,1% trong năm 2021 khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và đẩy lùi nhờ vắc-xin.
Lạm phát và lãi suất sẽ cùng giảm trong nửa cuối năm
Báo cáo vĩ mô của VNDirect cũng nêu nhận định về diễn biến của lạm phát, lãi suất và tỷ giá.
Công ty chứng khoán này cho biết chỉ số tiêu dùng CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2020 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, cao hơn một chút so với mục tiêu của Chính phủ là kiểm soát lạm phát dưới 4%.
"Chúng tôi dự báo lạm phát sẽ giảm nhanh kể từ đầu quý IV/2020 do mức chênh lệch giữa giá thịt lợn hơi trong quý IV/2020 so với cùng kỳ sẽ thu hẹp đáng kể so với mức chênh lệch của giữa 9 tháng đầu năm 2020 và cùng kỳ năm 2019. Do đó, chúng tôi dự báo chỉ số giá tiêu dùng của nhóm ngành lương thực và thực phẩm trong quý IV/2020 sẽ giảm mạnh. Chúng tôi giữ nguyên dự báo CPI bình quân năm 2020 tăng 3,2% so với cùng kỳ", báo cáo của VNDirect nhấn mạnh.
VNDirect dự báo áp lực lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2021 do giá thịt lợn hơi có thể tiếp tục giảm sau khi quy mô đàn lợn trong nước dần phục hồi về mức trước dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, CPI bình quân năm 2021 dự báo tăng 2,9% so với năm 2020.
Giá thịt lợn ảnh hưởng lớn đến lạm phát từ đầu năm đến nay
Về chính sách tiền tệ, nhóm chuyên gia kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và hạ lãi suất điều hành (lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn) khoảng 0,25-0,5% trong nửa cuối năm 2020.
"Chúng tôi cũng kỳ vọng lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ giảm 0,25-0,5 điểm% trong nửa cuối năm, trong đó lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn có thể giảm mạnh hơn so với các kỳ hạn dài.
Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu tín dụng vẫn ở mức thấp trong nửa cuối năm do nhiều doanh nghiệp quyết định tạm dừng mở rộng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát. Chúng tôi dự báo tín dụng cả năm 2020 tăng khoảng 8-9% so với cùng kỳ, trong khi cung tiền M2 sẽ tăng nhanh hơn một chút ở mức 9-10% so với cùng kỳ", báo cáo của VNDirect nêu.
Cho năm 2021, công ty chứng khoán này cho rằng NHNN sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm phát năm tới ở mức thấp. Tuy nhiên, NHNN sẽ giữ nguyên các lãi suất điều hành chủ chốt so với mặt bằng lãi suất dự kiến vào cuối năm 2020. Thay vào đó, cơ quan này có thể hỗ trợ thị trường tiền tệ thông qua thị trường mở, gia tăng dự trữ ngoại hối, nâng trần tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại hoặc lùi thời hạn áp dụng các tiêu chuẩn an toàn tài chính cao hơn đối với các ngân hàng thương mại.
Liên quan đến tỷ giá, VNDirect nhận thấy ít rủi ro từ bên ngoài đối với tỷ giá của Việt Nam do các nền kinh tế lớn duy trì nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời dự báo tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong phạm vi tương đối hẹp là khoảng 23.300-23.500 đồng/USD trong nửa sau năm 2020.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng rằng đồng đô la Mỹ sẽ vẫn yếu trong năm 2021 do Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng. "Do đó, chúng tôi nhận thấy ít rủi ro đối với tỷ giá Việt Nam trong năm 2021 và chúng tôi dự báo đồng Việt Nam chỉ mất giá nhẹ trong khoảng 0,5-1,5% so với đồng đô la Mỹ trong năm 2021 nhằm cân bằng giữa mục tiêu ổn định tỷ giá và hỗ trợ xuất khẩu", nhóm chuyên gia cho biết quan điểm.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 lên 3,0% từ 1,6% trước đó. Tuy nhiên, HBSC hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống còn 8,5% từ 9,1% trước đó. Photo: Turkish Airlines HSBC hôm nay đã công bố báo cáo "Vietnam at a glance" nhìn lại kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2020. Dù rằng Việt Nam có...