Làm khai sinh cho con, chồng lén ghi nhật ký: “Từ nay anh sẽ gọi tên em mỗi ngày”, vợ nghi ngờ điều tra để rồi sốc nặng với sự thật không ngờ
“Vợ chồng thống nhất được tên cho con, anh vui lắm. Tính hôm con đầy tháng sẽ đi làm giấy khai sinh…”, người vợ kể.
Con cái là kết tinh từ tình yêu của hai vợ chồng. Ngay từ khi con còn trong bụng mẹ, nhiều cặp đôi đã dành cả tháng trời để tìm cái tên thật ý nghĩa đặt cho con. Thế nhưng xung quanh việc đặt tên cho con cũng xảy ra không ít chuyện bất ngờ mà tới chính người trong cuộc cũng không tưởng tượng nổi, giống như câu chuyện mới được người vợ trẻ chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây chẳng hạn.
“Em với chồng cưới nhau đợt đầu năm sau gần 7 tháng hẹn hò. Cưới xong em mang bầu luôn, vì là con đầu lòng nên vợ chồng hồi hộp lắm. Cố đợi qua tháng thứ 7, hai vợ chồng mới dám bắt đầu ngồi tra cứu, tìm tên đặt cho con.
Bài chia sẻ của người vợ
Em vào mạng ngồi tìm, in ra tới vài trăm cái tên nào là theo năm sinh tháng đẻ, tên theo phong thủy hợp mệnh các kiểu. Mấy ngày ngồi lọc, chọn được khoảng chục tên ưng đưa chồng. Thế mà chẳng hiểu sao anh lại đưa ra 1 cái tên chẳng liên quan gì tới danh sách gợi ý chọn lựa của vợ. Thực tình tên anh đưa em cũng không ưng lắm nhưng anh thuyết phục năn nỉ mãi rằng anh thích cái tên ấy từ lâu rồi. Anh nói nếu có con gái nhất định anh phải đặt tên đó cho con. Rồi mai sau có con trai, em được quyền đặt tên, anh không can dự.
Nhìn bộ dạng khẩn cầu của chồng, thôi em đành gật đầu đồng ý. Vợ chồng thống nhất được tên cho con, anh vui lắm. Tính hôm con đầy tháng sẽ đi kê khai đăng ký làm giấy khai sinh.
Chồng em thích con gái, bế con mà miệng cứ liên tục gọi con bé bằng cái tên ấy. Tới em nhìn cũng phải phì cười nghĩ bảo sao người ta vẫn có câu con gái là người tình tiền kiếp của bố cũng không sai. Từ lúc em sinh, anh hớn hở, quấn quýt con kinh khủng.
Song hôm qua, trong lúc chồng đi làm, lừa con ngủ, em sang phòng làm việc của anh ngó nghiêng xem có bừa bộn không thì dọn lại. Thế nào lại thấy cuốn sổ nhật ký công việc của anh trên bàn. Tò mò em mở ra xem, ai ngờ vừa mở được 2, 3 trang, mắt em đã tối sầm với dòng chữ anh ghi: ‘Từ hôm nay anh sẽ được gọi tên em mỗi ngày… N.L’.
Ánh mắt em khự lại ở cái tên đó, nó là tên con em. Em bắt đầu lờ mờ hiểu, tên anh đặt cho con gái mình không hề đơn giản chỉ là cái tên anh thích. Không chần chừ, em lục tung phòng làm việc của chồng để tìm xem có gì liên quan. Kiếm một hồi không thấy gì, đến khi sờ vào cuốn sách anh đang đọc dở trên bàn em đơ người thấy trong có kẹp 1 tấm ảnh của chồng chụp cùng một cô gái em chưa từng gặp mặt biết tên, nhưng đằng sau in hằn dòng nhắn nhủ: ‘Yêu em mãi mãi N.L – 19/12/2018′.
Thời điểm đó, em với chồng chưa quen nhau, có nghĩa cô ta chính là tình cũ của anh. Đến đây thì em hoàn toàn hiểu hết về nguồn gốc thật sự của cái tên anh đặt cho con gái. Thật cay đắng, có chết em cũng không ngờ được, anh dám lấy tên của tình cũ đặt cho con em, để hàng ngày anh có thể gọi tên người đàn bà ấy.
Nước mắt vòng quanh, cảm giác chán chồng trong em dâng cao tột độ. Ức không chịu nổi, em chụp luôn tấm hình với dòng chữ viết trong cuốn sổ gửi cho chồng. Quả như em đoán, chưa đầy 1 giờ sau anh có mặt ở nhà. Ban đầu phủ nhận tên con không liên quan tới chuyện quá khứ nhưng em có phải là trẻ con đâu mà tin. Đặt tấm ảnh và cả cuốn sổ kia lên tay chồng, em nói rõ: ‘Không cần biết anh nhớ nhung, luyến tiếc gì người cũ nhưng không bao giờ anh được phép mang cái tên ấy đặt cho con em. Nó là khúc ruột em mang nặng đẻ đau, là kết tinh tình cảm của 2 vợ chồng, anh không trân trọng cũng không sao nhưng đừng bao giờ bắt con phải làm cái bóng từ quá khứ của bố nó. Còn anh thích cái tên đó, cứ việc tìm tới cô ta mà gọi hoặc ôm những thứ này để sống cả đời, miễn đừng vương nó lên người con em là được’.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Từ lúc đó, em không cho anh chạm tới con luôn. Cứ lại gần định đưa tay bế, em lại giữ con lại. Em còn định bế con về ngoại nhưng anh cuống quýt xin lỗi, nhận sai bảo sẽ đổi lại tên khác cho con rồi mang ảnh với sổ đi đốt. Lúc ấy em mới thôi. Thật sự là tức không chịu được”.
Câu “tình cũ không rủ cũng tới” đã khiến biết bao nhiêu người phải hoang mang, ghen tuông và cũng đẩy không biết bao người vào cảnh tan cửa nát nhà cũng chỉ vì phút yếu lòng muốn ăn lại món cũ. Họ không hiểu rằng hiện tại hiện hữu mới là trân quý, đáng trân trọng nhất.
Anh chồng trong câu chuyện trên cũng phạm phải sai lầm đáng trách như thế. Mong rằng qua sự việc lần này, anh sẽ rũ bỏ được những thứ đã qua để chăm lo vun đắp cho hạnh phúc hiện tại có như thế anh mới giữ được mái ấm của mình.
Đọc nhật ký "Khi tôi lên 2", cha mẹ sẽ hiểu vì sao con mình cứ hở tí lại lăn ra ăn vạ kinh khủng thế
"Mình là một đứa trẻ 2 tuổi. Mình không khủng khiếp... Mình chỉ thất vọng, lo lắng, căng thẳng, choáng ngợp và bối rối thôi. Mình cần một cái ôm", trích trong nhật ký "Khi tôi lên 2".
Là một bà mẹ của 4 đứa trẻ nhỏ, cộng thêm 15 năm kinh nghiệm trong việc nhận giữ và chăm sóc trẻ tại nhà, chị Dejah Roman, đến từ Norwalk, Iowa (Mỹ), tác giả của cuốn sách Diary of a 2-year-old (Tạm dịch: Nhật ký của đứa trẻ 2 tuổi) đã thấu hiểu từng cen-ti-met cảm xúc của trẻ trong độ khủng hoảng tuổi lên 2. Đối với chị, mọi lời nói, hành vi của trẻ lên 2 đều giống như một môn ngoại ngữ mà để hiểu được chúng, cha mẹ phải biết cách dịch.
Giải thích rõ hơn điều này, chị Dejah đã từng chia sẻ lên facebook một đoạn nhật ký "Khi tôi lên 2" như sau:
"Mình là một đứa trẻ 2 tuổi. Mình không khủng khiếp... Mình chỉ thất vọng, lo lắng, căng thẳng, choáng ngợp và bối rối thôi. Mình cần một cái ôm.
Hôm nay mình thức dậy và muốn tự mặc quần áo nhưng lại được nghe thông báo "Không, chúng ta không có thời gian đâu, hãy để mẹ mặc cho nhanh". Điều này làm mình buồn.
Mình muốn tự ăn bữa sáng nhưng mẹ lại bảo "Không, con ăn vương vãi lộn xộn lắm. Để mẹ đút cho nào". Điều này khiến mình cảm thấy thất vọng.
Mình muốn tự đi bộ đến ô tô và tự mình vào nhà nhưng bố lại nói "Không, chúng ta cần phải đi, chúng ta không có thời gian. Ôm cổ bố bế nào". Điều này làm mình khóc.
Mình muốn tự mình ra khỏi xe nhưng mẹ thét lên "Không, con không thể xuống được. Con sẽ bị ngã đấy". Nghe xong thật sự là mình chỉ muốn bỏ chạy.
Chị Dejah và cô con gái của mình.
Sau đó, mình chơi xếp các khối gỗ nhưng bố mẹ cứ ngồi bên lải nhải "Không, không phải thế này. Thế này mới đúng...". Vậy là mình quyết định không chơi với khối gỗ nữa. Mình đi tìm búp bê nhưng bạn khác đã lấy mất rồi. Mình vừa đến giành lấy thì mẹ đã chạy lại ngay và mắng "Con không được lấy đồ chơi của bạn. Con phải biết chia sẻ chứ".
Mình không chắc là mình đã làm gì nhưng mình biết là mình buồn. Vì vậy, mình đã khóc. Mình muốn được mẹ ôm nhưng "Nín ngay. Con đi ra kia chơi đồ chơi đi". Nhưng đồ chơi mình muốn đã bị bạn lấy mất rồi, mà ra lấy lại thì mẹ sẽ lại mắng "Phải biết chia sẻ". Mình không biết phải làm thế nào nữa. Mình cần ai đó chỉ bảo. Một lúc sau, mẹ hỏi "Con đang làm gì đấy? Tại sao con cứ đứng ở đó? Hãy thu dọn đồ chơi lại ngay!".
Mình không được phép tự mặc quần áo, thậm chí còn không được đến gần tủ quần áo nữa cơ, thế mà bây giờ mẹ lại bảo mình đi lấy quần áo để mặc. Mình không biết phải làm gì. Có ai chỉ cho mình cách làm không? Mình nên bắt đầu từ đâu? Những thứ quần áo này nên mặc như thế nào? Mẹ nói gì đó nhiều lắm nhưng mình không hiểu. Mình sợ hãi và cứ đứng yên một chỗ.
Mẹ la, mình nằm vật ra sàn và khóc.
Đến giờ ăn, mình muốn tự lấy thức ăn, nhưng mẹ bảo "Con chưa lấy được đâu, coi chừng bỏng đó. Để mẹ lấy cho". Điều này khiến mình cảm thấy mình thật vô dụng.
Mình muốn ăn món đó, mình đã cố với lấy nó, nhưng mẹ cứ đưa vào mặt mình những thứ lạ lẫm và bảo "Đây, con ăn cái này đi, cái này tốt...".
Trẻ nằm vật ra sàn và khóc khi không vừa ý (Ảnh minh họa).
Mình không muốn ăn nữa. Mình ném thức ăn đi và khóc.
Mình muốn ra khỏi bàn ăn, nhưng vì nhỏ quá nên mình không thể. Bố mẹ thì cứ tiếp tục bắt mình "ăn một miếng nữa". Mình lại càng khóc nhiều hơn. Mình đói, thất vọng và buồn. Mình mệt mỏi và cần được ôm. Mình cảm thấy không an toàn và bị kiểm soát quá mức. Mình sợ hãi. Mình khóc nhiều hơn.
Mình là đứa trẻ 2 tuổi. Không ai để mình tự mặc quần áo, không ai cho phép mình đi đến nơi mình muốn, không ai đồng ý để mình tự phục vụ nhu cầu của bản thân. Vậy mà mình phải học cách chia sẻ, lắng nghe và "chờ một chút". Mình thật sự không biết phải nói gì và làm gì để mọi người hiểu. Mình dự định sẽ ngồi yên hoặc ném một thứ gì đó đi.
Mình muốn được chạy, nhảy, kéo, đẩy, cài cúc, đá bóng, leo trèo, ném đồ... Đây là những việc mình biết mình làm được, đây cũng là những việc mình quan tâm và tò mò. Nhưng đây cũng là những việc mà bố mẹ cấm mình KHÔNG được phép làm.
Mình là một đứa trẻ 2 tuổi. Mình không khủng khiếp... Mình chỉ thất vọng, lo lắng, căng thẳng, choáng ngợp và bối rối thôi. Mình cần một cái ôm".
Chia sẻ lý do vì sao lại viết nhật ký "Khi tôi lên 2" như thế này, chị Dejah cho biết: "Tôi muốn mọi người đọc hiểu được các hành động của trẻ lên 2. Rằng những đứa trẻ xung quanh chúng ta không có nhiều sự lựa chọn để bộc lộ cảm xúc vì vốn từ còn hạn hẹp. Chúng ta cứ nghĩ rằng con khóc thì cứ kệ con đi, khóc chán thì nín, nhưng thực tế thì việc cha mẹ không quan tâm, bỏ qua cảm xúc, hành vi của trẻ cũng khiến con cảm thấy khó chịu. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng lại có thể tự mình làm được rất nhiều việc hơn chúng ta nghĩ, và hầu hết các cha mẹ đều khá thiếu tôn trọng con của mình. Đành rằng chúng ta phải bảo vệ con an toàn, nhưng không phải trong tất cả mọi tình huống".
Bà mẹ 4 con cũng tâm sự thêm rằng mọi người thường nghĩ chăm sóc một đứa trẻ đang ở độ khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3 là cực kỳ vất vả, vì con có thể lăn ra ăn vạ bất cứ lúc nào. "Nhưng thực tế thì trẻ em không làm bạn khó khăn, chỉ là con đang trải qua thời kỳ khó khăn. Và nếu cha mẹ hiểu, thông cảm, hướng dẫn con đi qua giai đoạn khó khăn đó thì bạn sẽ rất hiếm khi rơi vào tình trạng "đầu bốc hỏa" , chị Dejah nói.
Khủng hoảng tuổi lên 2 - Con không muốn làm khó cha mẹ, chỉ là con đang trải qua một thời kỳ khó khăn
Tiến sĩ Stephanie Samar, nhà tâm lý học lâm sàng công tác tại Child Mind Institute - một tổ chức phi lợi nhuận chăm sóc sức khỏe tâm thần và rối loạn học tập ở trẻ em, cho biết những gì chị Dajah nói là chính xác. "Trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tuổi thường bực bội khi con không thể diễn tả nhu cầu của bản thân bằng ngôn ngữ do vốn từ còn hạn chế. Do đó, đây là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với trẻ", cô nói.
Chính vì thế, tiến sĩ Stephanie khuyên các cha mẹ nên lùi một bước, hãy hiểu cảm xúc của con, dạy con gọi tên cảm xúc đó. Cô chia sẻ: "Nếu con đang xếp chồng một gỗ và nó cứ bị đổ liên tục, cha mẹ thay vì nói "con cố lên" thì hãy nói "con cảm thấy thất vọng khi không thể xếp chồng các khối lên với nhau phải không? Con có muốn mẹ giúp con không? Hay "Con có muốn nghỉ một lát rồi chơi tiếp không?". Việc này sẽ giúp trẻ dần dần học được cách chuyển tải thông tin giúp người khác hiểu được bản thân đang muốn gì. Và điều quan trọng nhất là nếu bạn không muốn con la hét thì bạn đừng la hét. Vì trẻ đang tiếp thu mọi thứ bạn làm và cố gắng bắt chước nó. Cha mẹ càng bình tĩnh sẽ lại càng kéo nhiệt kế cảm xúc của con xuống".
Tuy nhiên, tránh những cơn giận dữ không phải lúc nào cũng là mục tiêu, "quan trọng nhất là cha mẹ cần phải nói rõ các quy tắc an toàn với con để giữ cho mọi thứ được nằm trong tầm kiểm soát trên sự đồng cảm thông qua giao tiếp" , tiến sĩ Stephanie nhắn nhủ.
Chàng họa sĩ tự kỷ và cuộc sống nghìn ngày như một mà vẫn đầy mới mẻ trong vũ trụ của riêng mình "Đức không ngại khó, không ngại khổ, không chán việc. Đức chăm chỉ và rất tươi vui. Ở Đức toát lên một niềm yêu đời thành thực, tha thiết đến nỗi mỗi khi có chuyện buồn mọi người lại trốn việc xuống chỉ để... ngắm Đức", trích nhật ký của xưởng vẽ Tòhe, nơi Đức đang hăng say sáng tác mỗi ngày. Ngay...