Làm móng gel khô nhanh có thể gây ung thư da
Làm móng gel khô nhanh hiện đang là một phương pháp thịnh hành khiến cho bộ móng bóng đẹp hơn. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và nó có thể gây ung thư da.
Làm móng gel khô ngay lập tức là một phương pháp khiến cho bộ móng đẹp như ý bóng bẩy hơn và thời gian bền kéo dài đến một tháng. Tuy nhiên đi kèm với nó là nhiều những rủi ro như nhiễm trùng móng, lão hóa da và có thể là ung thư da.
Các nghiên cứu về làm móng gel là rất ít, những khuyến cáo chỉ là chung chung từ các bác sỹ. Các bác sĩ da liễu khuyên nếu thực hiện làm móng thì cần có những biện pháp để bảo vệ làn da của mình.
Làm móng gel khô ngay lập tức tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da. Ảnh: Dailymail
Làm móng gel sẽ sử dụng đèn LED phát ra tia UVA giúp phần gel nhanh khô hơn. Trong khi tia UVB có thể gây bỏng (như từ mặt trời), thì UVA là loại có thể gây ra sự lão hóa, tổn thương da và ung thư.
Tiến sĩ Joshua Zeichner, MD, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Hoa Kỳ) cho biết, việc làm gel nhanh khô sẽ bền hơn so với việc sơn móng bình thường nên cần hạn chế số lần ít nhất nếu có thể trong cuộc đời. Ngoài ra cũng có một số phương pháp bảo vệ giúp móng làm theo phương pháp nhanh khô bền hơn, phổ biến nhất là găng tay.
Video đang HOT
Bác sĩ khuyên: “Trong quá trình làm móng gel khô nhanh cần phải được che chắn bằng găng tay, khăn quàng cổ, dù hoặc dù đó là gì, nhưng phải có khả năng chống tia UV. Ngoài ra, hãy chắc chắn bôi kem chống nắng SPF phổ rộng cho ngón tay, bao gồm cả vùng da quanh móng, để chống lại tia UVA”.
Acetone được sử dụng để loại bỏ gel. Một nghiên cứu cho thấy chất này có thể làm mỏng đáng kể móng tay. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng khuyên không nên bóc lớp gel khô bằng tay vì chúng có thể gây lột móng tay.
Ngoài ra, Trường Y tế Công cộng Rutgers cảnh báo việc vệ sinh các dụng cụ không sạch sẽ hoặc tái sử dụng không đúng cách có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc – một dạng bệnh chàm bội nhiễm. Điều này cũng có thể khiến một loạt các loại vi khuẩn, nấm, virus và các mầm bệnh có trong máu bao gồm virus viêm gan B và C dễ dàng sinh sôi.
Thanh Vân
Theo vietq.vn
Ứng phó thế nào với tia cực tím trong ngày nắng nóng gay gắt ?
Tia cực tím (UV) là nguyên nhân chính gây cháy nắng, ung thư da. Chống nắng đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ cho sức khỏe.
Cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt
Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội), mỗi năm có khoảng 300 ca ung thư da điều trị tại bệnh viện này. Ung thư da do nhiều nguyên nhân, trong đó, tia cực tím (UV) là nguyên nhân chính.
Chỉ số UV là chỉ số đo mức độ bức xạ tử ngoại từ mặt trời. Trong những ngày nắng nóng gay gắt, chỉ số UV tăng cao, tác hại cấp tính phổ biến nhất là cháy nắng do tiếp xúc quá mức trong thời gian ngắn. Nếu tiếp xúc với UV tích lũy (là tình trạng phơi nắng khi tia UV cao xảy ra thường xuyên và kéo dài), có thể dẫn đến lão hóa da sớm, đặc biệt là ung thư da.
Thời điểm trong ngày UV dễ ảnh hưởng đến da nhất dao động từ 10 - 16 giờ. Có thể xác định thời điểm chỉ số UV nguy hiểm bằng cách đứng dưới nắng và quan sát bóng của mình: nếu bóng ngắn hơn chiều cao thì tương ứng với chỉ số UV cao, cần sử dụng các biện pháp tránh nắng tốt.
"Liều" dùng kem chống nắng phù hợp
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư, cách chăm sóc da đơn giản và cơ bản nhất là nên rửa mặt sạch ngày 2 lần. Không cần thiết phải rửa mặt nhiều lần vì sẽ làm da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và gây kích ứng da nhiều hơn.
Cùng với thao tác làm sạch da, hàng ngày đều phải bôi kem chống nắng. Lượng bôi khoảng 2 mg sản phẩm cho mỗi centimet vuông da là con số tiêu chuẩn do các chuyên gia da liễu đưa ra. Nghĩa là để bôi cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2 gram; cho cơ thể là 25 - 30 gram. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng 1 chén rượu vodka cho toàn thân.
Dùng kem chống nắng và các trang phục chắn nắng để bảo vệ da khi nắng nóng gay gắt
Với kem chống nắng dạng xịt thì cần xịt qua xịt lại sao cho trên da được trải 4 lớp kem. Khi bôi kem chống nắng, lưu ý cần kết hợp cả tán và vỗ để da được che phủ đều. Nếu kem chống nắng quá dày, bạn có thể chia thành 2 hoặc 3 lượt bôi.
Với những người phải hoạt động liên tục ngoài nắng hoặc khi đổ mồ hôi nhiều, các chuyên gia da liễu khuyên cần bôi lại kem sau mỗi 2 - 3 tiếng. Có thể xoa chồng kem chống nắng nhiều lần lên lớp trước mà không cần rửa mặt hay tẩy trang lại. Nếu môi trường quá bụi bặm, chỉ cần rửa lại mặt bằng nước thường trước khi bôi chống nắng lại lần sau.
Các chuyên gia da liễu lưu ý, việc sử dụng kem chống nắng nên duy trì ngay cả khi làm trong nhà, bởi lúc này da vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tác nhân UV, do ánh sáng từ ánh đèn hoặc ánh sáng xuyên qua cửa kính.
Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số phù hợp cho làn da của mình. Thông thường, chỉ số được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn là SPF 30 và PA . Tuy nhiên, để đánh giá tình trạng da, có thể thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để nhận được tư vấn sử dụng sản phẩm phù hợp với tùng loại da (da dầu, da khô hay da dễ bị mụn).
Cùng với sử dụng kem chống nắng, đeo kính, mang mũ rộng vành và trang phục kín góp phần hỗ trợ chống lại tia UV hiệu quả.
Theo thanhnien.vn
Hà Nội: Tia cực tím lên tới mức có thể làm bỏng da, mắt Trong hai ngày 18-19/5, chỉ số tia UV hay còn gọi là tia cực tím lên tới 11, một mức được đánh giá là "nguy hiểm" dễ dẫn đến da, mắt bị bỏng nhiệt. Hai ngày vừa qua, nắng nóng ở Hà Nội gay gắt đến mức "cháy da cháy thịt". Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt...