Làm giàu nhờ loài chim trắng nhốt lồng, lãi vài trăm triệu/năm
Từng bươn chải với đủ nghề để kiếm sống nhưng cuối cùng anh Nguyễn Văn Hồ, xã Duy Phiên ( huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) lại lựa chọn cho mình một hướng đi mới là nuôi chim bồ câu Pháp ngay tại quê nhà để phát triển kinh tế và thuận tiện chăm sóc gia đình. Hiện, anh Hồ đang duy trì đàn bồ câu bố mẹ lên tới 600 đôi, mỗi năm thu lãi vài trăm triệu đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm những dãy chuồng nuôi bồ câu Pháp, anh Hồ chia sẻ về quãng thời gian trước đây của gia đình: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, từ nhỏ anh Hồ đã có ý thức tự lập. Khi xây dựng gia đình và ra ở riêng, hai vợ chồng cũng phải tự mình làm kinh tế.
Gia đình anh Nguyễn Văn Hồ, xã Duy Phiên (Tam Dương) lãi hàng trăm triệu đồng/năm từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
‘Trước đây, tôi đã từng chăn nuôi gà chọi, gà thịt, ngan, vịt đẻ nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Khi chuyển sang làm xây dựng, bôn ba khắp nơi nhưng công việc lúc nhiều, lúc ít và thu nhập bấp bênh. Qua sách, báo, ti vi, nhận thấy mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, tôi bàn bạc với gia đình, xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu…”, anh Hồ thổ lộ.
Mấy năm đầu, vốn ít, kinh nghiệm chưa có, gia đình anh Hồ chỉ nuôi 50 – 100 đôi chim bồ câu bố mẹ. Khoảng 2 năm trở lại đây, khi kinh nghiệm và vốn đã đủ, anh quyết định mở rộng quy mô lên 600 đôi bồ câu bố mẹ. “Trung bình 1 tháng nhà tôi bán khoảng 400 đôi chim bồ câu thương phẩm và sinh sản. Với giá bán 130 nghìn đồng/đôi bồ câu thương phẩm và 200 – 250 nghìn đồng/đôi chim sinh sản, nuôi bồ câu Pháp cũng giúp gia đình tôi thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm…”, anh Hồ cho hay.
Về kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp, anh Hồ chia sẻ, so với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác thì nuôi chim bồ câu Pháp tốn ít diện tích, sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, ít bệnh tật và thị trường tiêu thụ lớn. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần chọn con giống, xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn và lựa chọn thức ăn phù hợp.
Tuy nhiên, về kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp, để bồ câu sinh trưởng, phát triển tốt, người nuôi cần chú ý phòng các loại bệnh như: Hen, đậu gà, newcaton, tụ huyết trùng…Chuồng nuôi bồ câu cần thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, thức ăn và nước uống đều đặn.
Video đang HOT
Đặc biệt, theo anh Hồ, người nuôi bồ câu phải thường xuyên vệ sinh, quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi để tránh sự tích tụ phân, chất thải gây các loại mầm bệnh như ký sinh trùng. Để trứng đạt tỷ lệ nở cao, người nuôi nên ấp trứng chim bằng máy và cho chim mẹ ấp trứng giả, sau khi chim con nở mới đưa vào cho bố mẹ nuôi.
Nhận thấy, nhu cầu tiêu dùng bồ câu thương phẩm trên thị trường cao, năm 2019, anh Hồ dự định tăng số lượng chim bố mẹ thêm 400 – 500 đôi để nâng cao thu nhập. Cùng với đó, anh luôn tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh trong chăn nuôi cho các hộ gia đình đến mua chim bồ câu sinh sản để cùng nhau phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
Theo Danviet
Bỏ vô lăng về quê nuôi chim ưa sạch và con "chết sớm", lãi 13 triệu/tháng
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Phạm Xuân Đức (35 tuổi) trú ở xóm 2, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ về quê để xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu và dế thương phẩm, bước đầu mô hình của anh đã cho thu nhập hơn chục triệu/ tháng.
Hơn 1 năm về trước anh Xuân Đức làm nghề lái xe cho một công ty vận tải, lúc nào cũng ngồi trong cabin ô tô, quần áo tươm tất, vi vu đi đây đi đó, nhưng đùng một cái anh quyết định về quê theo nghiệp nhà nông trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và người thân.
Anh Đức cho biết, trong một lần đi chở hàng cho khách thì anh tình cờ bắt gặp mô hình nuôi chim đi liền với nuôi dế. Thấy mô hình hay hay nên cứ lúc nào rảnh là anh Đức lại dùng smartphone lên mạng Internet tìm hiểu về nuôi chim bồ câu, nuôi dế. Trong quá trình tìm hiểu, anh thấy hai loại vật nuôi này khá dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế khá cao, thu nhập chẳng thua kém gì nghề lái xe mà anh đang làm. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, anh quyết định bỏ về quê nuôi chim.
"Trong quá trình tìm hiểu tôi thấy rất nhiều thông tin thú vị về chim bồ câu và con dế. Chẳng hạn, chim bồ câu là loài chim hay "đỏm dáng, làm điệu" và ưa sạch sẽ. Hay như con dế là loài "chết sớm, đoản thọ", nó chỉ sống được không quá 3 tháng...Những kiến thức sơ khởi như thế vừa vui vui mà lại giúp tôi có cái nền ban đầu khi về quê nuôi chim bồ câu, nuôi dế...", anh Đức thổ lộ.
Sau khi bỏ nghề lái xe về quê lập nghiệp, anh Phạm Xuân Đức có nguồn thu nhập ổn định hơn 10 triệu đồng/tháng.
"Lái xe được đi đây đi đó, gặp đủ kiểu người, nhưng nhiều lúc thấy nghề lái xe vất vả, suốt ngày lông bông ngoài đường và nguy hiểm lại luôn rình rập nên tôi quyết định về quê lập nghiệp. Lúc đầu nhiều người cũng khuyên ngăn vì cho rằng liệu bỏ về nuôi chim bồ câu, làm bạn với giun dế như thế thì có ra cơm cháo gì không?. Tôi thì nghĩ, thành càng tốt, mà thất bại nhiều thì quay lại nghề lái xe cũng chẳng sao. Thế là mặc cho mọi người bàn tán tôi vẫn quyết định bỏ về quê làm chuồng nuôi chim và nuôi con "chết sớm...", anh Đức nhớ lại.
Từ những kiến thức kỹ thuật nuôi chim bồ câu, kỹ thuật nuôi dế mà anh đã nắm được từ trước đó, ngay sau khi về quê anh liền bắt tay vào xây chuồng trại và mua con giống về nuôi thử nghiệm. Dù mới đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng đàn chim bồ câu và dế của gia đình anh luôn phát triển tốt và bước đầu cho thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.
Mỗi tháng gia đình anh Đức bán ra thị trường hơn 100 đôi chim non với mức giá dao động từ 100-150 ngàn đồng/cặp.
Dẫn phóng viên Dân Việt đi thăm quan mô hình, anh Đức cho hay, hiện nhà anh đang nuôi hơn 200 đôi bồ câu và hơn 60 m2 bể xi măng nuôi dế. Trung bình mỗi tháng gia đình anh bán được hơn 100 đôi chim non, với giá dao động từ 100-150 ngàn/đôi. Còn dế mỗi một lứa bán được khoảng trên 50kg với giá 160 ngàn đồng/kg.
"Dù mới đưa vào nuôi thử trong năm nay nhưng đàn vật nuôi phát triển khá tốt. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi lãi khoảng gần 13 triệu đồng." Anh Đức tiết lộ.
Trung bình mỗi lứa dế anh Đức xuất bán ra thị trường khoảng 50 kg dế thương phẩm với giá 160 ngàn đồng/kg.
Cũng theo anh Đức, chim bồ câu và dế là hai loại vật nuôi tương đối dễ nuôi, bồ câu mà gia đình anh đang nuôi là loại bồ câu Pháp, đây là loại bồ câu khá dễ nuôi, ít bị bệnh tật và sinh sản rất nhanh nên cho hiệu quả kinh tế cao. Trung bình nuôi khoảng từ 5-6 tháng là chim bồ câu Pháp bắt đầu sinh sản, mỗi lứa khoảng 40 ngày và mỗi lứa khoảng 2 con. Trong quá trình nuôi con non, chim bồ câu bố mẹ vẫn đẻ và ấp trứng.
Nói thêm về con dế-con "chết sớm" như anh nói, anh Đức cho biết, dế là loại cực kỳ dễ nuôi, lợi nhuận cao hơn cả chim bồ câu nhưng chi phí đầu tư ban đầu thấp mà lại nhanh được thu hồi vốn. "Đầu ra của con dế tương đối ổn định, chủ yếu được bán làm thực phẩm cho các nhà hàng, quán bia. Ngoài ra cũng được bán cho các cửa hàng chim cá cảnh để làm thức ăn cho chim và cá cảnh" anh Đức nói về đầu ra của con dế.
Hiện tại gia đình anh đang có 200 cặp chim bố mẹ, dự định thời gian sắp tới gia đình anh sẽ mở rộng quy mô lên tới hơn 500 cặp bố mẹ.
Chia sẻ về công việc sắp tới của gia đình, anh Đức cho hay, sắp tới gia đình anh sẽ mở rộng quy mô nuôi chim bồ câu sinh sản lên hơn 500 đôi và hàng trăm m2 chuồng nuôi dế. Lúc đó sản phẩm đầu ra sẽ tăng gấp đôi, gấp 3 so với hiện tại và khoản thu nhập hàng tháng là không hề nhỏ.
"Sau gần một năm theo nghiệp nhà nông, bước đầu tôi khá vui khi những thành công ban đầu mang lại, dù thời gian sắp tới còn rất nhiều khó khăn trước mắt. Nhưng tôi cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, không phải rong ruổi gập ghềnh trên những cung đường xa như trước, sống một cuộc sống tuy có vất vả nhưng thảnh thơi vui vẻ ở quên nhà." anh Đức tâm sự.
Theo Danviet
9X Bắc Giang nuôi loài chim siêu đẻ, lãi 100-120 triệu đồng/tháng Nuôi chim bồ câu không phải là mô hình làm kinh tế mới, tuy nhiên làm thế nào để mô hình đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được. Mô hình nuôi chim bồ câu siêu đẻ của anh Hồ Hữu Hải thôn Long Lanh, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là một điển hình về sự sáng...