Làm giàu ở nông thôn: “Choáng” với trại nấm linh chi “khủng” của kỹ sư về vườn
Năm 2000, ông Nguyễn Văn Tuệ – một kỹ sư công nghệ sinh học, với khát khao xây dựng được thương hiệu và đưa sản phẩm nấm linh chi đỏ ra thị trường thế giới, đã mạnh dạn đầu tư trang trại quy mô lớn-”khủng” nhất miền Đông Nam bộ. Trại nấm linh chi “khủng” của kỹ sư về vườn có quy trình nuôi trồng khép kín, đạt chuẩn an toàn…
Trại nấm linh chi “khủng” của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ tại ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.Tại trang trại nấm này, từng trại nấm mái lợp lá dài hàng chục mét nối đuôi phủ kín trang trại rộng 3,3ha. Ảnh: Trần Đáng.
Trang trại nấm linh chi “khủng” của kỹ sư Nguyễn Văn Tuệ mỗi năm sản xuất khoảng 25 tấn nấm xích chi, hồng chi, na sa Nhật Bản. Sản lượng này bằng 10% tổng sản lượng linh chi Việt Nam sản xuất (hiện sản lượng nấm linh chi của Việt Nam khoảng 250 tấn/năm. Ảnh: Trần Đáng.
Ngoài quy trình nuôi trồng đạt chuẩn an toàn, trang trại nấm linh chi “khủng” của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ còn ứng dụng hiệu ứng nhà kính để phơi sấy nấm. Với cách phơi này nấm sẽ khô đều và đạt dược tính cao nhất. Trong ảnh: Đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm nhà kính đang phơi sấy nấm. Ảnh: Trần Đáng.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Nguyễn Hồng Lý đã đánh giá rất cao sự thành công của trang trại nấm. Trong ảnh: Bà Nguyễn Hồng Lý và chủ trại nấm Nguyễn Văn Tuệ đang trao đổi về việc sản xuất nấm linh chi trong đợt thăm trang trại tháng 8.2016. Ảnh: TL. Trần Đáng.
Ông Trần Văn Làm – Nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách phía Nam, khá thích thú với các tai nấm linh chi tại trang trại. Ảnh: Trần Đáng.
Thu hoạch nấm tại trang trại linh chi “khủng” của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ. Ảnh Trần Đáng.
Năm 2016, ông Tuệ đã hợp tác cung cấp sản phẩm nấm linh chi cho Công ty cổ phần dược liệu để sản xuất dược liệu. Ảnh: Trần Đáng.
Hiện nay, trang trại nấm linh chi “khủng” của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ có các dòng sản phẩm linh chi nguyên tai, linh chi xắt lát, linh chi xay và bột bào tử với nhiều trọng lượng, kích cỡ cho khách lựa chọn. Trong ảnh: Sản phẩm được đóng gói trước khi xuất bán. Ảnh: Trần Đáng.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với quy mô lớn, đảm bảo về chất lượng nên trang trại thu hút khá nhiều doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân đến tìm hiểu và học tập kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: Trần Đáng.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Ngỡ ngàng vườn cam "vừa chửa, vừa đẻ, vừa nuôi con"
"Vua cam V2" là biệt danh người dân đặt cho bà Phạm Thị Lan ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Giống cam V2 là giống cam có thời gian thu hoạch kéo dài từ suốt dịp tết Nguyên đán. Nhiều người gọi giống cam này "vừa chửa, vừa đẻ, vừa nuôi con" bởi cây vừa ra hoa, đậu quả non vừa nuôi quả chín...
Khu vườn của gia đình chị Lan toàn bộ 5ha đều là những cây cam V2 đang thời kỳ sung mãn. Nhìn vườn cam hàng triệu quả trên cành, óng ả chìm trong nắng chiều khiến ai cũng mê mẩn. Người dân nơi đây bảo, chị Lan có bí quyết xếp quả cho cam.
Bà Lan kể: Năm 2011, tôi dốc hết vốn liếng vào trồng giống cam V2 này khi đã ở xế chiều nên những năm đầu tôi lo đến mất ăn, mất ngủ. Nhưng vườn cam này đã không phụ công tôi. Ngay từ vụ đầu tiên, trên mỗi cây cam đã trái chồng lên trái, sai quả tới không ngờ và có độ ngọt, thơm hơn cam ở nhiều vườn khác.
Cũng theo bà Lan, năm 2016, vườn cam bói quả nhưng đã cho bà thu đủ số tiền trang trải nợ nần khi đầu tư cho vườn cam V2
Bà Lan dự kiến vụ cam năm nay, vườn cam cho khoảng 100 tấn, ít nhất cũng thu về khoảng 3,5-4 tỷ đồng.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Trồng đinh lăng xen canh, thu 1,2 tỷ/năm Vài năm trở lại đây, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) xuất hiện mô hình trồng đinh lăng thương phẩm xen với một số loại cây ăn quả khác. Cây đinh lăng sinh trưởng tốt, thị trường và giá bán ổn định, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu nhờ loại cây dược liệu này. Một trong những người đầu tiên trồng...