Làm giàu từ công nghệ, những tỉ phú như Mark Cuban, Bill Gates lại hạn chế con dùng đồ công nghệ
Bill Gates, Steve Jobs hay Evan Spiegel đều là những tỉ phú làm giàu từ công nghệ. Tuy nhiên một đặc điểm chung nữa giữa họ là đều tương đối hạn chế con cái trong việc sử dụng sản phẩm công nghệ.
Bill Gates
Là nhà sáng lập của đế chế Microsoft và nhiều năm nắm giữ vị trí là người giàu nhất thế giới, nhưng Bill Gates và vợ lại không cho phép con sử dụng điện thoại di động cho đến năm 14 tuổi.
Ngay cả khi được phép sử dụng điện thoại di động, thi con gái Bill Gates cũng bị hạn chế thời gian sử dụng. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quyết định này của vợ chồng Bill Gates đến từ việc con gái lớn của ông đã sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi video games.
Trong một lần phỏng vấn, Bill Gates cho rằng không thể phủ nhận công dụng của các thiết bị công nghệ kĩ thuật số. Tuy nhiên việc quá lạm dụng có thể gây ra tác hại.
Hiện đang là CEO của Google, Sundar Pichai cấm con trai đang độ tuổi trung học của mình dùng điện thoại di động. Ngay cả việc sử dụng TV cũng tương đối hạn chế.
Không những cấm cửa con trai, chính Pichai cũng hạn chế thời gian sử dụng điện thoại di động và máy tính. Đây là một điều hết sức khó khăn bởi ông đang phải điều hành Google, một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới.
Việc hạn chế sử dụng đồ công nghệ có thể đến từ những thói quen thời thơ ấu. Sundar Pichai từng tiết lộ với Bloomberg rằng ông lớn lên mà không có máy tính và TV, trong khi việc sử dụng điện thoại cũng vô cùng hạn chế.
Steve Jobs
Video đang HOT
Walter Isaacson, tác giả của cuốn sách “Steve Jobs” đã trả lời phỏng vấn New York Times tiết lộ một số thông tin về đời tư của Jobs. Trong đó, Walter Isaacson cho biết gia đình của cựu CEO Apple sở hữu tương đối ít đồ công nghệ, dù Apple là một trong những công ty sản xuất đồ công nghệ hàng đầu.
Theo lời kể của Isaacson, các con của Jobs không hề nghiện sử dụng iPhone hay iPad hay máy tính. Trong mỗi bữa ăn, không ai sử dụng những thiết bị công nghệ. Thay vào đó, mọi người bàn luận về sách và lịch sử.
Thậm chí, có những thông tin cho rằng các con của Steve Jobs chưa từng sử dụng iPad kể từ khi sản phẩm này lên kệ vào năm 2010.
Satya Nadella hiện đang là CEO của Microsoft. Tuy vậy, việc sử dụng đồ công nghệ lại tương đối hạn chế trong gia định Nadella.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, vợ chồng Nadella đã có chia sẻ rằng họ luôn theo dõi sát sao việc sử dụng đồ công nghệ của con cái. Thậm chí, con của Satya Nadella còn phải thường xuyên báo cáo lại với bố mẹ về tình hình sử dụng đồ công nghệ trong tuần.
Đồng sáng lập Reddit, Alexis Ohanian và tay vợt nữ Serena Williams đã có chung với nhau một cô con gái. Dù con gái mới 2 tuổi, nhưng hai vợ chồng đã có kế hoạch về việc sử dụng đồ công nghệ cho con mình.
Ohanian tiêt lộ cả hai vợ chồng đều đều thống nhất việc hạn chế sử dụng đồ công nghệ với con gái cho đến khi con lớn. Và để đạt mục tiêu, Ohanian và vợ phải điều chỉnh khá nhiều thói quen.
Là một trong những “cá mập” tại Shark Tank Mỹ, Mark Cuban có xuất thân tương đối khó khăn. Ôngthiết lập một hệ thống tính điểm để con sử dụng các sản phẩm công nghệ.
Cứ mỗi một tiếng đọc sách của con sẽ được qui đổi thành hai giờ xem Netflix. Một lần, con trai ông mượn tài khoản của bạn để xem phim. Cuban đã cài bộ phát tín hiệu để phát hiện ra trường hợp gian lận này và kiểm soát tình hình.
Evan Spiegel
CEO của Snapchat, Evan Spiegel tiết lộ rằng thời thơ ấu, ông không có cơ hội sử dụng TV và đó là lí do khiến ông tập trung vào đọc sách. Chia sẻ với Financial Times, Spiegel muosn truyền đạt lại điều này cho con gái của mình.
Tuy nhiên, Spiegel cũng khẳng định điều đó không có nghĩa ông cấm cửa tuyệt đối con cái khỏi việc sử dụng đồ công nghệ. Trong quá khứ, Spiegel từng ủng hội nhiều phụ huynh hạn chế thời gian sử dụng sản phẩm công nghệ của con cái.
Theo enternews
EU cấm công nghệ nhận dạng khuôn mặt: Google đồng tình, Microsoft phản đối
EU đang cân nhắc một lệnh cấm kéo dài 5 năm đối với công nghệ đang hot này.
Vấn đề quản lý công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang gây ra bất đồng lớn giữa các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Trong khi CEO Alphabet và Google, Sundar Pichai, nhận định rằng một lệnh cấm tạm thời như những gì mà EU vừa đề xuất gần đây là điều cần thiết, thì Giám đốc pháp lý của Microsoft, Brad Smith, lại tỏ ra không hài lòng với sự can thiệp đó.
Pichai nói trong một hội thảo tại Brussels hôm thứ Hai tuần này rằng việc các chính phủ can thiệp, đưa ra những quy định để sớm ràng buộc công nghệ nhận dạng khuôn mặt, đồng thời tạo ra một khung pháp lý đối với nó là điều quan trọng phải thực hiện. "Công nghệ này có thể được đưa vào hoạt động ngay lập tức, nhưng có lẽ nên có một khoảng chờ trước khi chúng ta thực sự nghĩ ra cách sử dụng nó... Tùy thuộc vào các chính phủ vạch đường vẽ lối".
Nhưng trong một bài phỏng vấn vào tuần trước, Smith, Giám đốc pháp lý của Microsoft, đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng về một lệnh cấm.
"Nhìn mà xem, anh có thể thử giải quyết vấn đề bằng cả một con chặt thịt hay chỉ cần một con dao phẫu thuật nho nhỏ" - Smith nói khi được hỏi về khả năng lệnh cấm xảy ra. "Và, anh biết đấy, nếu anh có thể giải quyết vấn đề theo cách mở đường cho những điều tốt đẹp diễn ra và những điều xấu xa dừng lại... thì cách đó cần một con dao phẫu thuật. Công nghệ non trẻ này sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng cách duy nhất để tiếp tục phát triển nó thực ra là phải để cho càng nhiều người sử dụng nó".
Bình luận của hai nhà lãnh đạo được đưa ra trong bối cảnh EU đang cân nhắc một lệnh cấm trong thời hạn 5 năm đối với việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại nơi công cộng. Dự luật của EU, vốn bị rò rỉ trên báo hồi tuần trước và có thể có những thay đổi khi được công bố chính thức, có nội dung rằng một lệnh cấm tạm thời sẽ cho các chính phủ và các nhà làm luật có thêm thời gian để nghiên cứu những mối nguy hiểm của công nghệ này.
Trên toàn thế giới, lực lượng hành pháp và các công ty tư nhân đang sử dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định người ở nơi công cộng ngày càng nhiều. Dù những người khởi xướng khẳng định công nghệ sẽ giúp giải quyết các vụ phạm tội, nhưng giới phê bình lại cho rằng việc triển khai nhận dạng khuôn mặt mà chưa cân nhắc kỹ càng là một hình thức xem nhẹ quyền tự do dân sự và dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng bởi tính thiên vị tiềm ẩn trong các thuật toán.
Nhận dạng khuôn mặt là một công nghệ trọng yếu được sử dụng bởi chính phủ Trung Quốc trong nhiều sự kiện, và quốc gia này còn bán công nghệ của họ cho các chính phủ khác trên toàn thế giới. Tại Mỹ, công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng được các cơ quan cảnh sát sử dụng nhiều thông qua các nhà thầu nhỏ. Một bản tin gần đây của tờ New York Times tiết lộ rằng một hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể tìm 3 tỷ bức ảnh lấy từ các website như Facebook mà không cần sự cho phép của người dùng, và được sử dụng bởi hơn 600 cơ quan hành pháp địa phương.
Một sỹ quan cảnh sát Trung Quốc đeo kính tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Bình luận của Pichai đặc biệt đáng chú ý, bởi bản thân Google luôn phủ nhận việc bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho các khách hàng (vì lý do e ngại bị sử dụng sai mục đích hoặc dùng vào hoạt động giám sát trên diện rộng) nhưng từ trước đến nay chưa từng đề xuất lệnh cấm nào. Trong bài viết của mình trên tờ The Financial Times hôm thứ hai, Pichai ủng hộ việc quản lý chặt chẽ hơn nữa công nghệ trí tuệ nhân tạo.
"Tôi không do dự khi nói trí tuệ nhân tạo cần bị quản lý" - ông viết. "Các công ty như chúng tôi không thể cứ phát triển một công nghệ mới đầy hứa hẹn và để cho thị trường quyết định sẽ sử dụng nó ra sao".
Cho đến nay, quả thực thị trường là những người quyết định những quy tắc xoay quanh nhận dạng khuôn mặt, còn các công ty công nghệ lớn thì đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó. Ví dụ, Microsoft bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt, nhưng vẫn tự đặt ra những giới hạn, như cho phép cảnh sát sử dụng công nghệ này trong nhà tù chứ không phải trên đường phố, và không bán công nghệ cho các cơ quan quản lý nhập cư/nhập cảnh. Amazon thì luôn tỏ ra hào hứng với việc hợp tác với lực lượng cảnh sát, đặc biệt thông qua hệ thống chuông cửa video Ring của hãng - một hệ thống bị các nhà phê bình chỉ trích là tạo điều kiện cho lực lượng hành pháp truy xuất đến một mạng lưới giám sát khổng lồ.
Ít nhất thì tại Mỹ, một lệnh cấm toàn quốc là rất khó xảy ra. Một số thành phố tại Mỹ như San Francisco và Berkley đã cấm công nghệ này, nhưng Nhà Trắng lại nói rằng những biện pháp đó là ví dụ cho thấy chính quyền địa phương đã vượt quá giới hạn. Chính phủ Mỹ thể hiện rõ rằng họ muốn quản lý AI - bao gồm nhận dạng khuôn mặt - theo hướng cho các phía quyền tự đưa ra quyết định, như một hình thức thúc đẩy những công nghệ mang tính biến cải.
Theo GenK
Triển lãm đồ công nghệ mọc cây vì không tái chế đúng cách Một triển lãm thú vị cho thấy các sản phẩm công nghệ sẽ như thế nào sau nhiều năm bị con người vứt ra môi trường. Giảm thiểu rác thải nhựa đang là xu hướng trên toàn cầu, tuy nhiên thiết bị công nghệ là sản phẩm nhựa vẫn đang được chúng ta sử dụng. Năm 2018, ước tính có khoảng 4 triệu...