Làm giàu ở nông thôn: Bỏ bạch đàn, trồng 5ha chanh leo, lãi 200 triệu
Mới trồng chanh leo vụ đầu tiên nhưng chị Nguyễn Thị Tú, bản Nam Tiến ( xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã có doanh thu 800 triệu/năm. Sau khi trừ chi phí, chị Tú lãi ngót nghét 200 triệu đồng.
Trước khi bén duyên với cây chanh leo, gia đình chị Tú gắn bó với cây bạch đàn nhưng do hiệu quả không cao nên sau khi thu hoạch xong, gia đình chị Tú chuyển toàn bộ 5ha diện tích bạch đàn sang trồng cây chanh leo.
Chia sẻ với Dân Việt, chị Tú cho hay: Nghe nhiều người kể, trồng chanh leo cho kinh tế khá nên vợ chồng tôi dồn hết vốn để đầu tư mua cột bê tông, dây sắt, cây giống về làm giàn và trồng. Thêm vào đó, ở Sơn La hợp đất trồng chanh leo, tiêu thụ cũng tốt…
Sinh ra trong gia đình nhà nông, tôi đã trồng đủ loại thứ cây nhưng từ khi bắt đầu trồng chanh leo đến nay, tôi thấy đây là loại cây có thể giúp người nông dân làm giàu và sống tốt – chị Tú chia sẻ.
Vì bao nhiêu tiền của gia đình tích góp được dồn hết cho chanh leo nên vợ chồng tôi chăm nom chanh leo như chăm con đẻ của mình. Thời gian trôi qua, không phụ công người, cây đâm chồi, ra hoa và đậu quả liên tục. Vì là loại cây ngắn ngày nên dù mới trồng từ tháng 4.2017 đến cuối tháng 8.2017, đã cho thu vụ đầu tiên – chị Tú phấn khởi nói.
Theo chị Tú, các thương lái đến thu mua chanh leo tận vườn rồi chở sang nước bạn Trung Quốc để tiêu thụ
Video đang HOT
Hết năm 2017, từ 5ha chanh leo, gia đình chị Tú thu được 60 tấn quả tươi. Với giá dao động từ 12 – 18.000 đồng/1kg, thu được 800 triệu đồng. Sau khi trừ đi chi phí đầu tư làm giàn, phân bón, chế phẩm sinh học chăm bẵm cho chanh leo, chị Tú cũng lãi hơn 200 triệu đồng.
Cứ nghĩ sang năm 2018 này sẽ ngồi vườn đếm tiền tỷ nhưng đùng một cái những máy in tiền của chị Tú dính phải nấm nên phải vứt bỏ đi 10 tấn quả tươi trong vụ thứ 2.
Xót quá. Chị Tú lên mạng, xem TV, đọc sách báo tìm mua đủ loại thứ thuốc từ A đến Z để diệt trừ nấm bệnh nên số diện tích bị nhiễm nấm đã hồi phục dần.
Vụ thứ 3 này, nhà tôi cũng thu được khoảng 30 tấn, nhưng do bị nấm từ vụ thứ 2 nên mẫu mã quả không được đẹp cho lắm. Với giá bán 11.000 đồng/kg, thu được hơn 300 triệu, chị Tú cho biết thêm. Theo chị Tú, để chanh leo phát triển tốt không bị nhiễm bệnh thì không nên hạn chế dùng phân hóa học mà thay vào đó nên dùng phân chuồng, phân vi sinh, phân hữu cơ để bón cho cây.
Để tiết kiệm chi phí, gia đình chị Tú đầu tư lắp đặt công nghệ tưới ẩm cho giàn chanh leo
Vào thời kỳ chanh leo ra quả, cứ khoảng 10 đến 15 ngày thì phải bón phân một lần. Chanh leo là loại cây cần độ ẩm cao, vì vậy phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cây. Nhất là vào mùa khô phải tưới lượng nước nhiều thì cây mới ra hoa và đậu quả tốt được. Ngoài ra, phải cắt tỉa tạo tán thường xuyên để tạo ra các cành mới để giúp cây ra hoa đậu quả tốt. Việc cắt tỉa, tạo tán vào mùa mưa cũng hạn chế được nấm bệnh gây hại cho cây, chị Tú tiết lộ.
Tỉa cành, tạo tán làm cây ức chế sự sinh trưởng, giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả hơn
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Trồng 1ha chè, lãi 100 triệu đồng/năm
Bà Phan Thị Khánh, bản Yên Hưng (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) có kinh tế khá giả nhờ cây chè, mỗi năm bà có lãi 100 triệu đồng.
Cây chè, từ lâu đã được nhiều người biết đến là cây công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao. Nhiều hộ dân sinh sống ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ trồng chè. Gia đình bà Phan Thị Khánh là một điển hình như thế, mỗi năm bà thu lãi hàng trăm triệu đồng từ chè.
Bà Khánh cho biết: Vài năm trở lại đây, do chè Mộc Châu không ngừng có giá trị cao và được nhiều thương lái đến tìm mua. Theo chỉ đạo của UBND xã, gia đình tôi đã đầu tư giống trồng thêm được 1 ha chè mới. Để cây chè phát triển tốt, cho năng suất cao và sống được bằng nghề sản xuất chè, tôi luôn tập trung thâm canh, chăm sóc, đốn tỉa trồng dặm và thu hái, chế biến đúng kỹ thuật. Nhờ thế, sản phẩm chè của gia đình tôi luôn cho năng suất và chất lượng cao. Cứ vào mùa vụ thu hoạch là nhà máy chè ở xã Tô Múa và ngoài huyện Mộc Châu (Sơn La) đến tìm mua, nên sản phẩm chè của gia đình không lo ế ẩm.
Hàng ngày bà Khánh đều xuống vườn chăm sóc cây chè.
Về kỹ thuật chăm sóc chè, bà Khánh thường bón phân lân, đạm kết hợp phân chuồng cho vườn chè. Thông thường trồng chè nhà hơn trồng các loại cây công nghiệp khác. Mỗi năm chỉ cần làm cỏ cho vườn chè từ 1 - 2 lần, không phải chăm sóc tỉ mỉ như cây ngô, cây lúa... Bởi cây chè ít bị dịch bệnh và ít chí phí chăm sóc. Gia đình bà Khánh là hộ tiên phong và làm giàu từ cây chè ở bản Yên Hưng. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, mà bà còn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ khác trong bản về chuyển hướng sản xuất vươn lên thoát nghèo bằng cây chè.
Từ khi chuyển sang trồng chè, đời sống của gia đình bà Khánh đã khá giả hơn so với trước.
Một năm gia đình tôi thu hoạch được 5 lứa chè tươi, mỗi lứa khoảng 5 tấn cho lãi 20 triệu đồng. Tính ra mỗi năm gia đình tôi thu nhập 100 triệu đồng từ trồng chè. Từ khi chuyển sang trồng chè trên 1ha nương vườn, đời sống kinh tế của gia đình tôi đã dư giả hơn, có khoản tiết kiệm kha khá. Con cái tôi đều trường thành và có nghề nghiệp ổn định- bà Khánh chia sẻ.
Nét mặt vui mừng của bà Khánh, khi năm nay vườn chè phát triển xanh tốt.
Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Văn Đỡ, Chủ tịch UBND xã Tô Múa, huyện Vân Hồ biết: Trước kia bà con trong xã chủ yếu trồng ngô, sắn, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập thấp. Từ khi chuyển sang trồng chè, thu nhập của người dân tăng lên. Nhận thức của nông dân làm chè thay đổi nhiều, người dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và bán sản phẩm cho nhà máy. Ngược lại, nhà máy cam kết đồng hành, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bởi vậy, trồng chè luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định nhất cho bà con.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: U50 xây "biệt phủ" hoành tráng nhờ gà và cá Với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Văn Kiệt (48 tuổi) thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã làm giàu từ mô hình trang trại vườn-ao-chuồng (VAC). Trang trại VAC của anh Kiệt mỗi năm cho lãi hơn nửa tỷ đồng. Và đó là nguồn lực để anh xây được ngôi...