Làm ngay những việc sau nếu bị nhắn tin, gọi điện “khủng bố” đòi nợ dù không vay tiền
Trước tình hình ngày càng có nhiều trường hợp người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, nhưng lại bị các đối tượng “khủng bố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn và bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân một số biện pháp xử lý khi gặp phải tình huống này.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây có nhiều trường hợp người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng (app) cho vay tiền nhưng lại bị các đối tượng “khủng bố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn và có trường hợp bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.
Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, các sự việc xảy ra bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người bị gọi điện đã tham gia vay tiền qua app và không trả tiền đúng hạn nên các đối tượng đòi nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ của họ để nhắn tin, gọi điện thoại nhằm mục đích đòi nợ, cho dù người bị gọi điện không liên quan đến các khoản vay nợ đó.
Thứ hai, do thủ tục vay tiền qua app hết sức đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp thông tin CMND/CCCD là có thể vay được tiền, vậy nên một số đối tượng xấu đã lợi dụng việc đánh cắp thông tin hoặc sử dụng thông tin công khai của bạn để thực hiện việc vay tiền qua app nhưng sau đó không trả.
Từ tình hình trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân một số biện pháp xử lý khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” đòi nợ mặc dù không vay tiền, cụ thể như sau:
1. Trước hết cần phải bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập. Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình. (Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).
Video đang HOT
2. Thông báo, hướng dẫn cách xử lý cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên.
3. Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.
4. Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…
Để vừa đảm bảo nhu cầu vay tiền, vừa bảo vệ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người dân khi có nhu cầu vay tiền phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay với các hình thức phù hợp.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần yêu cầu cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đơn vị mình không vay qua app không rõ nguồn gốc, không được nhân danh đơn vị hoặc cung cấp số điện thoại của cơ quan, đồng nghiệp để vay tiền.
Apple đã chuyển 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam
Thông tin này được chia sẻ tại Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 27/6.
Tại Hội nghị, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Uỷ viên Ban chấp hàng Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, tác động của đại dịch COVID-19, xung đột giữa Nga - Ukraine và chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đã khiến giá nhiên, nguyên liệu tăng phi mã, chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhất là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.
Cũng chính vì thiếu vật liệu sản xuất, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng. Riêng trong tháng 5/2022 đã giảm 20%. Mặt khác, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành sản xuất linh kiện điện tử nói riêng còn đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề, lao động có trình độ cao.
Song, theo bà Hương, ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có một số lợi thế nhất định, đơn cử như việc được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.
Trong đó, các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu của những hãng lớn đang dần tập trung vào Việt Nam: Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam...
Samsung xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội, và cũng đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đầu năm nay, Đồng Nai đã cấp giấy phép đầu tư cho 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là công ty Hansol Electronics Việt Nam (Hàn Quốc).
Để nắm được cơ hội trên, Phó Chủ tịch VASI kiến nghị Chính phủ có những chính sách chọn lọc quy mô lớn để thu hút các "ông lớn" nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách này phải kèm theo điều kiện sản xuất "sạch", bảo vệ môi trường và không xả thải ra môi trường. Bà Hương cũng kiến nghị một số vấn đề như nên có thêm các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động; các cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ.
Đón "đại bàng" nhưng phải bảo vệ tài nguyên mềm cho doanh nghiệp trong nước
Trước đó, trao đổi với báo chí, bà Hương từng cho biết, nguyên nhân sâu xa của xu hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng vào Việt Nam, phần lớn đến từ việc, Trung Quốc có ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đến nay đã tương đối phát triển. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, họ đã phát triển lên tầm cao hơn là chỉ lắp ráp đơn thuần như trước. Việt Nam là nước khá tương đồng với Trung Quốc trong các hoạt động về sản xuất điện tử, cả về nhân công và vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, logistics... và sẽ rất phù hợp để tiếp nhận dòng dịch chuyển vốn, cũng chính là dòng dịch chuyển về công nghệ.
Phó Chủ tịch VASI cho rằng, liên quan đến việc thu hút các "ông lớn" nước ngoài, trong giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp nội còn yếu, đương nhiên phải cho FDI vào, nhưng phải có điều tiết. Lúc này cần đến bàn tay của Nhà nước, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt để họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, dần dần từng bước sẽ làm chủ công nghệ để có năng lực cạnh tranh, giữ được thị trường trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh thì không thể bảo vệ "nguồn tài nguyên mềm" là thị trường của mình.
Thứ nhất, mở cửa cho FDI nhưng phải chọn lọc công nghệ thượng nguồn, không mang tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. FDI vào Việt Nam cần tạo được hiệu ứng lan tỏa, tạo công ăn việc làm và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI đó, đồng thời tạo cơ hội tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Thứ hai, c ông nghệ đưa vào Việt Nam không được phép là công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo, hủy hoại môi trường. Nếu FDI vào Việt Nam là nhà sản xuất đầu chuỗi, lại kéo theo một loạt vendor là doanh nghiệp nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với doanh nghiệp Việt, tiêu thụ toàn bộ đất đai và các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình để thu lợi cho chính họ thì Việt Nam sẽ chẳng có lợi gì.
Bên cạnh việc ưu đãi, Chính phủ cần đặt điều kiện cho họ. Ví dụ như là một nhà sản xuất đầu chuỗi vào Việt Nam thì cần có yêu cầu mục tiêu phát triển được bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong 5 năm đầu tiên, rồi cho 5 tiếp theo. Như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có cơ hội tận dụng được thị trường trong nước của mình và tham gia được vào sân chơi toàn cầu, tạo công ăn việc làm và cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề cho lao động.
Tôi đưa bạn trai về ra mắt, bố mẹ ưng lắm, ai ngờ bà nội hắt một chén nước vào anh rồi tuyên bố điều như sét đánh Bố tôi sầm mặt bỏ vào phòng. Tình hình như vậy, buổi ra mắt làm sao còn tiếp tục được nữa. Hôm vừa rồi tôi đưa Tùng về ra mắt sau 4 tháng yêu nhau. Bố mẹ tôi mừng lắm vì lo chuyện hôn nhân đại sự của con gái từ lâu rồi. Tùng dáng dấp cao ráo, đẹp trai, nói chuyện có...