Làm giàu khác người: Bắt cá thần tiên đẻ theo ý thích
Mỗi năm, anh Hồ Nhuận Đăng Sơn (phường 7, TP.Tân An, tỉnh Long An) thu về hàng tỷ đồng từ cá thần tiên (thường gọi cá Ông Tiên). Đáng nói, không chỉ nuôi đơn thuần, bằng giải pháp “Công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm cá Ông Tiên”, anh Sơn có thể bắt cá thần tiên khó tính này đẻ theo ý thích.
Sản xuất cá cảnh cao cấp bằng công nghệ 4.0
Dù là “gà nòi” – xuất thân từ ngành Thủy sản (Đại học Nông lâm TP.HCM), nhưng khi bước chân vào nghề ương, nuôi cá cảnh, anh Sơn vẫn cứ “lên bờ xuống ruộng”.
Lúc bấy giờ, mỗi con cá Ông Tiên bố mẹ được nhập từ Thái Lan, Malaysia… có giá vài nghìn USD. “Năm 2003, tôi bắt tay vào nuôi cá cảnh. Những lứa cá giống đầu tiên cứ lần lượt chết do bệnh tật, do thiếu kỹ thuật chăm sóc, thay đổi môi trường sống… Những con sống được lại không đẹp nên phải bán giá rẻ” – anh Sơn thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Anh Hồ Nhuận Đăng Sơn đang kiểm tra đàn cá cảnh bố mẹ. (ảnh Trần Đáng)
Anh Sơn cho biết thêm, cá Ông Tiên có nhiều dòng, trước đây các dòng cá này khá dễ nuôi, nhưng những năm gần đây, các loại cá Ông Tiên mới được nhập về Việt Nam mặc dù có giá trị kinh tế cao hơn các giống cá Ông Tiên phổ thông trước đây nhưng lại khó sinh sản và đòi hỏi chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng nghiêm ngặt hơn.
Video đang HOT
Anh Sơn chia sẻ: “Trước đây, người ương, nuôi cá cảnh dùng máy sủi ôxy. Do bọt sinh ra có kích thước lớn nên nhanh chóng vỡ và chỉ giữ lại một phần ôxy trong nước. Nếu dùng hệ thống tạo khí nano sẽ tạo bọt có kích thước rất nhỏ. Do quá nhỏ nên bọt chỉ nằm lơ lửng trong hồ nước, dẫn đến nồng độ ôxy trong nước cao, giúp cho cá ăn nhiều, mau lớn và khí độc trong nước sẽ bị đẩy ra ngoài”.
Ngoài ra, anh Sơn còn dùng công nghệ blockchain để tra cứu, truy xuất dữ liệu nguồn trong quá trình sản xuất. Công nghệ này giúp anh chọn giống bố mẹ không đồng huyết, an toàn dịch bệnh, tạo ra con giống dễ nuôi, mau lớn…Để khắc phục những nhược điểm của thức ăn cho cá cảnh, anh Sơn đã nghiên cứu cho ra loại thức ăn mang nhiều ưu điểm, như: Cho ra cá đẹp, tỷ lệ sống cao, giá thành giảm, kéo chi phí nuôi xuống còn 1/2 so với bình thường.
Nuôi cá cảnh lợi nhuận tăng 300%
Hiện, anh Sơn có một cơ sở ương, nuôi cá dĩa rộng 250m2 ngay tại nhà và khu trại rộng 1,5ha để ương nuôi các loại cá cảnh khác nhau. Ngoài ra, anh còn hợp tác với trên 10 vệ tinh nuôi, ương cá ở trong tỉnh và trên 10 vệ tinh ở các tỉnh lân cận để cung cấp cá ra thị trường.
Sau nhiều năm sản xuất cá Ông Tiên cao cấp bằng giải pháp công nghệ cao, anh Sơn đánh giá, lợi nhuận thu được từ khâu sản xuất tăng 300% và 200% ở khâu thương phẩm so với việc chưa áp dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất như trước đây.
Anh Sơn cũng tin tưởng, với giải pháp công nghệ mà anh đang áp dụng nuôi cá Ông Tiên sẽ tạo tiền đề trong việc xây dựng trại sản xuất, ương nuôi cá cảnh tại Long An. Giải pháp này còn bảo đảm các yêu cầu về môi trường, dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng mọi tiêu chí về cá cảnh trong và ngoài nước.
Với mong muốn nhân rộng mô hình nuôi cá cảnh và chuyển giao kỹ thuật cho những người có cùng đam mê, ngoài giải pháp “Công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm cá Ông Tiên”, trước đây anh Sơn còn thực hiện 2 đề tài nghiên cứu khoa học, do Sở KHCN tỉnh Long An cấp kinh phí và được Hội đồng xét duyệt đề tài thông qua là: “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá dĩa bột” và “Xây dựng mô hình quản lý tốt (GMP) trong sản xuất cá cảnh tại TP.Tân An”.
Ngành thủy sản, dệt may, da giày xin trả lương dưới mức tối thiểu vùng
Các hiệp hội VASEP, VITAS, LEFASO vừa gửi văn bản đề xuất chung nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản, dệt may, da giày giảm thiểu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong đó, ba Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn 1 trong 2 giải pháp trả lương cho người lao động.
Giải pháp thứ nhất, doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận mức lương có thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (LTTV), người lao động chấp nhận mức lương này.
Giải pháp thứ hai, các hiệp hội đề nghị cho phép áp dụng ngay Điều 99 của Luật Lao động 2019: Trong trường hợp ngừng việc do dịch bệnh thì 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức LTTV, từ ngày 15 trở đi theo mức lương do 2 bên thỏa thuận.
Cả 3 hiệp hội VASEP, VITAS, LEFASO có kiến nghị chung về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Vinatex.
Ngoài ra, về vấn đề bảo hiểm, 3 hiệp hội đề nghị cho phép doanh nghiệp và người lao động trong ngành ngừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và tùy theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng.
Đồng thời, Chính phủ dùng tiền kết dư của quỹ BHXH, BHTN hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động và cho doanh nghiệp vay không lấy lãi để thanh toán các chi phí cho người lao động. Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ BHTN từ 1% xuống 0,5%.
Các hiệp hội cũng đề nghị cho phép miễn phí công đoàn năm 2020, chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 đến hết năm 2020 và hoãn thuế VAT trong năm 2020, không tính lãi chậm nộp.
Đặc biệt, liên quan đến các khoản vay vốn ngân hàng đã thực hiện trước năm 2020, các hiệp hội đề xuất hạ lãi suất 4-5% với khoản vay bằng VNĐ và 2-3% với khoản vay bằng USD. Đồng thời, các ngân hàng giãn khoản nợ đến hạn trong năm 2020 với thời hạn trả chậm tối thiểu là 3-6 tháng mà không tính lãi suất chậm trả.
Ngoài ra, văn bản đề nghị giảm 30% giá điện, nước trong năm 2020 và đề nghị Hải Phòng giảm 50% phí cảng biển, Bộ Giao thông Vận tải giảm 30% phí BOT từ năm 2020.
Ngành dệt may, da giày và thủy sản hiện là ba trong số các ngành kinh tế chủ chốt của đất nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt gần 80 tỷ USD, tạo ra gần 8 triệu việc làm trên cả nước.
Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid-19 lây lan, các ngành này mất đi nhiều thị trường lớn và trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản... Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp bị hủy, hoãn giao hàng, không ký tiếp đơn hàng mới và chậm thanh toán dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, có nguy cơ đứt thanh khoản.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa có đơn hàng mới trong quý II và III Phần lớn doanh nghiệp thủy sản chưa có đơn hàng mới trong quý II và III. Một số doanh nghiệp có đơn mới nhưng không nhiều.Nguồn nguyên liệu cũng bị suy giảm khoảng 50% và khó có khả năng phục hồi sớm.Một số đơn vị vẫn giữ nguyên số lượng lao động, phân chia lại lịch làm việc cho phù hợp.Doanh nghiệp thủy...