Làm gỏi mực chua cay kiểu Lào ‘xả xui’ cuối năm
Blogger Iamlaos hướng dẫn làm món gỏi mực chua cay kiểu Lào, khá giống với cách làm của người Thái.
Gỏi mực hay salad mực chua cay là món ăn truyền thống của người Thái – Lào, thường xuất hiện trong các nhà hàng Thái Lan trên khắp thế giới. Vị chua cay đậm đà đặc trưng cùng nguyên liệu tươi ngon tạo ra sức hút của món ăn này. Theo blogger Iamlaos, người có hơn 150.000 người theo dõi trên Instagram, nhìn chung, cách làm của người Lào giống hệt với người Thái. Tuy nhiên, hương vị món Lào nhạt hơn món Thái.
Video đang HOT
Nguyên liệu gồm: Mực, ớt sừng, tỏi băm nhỏ, hành lá, mùi tàu (ngò gai), chanh tươi, nước mắm, đường dừa và đường la hán quả. Nếu không có hai loại đường này, bạn có thể thay bằng đường trắng. Blogger sử dụng loại mực cấp đông từ trước đó vài tuần nhưng tốt nhất nên dùng mực tươi để mùi vị ngon hơn.
Cách làm đơn giản: Sơ chế mực rồi chần qua nước sôi cho chín tới rồi bỏ vào bát nước ngâm đá. Mẹo nhỏ này giúp mực giữ được độ tươi giòn. Ngoài ra, khi sơ chế, cô chỉ lột vỏ một nửa số mực, nửa còn lại để nguyên lớp màng. Cả hai cách làm đều không ảnh hưởng đến mùi vị của mực. Để lại lớp màng, khi hoàn thành, món ăn có màu sắc hấp dẫn hơn.
Về phần nước xốt, blogger Iamlaos cho lần lượt ớt băm nhỏ, tỏi băm, nước cốt chanh, nước mắm, đường rồi trộn đều. Cuối cùng, thả mực tươi vào, cho hành tím, mùi tàu, vài miếng chanh tươi nguyên vỏ rồi trộn lại lần nữa, cho ra bát và thưởng thức. Món ăn này chế biến nhanh, vị ngon, có thể dùng cho bữa cơm hàng ngày hoặc ngày lễ. Ngoài ra, theo quan niệm người Việt, mực thường dùng để “giải xui”, thích hợp để ăn dịp cuối năm.
Những món ăn độc đáo từ măng chua của người Thái
Người Thái chế biến măng chua chủ yếu từ măng tre (nó hốc, nó sáng). Ngoài ra, các loại măng bương, nứa, sặt, trúc...
cũng có thể là nguyên liệu để chế biến măng chua. Người hái măng dùng thuổng đào những cây măng mới nhú khỏi mặt đất, gọi là "nó hảu", có nơi gọi là "nó bẳn", tức là măng củ. Để làm măng chua thì chủ yếu lấy phần còn non của cây măng, gọi là "nó bỏng", "nó nhọt". Theo kinh nghiệm, làm măng chua tốt nhất là măng củ (nó hảu).
Canh măng chua.
Măng lấy về được rửa sạch, nếu là măng dóng (nó bỏng) thì rửa sạch cả lớp phấn trong lòng cây măng. Sau khi để ráo nước, có thể thái mỏng, đập dập, hoặc nạo thành sợi nhỏ. Phổ biến là thái mỏng hoặc đập dập, vì như vậy măng sẽ ngấu, chua nhanh hơn. Măng được lèn kỹ vào các chum và bịt kín bằng lá dong, lá chuối, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Khoảng 2 đến 3 ngày giở ra lèn kỹ lại, cứ như vậy đến khi măng ngấu và có thể để quanh năm, thậm chí để được vài năm. Khi lấy măng phải dùng những dụng cụ sạch, không dính dầu mỡ, nếu không sẽ bị hỏng.
Các món ăn từ măng chua khá đa dạng, phong phú và chiếm vị trí trọng tâm của mâm cơm người Thái. Nếu măng đã ngấu lâu ngày, phải vắt thật kỹ, đãi qua nước để bớt độ chua, đun nhỏ lửa cho sôi lâu, chín kỹ để không có mùi he, nồng của măng. Người Thái thường nấu canh măng chua với cá, tôm tép, ếch, nhái... Măng chua được xào với các thực phẩm trên đến khi chín, sém cạnh, tra mắm muối, đổ lượng nước vừa đủ, ninh kỹ, trước khi bắc xuống, cho gia vị là hành lá, tía tô, mùi tầu, canh măng chua được ăn ghém với rau sống. Ngoài ra, măng chua có thể nấu với nước luộc thịt lợn, gà, vịt... Đây là món ăn dân dã, dễ chế biến, hợp khẩu vị nhiều người.
Măng chua xào (nó xổm khủa): Cách chế biến ban đầu cũng giống như món canh. Tuy nhiên, người ta thường trộn đều, bóp nhuyễn măng chua sống với thịt gà, lòng gà chặt, thái miếng nhỏ, cá tép nhỏ, ướp khoảng 15-20 phút, cho nước rồi đun nhỏ lửa đến khi cạn, tiếp tục xào cháy cạnh mới bắc ra. Vị chua của măng, vị ngọt đậm của thịt cá hòa lẫn với vị tươi mát của rau thơm và vị cay nồng của ớt... Ai từng được thưởng thức những món ăn chế biến từ măng chua sẽ nhớ mãi.
Măng chua khô (nó héo): Măng chua được vớt ra, vắt kiệt nước, phơi nắng hoặc hong trên gác bếp đến khi khô rồi cho vào chõ xôi chín lên, sau đó phơi khô để ăn dần. Trước khi nấu, măng chua khô được ngâm nước cho nở ra rồi có thể nấu canh xương, hoặc xào lòng gà. Đặc biệt, món măng chua khô nộm với tai lợn, thịt ba chỉ thái mỏng thêm gia vị tỏi, ớt, rau thơm được nhiều người ưa thích.
Nước măng chua (nặm xổm lanh): Nước măng được đun sôi, cô đặc để nước có mầu mận chín, gọi là "nặm xổm lanh"- nước chua đỏ. Nước măng chua thường dùng để ăn gỏi cá. Nước măng chua còn là một thứ nước chấm độc đáo của người Thái. Chỉ cần một ít thịt bò băm nhỏ, rang khô hoặc vài con cá nhỏ nướng chín, băm nhuyễn, trộn đều với các loại gia vị và nước măng chua là đã có món nước chấm rau sống đậm đà gọi là "lạp súc", "cỏi súc" (các món lạp và gỏi chín).
Những món ăn từ măng chua của người Thái chế biến đơn giản, góp phần làm phong phú thêm những loại ẩm thực độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, được nhiều du khách thưởng thức khi đến với Tây Bắc.
Món salad mực kiểu Hàn Quốc ngay tại nhà Món salad mực kiểu Hàn Quốc ngon tuyệt với vị cay cay, giòn giòn của mực. Trong tiết trời se lạnh của mùa thu mà thưởng thức món này thì thật là tuyệt vời! Món salad mực kiểu Hàn Quốc ngay tại nhà Nguyên liệu làm món salad mực kiểu Hàn Quốc ngon tuyệt: Mực khoảng 500 gr : 01 con. Dưa chuột...