Làm một dự án số hóa dữ liệu, “thâm hụt” ngay 115.000 USD vốn vay ODA?
“Với trách nhiệm là chủ dự án số hóa tư liệu sáng chế nhưng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã thực hiện không nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng nguồn vốn vay ODA, có biểu hiện làm thất thoát nguồn vốn ODA với tổng giá trị là 115.000 USD”.
Đó là một trong những nội dung vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra trong Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ký quyết định khi đã nghĩ hưu (?!)
Theo kết luận này, kết quả của dự án Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật (gọi tắt là Dự án 1) cho Cục Sở hữu trí tuệ là tòa nhà 9 tầng đã được khai thác sử dụng từ tháng 10/2011, đảm bảo điều kiện làm việc cần thiết cho 150 cán bộ, công chức của đơn vị.
Tuy nhiên tại dự án có tổng giá trị quyết toán gần 25 tỷ đồng này, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hiện trình tự thủ tục tổ chức đấu thầu chưa thực hiện dúng theo quy định của pháp luật đấu thầu. Cụ thể, kế hoạch đấu thầu chưa được cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định trước khi trình lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; một số công việc đã thực hiện trong kế hoạch đấu thầu chưa phù hợp với quyết định chỉ định thầu. Các gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án không có dự toán và quyết định phê duyệt dự toán.
Ông Trần Việt Hùng – nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Ảnh: Báo Đất Việt).
Đặc biệt, việc ông Trần Việt Hùng- nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ký quyết định 1518 ngày 14/7/2011 trong khi đã nghỉ hưu là không đúng thẩm quyền. Việc tạm ứng tiền mặt 2 tỷ đồng tiền thu phí của Cục Sở hữu trí tuệ cho Công ty CP Bảo tàng Hồ Chí Minh vay để sử dụng trong xây dựng cơ bản mà không hạch toán vào sổ sách kế toán, theo kết luận thanh tra, đã vi phạm chế độ quản lý tài chính đã được đại diện Cục Cảnh sát kinh tế (C46-Bộ Công an) xác định tại biên bản làm việc năm 2014 tại Cục Sở hữu trí tuệ.
“Tuy nhiên do sai phạm trên chưa gây hậu quả thiệt hại nên C46 đề nghị Cục họp xử lý nội bộ, rút kinh nghiệm để ổn định đơn vị”- kết luận thanh tra nêu rõ.
Theo kết luận của Bộ Khoa học và Công nghệ, trách nhiệm để xảy ra một sô tồn tại nêu trên thuộc về ông Trần Việt Hùng (Trưởng Ban quản lý, nguyên Cục trưởng đã nghỉ hưu năm 2011), ông Phạm Mạnh Hào (Phó trưởng ban quản lý, nguyên Chánh văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ), bà Lê Bích Hoa (thành viên Ban quản lý, phụ trách kế toán), bà Tô Thị Mỹ Hà (thủ quỹ).
Video đang HOT
Trang thiết bị không sử dụng được
Tại dự án Nâng cao năng lực tự động hóa quản trị đơn (Dự án 2) có tổng mức dự toán 9,164 tỷ đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phát hiện trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư chưa thực hiện theo đúng quy định về quản lý dự án đầu tư. Kế hoạch đấu thầu chưa được cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định trước khi trình lãnh đạo Bộ phê duyệt; hồ sơ chỉ định thầu chưa đầy đủ; các gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án không có dự toán và quyết định phê duyệt dự toán.
“Phần mềm IPAS.NET được bàn giao từ tháng 10/2009 nhưng không sử dụng được trên thực tế, do vậy kết quả của dự án chưa đạt được mục tiêu được phê duyệt”- kết luận viết.
Trách nhiệm trong việc này thuộc về ông Trần Việt Hùng, ông Phạm Mạnh Hào, bà Lê Bích Hoa và có phần trách nhiệm của ông Phạm Phi Anh (Phó trưởng Ban quản lý, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ).
Tại dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế và Trung tâm tra cứu (Dự án 3) đã thanh toán với tổng giá trị trên 5,71 tỷ đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hiện trung tâm tra cứu chưa được xây dựng theo mục tiêu của đề án, vì vậy một số thiết bị máy chủ để trang bị cho Trung tâm tra cứu không được sử dụng, gây lãng phí. Bên cạnh đó, phần mềm công cụ số hóa và dữ liệu số hóa 8.800 hồ sơ sáng chế chưa có biên bản bàn giao sản phẩm nhưng đã ký nghiệm thu và thanh lý hợp đồng để thanh toán hết.
Trách nhiệm trong việc này, theo kết luận thanh tra, thuộc về ông Trần Việt Hùng, ông Phạm Phi Anh, ông Phạm Mạnh Hào, bà Lê Bích Hoa. Trách nhiệm để thiết bị lãng phí khi không triển khai Trung tâm tra cứu thuộc về ông Tạ Quang Minh – nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ giai đoạn 2011-2014.
Biểu hiện làm thất thoát 115.000 USD vốn vay ODA
Đáng chú ý nhất, thanh tra dự án Số hóa tư liệu sáng chế do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tài trợ được triển khai trong giai đoạn 2009-2011 với giá trị 115.000 USD (Dự án 4), Bộ Khoa học và Công nghệ phát hiện Cục Sở hữu trí tuệ đã không thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, được ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006 của Chính phủ. Cụ thể, không báo cáo trình cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt quyết định đầu tư và báo cáo bổ sung nguồn ODA trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư; không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ dự án theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này.
Kết luận còn chỉ rõ, Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật tin học và truyền thông (Công ty ISE) là nhà thầu triển khai dự án này theo Hợp đồng hợp tác về phát triển phần mềm và số hóa tài liệu sáng chế giữa Công ty ISE, WIPO và Cục Sở hữu trí tuệ. Quá trình triển khai dự án cho thấy cả phía Công ty ISE và Cục Sở hữu trí tuệ đều không có quan niệm về sự khác biệt của 2 dự án, tuy nhiên hồ sơ quản lý đối với Dự án 3 được thể hiện hoàn chỉnh, còn đối với Dự án 4 chỉ có các thủ tục để đáp ứng các yêu cầu đối với đối tác WIPO.
“Sản phầm dữ liệu số hóa của Dự án 4 và sản phẩm dữ liệu số hóa của Dự án 3 chỉ là một. Sản phẩm của Dự án 4 chuyển cho WIPO chính là kết quả phần Thực hiện số hóa kho dữ liệu 8.800 hồ sơ sáng chế của Dự án 3″- kết luận thanh tra khẳng định.
Theo kết luận, Công ty ISE đã hoàn trả số tiền chiếm hữu từ nguồn ODA theo hợp đồng về cho ngân sách nhà nước qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ bằng ủy nhiệm chi ngày 30/6/2015 (cùng ngày Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh ký duyệt kết luận thanh tra – PV).
“Với trách nhiệm là chủ dự án, nhưng Cục Sở hữu trí tuệ đã thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), có biểu hiện làm thất thoát nguồn vốn ODA với tổng giá trị là 115.000 USD.Trách nhiệm cá nhân trước hết thuộc về ông Trần Việt Hùng, ông Phạm Phi Anh và ông Phạm Mạnh Hào.
Kỷ luật phù hợp với mức độ vi phạm Qua thanh tra, Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ rà soát lại toàn bộ các trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư đối với Dự án 2; trình tự, thủ tục đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán của các Dự án 1, 2, 3… Đồng thời tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và đề xuất hình thức kỷ luật phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm đối với các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật do đã có thiếu sót, vi phạm trong quản lý, điều hành và triển khai thực hiện các dự án. Việc kiểm điểm, đề xuất xử lý phải thực hiện và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 31/7. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng giao Vụ Tài chính nghiên cứu, xử lý theo quy định về quản lý tài chính khi quyết toán Dự án 3 về những nội dung trùng lặp với Dự án 4; xem xét, lập kế hoạch kiểm kê tài sản Cục Sở hữu trí tuệ một cách toàn diện để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác sử dụng tài sản theo quy định.
Thế Kha
Theo Dantri
Gia hạn với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ
Luật Đất đai 2013 có quy định việc thu hồi đất nếu không đưa đất vào sử dụng 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư. Vì lý do bất khả kháng, công ty tôi đang chậm tiến độ dự án xây dựng thì có thể xin gia hạn thời gian được không?
Ngô Thành Duy (quận Hà Đông)
Trả lời:
Theo điểm 1 Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Theo đó, Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã ghi rõ các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất.
1. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai, gồm:
a) Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
b) Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
c) Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
d) Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm được quy định như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì cho phép chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng tính từ tháng thứ 13 kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa;
b) Trường hợp dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm phải kết thúc việc đầu tư xây dựng.
Trường hợp dự án được giao đất, cho thuê đất theo tiến độ thì việc gia hạn sử dụng đất 24 tháng được áp dụng đối với từng phần diện tích đất đó; thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm phải kết thúc việc đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất đó.
3. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; các dự án được gia hạn; các dự án chậm tiến độ sử dụng đất vì lý do bất khả kháng; cung cấp thông tin để công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Quản lý đất đai. Ban Bạn đọc
Theo_Hà Nội Mới
Bí ẩn trộm hàng chục tỷ ở những nơi cao cấp nhất Sài Gòn Từ cơ quan nhà nước đến biệt thự, khách sạn, TTTM... có camera an ninh nhưng kẻ gian vẫn có thể đột nhập trộm hàng chục tỷ ở Sài Gòn. Từ cơ quan nhà nước đến biệt thự, khách sạn, TTTM... có camera an ninh nhưng kẻ gian vẫn có thể đột nhập trộm hàng chục tỷ ở Sài Gòn. Vụ "nhập nha"...