Làm giả giấy tờ, rút 950 triệu đồng từ tài khoản của người khác
Đánh bạc hai ngày thua 700 triệu đồng, không có khả năng trả nợ, Nghĩa làm giả giấy tờ để lừa rút 950 triệu đồng từ tài khoản của một doanh nghiệp.
Nghĩa tại phiên tòa. Ảnh: Hoàng Táo
Ngày 20/1, TAND cấp cao mở phiên hình sự phúc thẩm xét xử Phan Tấn Nghĩa (33 tuổi, trú Hưng Nguyên, Nghệ An) về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Nghĩa là kỹ sư xây dựng của một công ty có trụ sở tại Nghệ An. Trong lần đánh bạc liên tục gần 2 ngày đêm, Nghĩa thua 700 triệu đồng. Bị dân “anh chị” thúc ép trả nợ, Nghĩa nảy sinh ý định lừa đảo để kiếm tiền thoát thân.
Trong một lần giao dịch vào tháng 9/2014, Nghĩa có được bảng đối chiếu công nợ và thông tin tài khoản của một công ty mở tại Ngân hàng BIDV Tiền Giang. Kỹ sư này sau đó tập giả chữ ký của chủ tài khoản và kế toán, đồng thời đặt mua một con dấu giả, và tự làm giả chứng minh thư mang tên Trần Anh Mỹ cùng 4 bộ hồ sơ rút tiền.
Video đang HOT
Giữa tháng 10/2014, Nghĩa từ Nghệ An vào một phòng giao dịch của BIDV tại TP Đông Hà (Quảng Trị) đưa giấy tờ giả và đã rút trót lọt 950 triệu đồng của chủ tài khoản.
Bị tuyên án 18 năm tù, Nghĩa kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt và đề nghị xem xét lại tội danh Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Mẹ già 70 tuổi của anh ta tới toà xin giảm nhẹ án cho đứa con độc nhất này.
HĐXX xét Nghĩa có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đã khắc phục 220 triệu đồng, cấp phúc thẩm án cho 4 năm tù14 năm tù với hai tội danh trên, giảm 4 năm so với án sơ thẩm.
Hoàng Táo
Theo VNE
Bán giấy khám sức khỏe giả, hai cựu sinh viên lĩnh án tù
Hai cựu sinh viên của một học viện danh tiếng đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là Vũ Văn Đề (25 tuổi) và Dương Văn Mạnh (25 tuổi) đã phải nhận án tù vì bán giấy khám sức khỏe giả.
Các bị cáo trước vành móng ngựa nghe tuyên án - Ảnh: Nam Anh
Liên quan tới vụ bán giấy khám sức khỏe giả trên mạng xã hội, sáng ngày 20.1, TAND thành phố Hà Nội đã đưa 5 bị cáo ra xét xử về tội danh "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức" theo khoản 2, Điều 267 Bộ Luật hình sự, gồm: Vũ Văn Đề (25 tuổi, quê quán ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), Dương Văn Mạnh (25 tuổi, quê quán ở xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), Đặng Thị Tuyết (21 tuổi, quê quán ở xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), Nguyễn Thị Thương (21 tuổi, quê quán ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) và Đinh Quang Tùng (25 tuổi, ngụ ở xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Đáng chú ý trong các bị cáo đưa ra xét xử, có Đề và Mạnh là sinh viên của một học viện danh tiếng đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Kết thúc phiên sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo: Vũ Văn Đề 36 tháng tù giam, bị cáo Dương Văn Mạnh 42 tháng tù giam, bị cáo Đặng Thị Tuyết 18 tháng tù giam, bị cáo Nguyễn Thị Thương 15 tháng tù giam và bị cáo Đinh Quang Tùng 2 tháng tù giam nhưng cho hưởng án treo.
Tại tòa, bị cáo Đề khai nhận, do cần tiền ăn tiêu nên đầu năm 2015, bị cáo đã nghĩ ra cách làm giả giấy khám sức khỏe do Bệnh viện Giao thông vận tải cấp, rồi lập Facebook, kèm số điện thoại rao bán trên các trang mạng xã hội.
Để thực hiện hành vi phạm tội của mình, bị cáo Đề tìm kiếm một tờ giấy khám sức khỏe thật, photo thành hàng trăm bản khác nhau. Kế đó, bị cáo giả chữ ký của bác sĩ ở các mục khám tương ứng và đóng dấu giả Bệnh viện Giao thông vận tải.
Với thủ đoạn trên, từ đầu năm 2015 đến khi bị bắt giữ vào ngày 22.4.2015, cựu sinh viên này bán hàng trăm giấy khám sức khỏe giả, thu lời bất chính hàng chục triệu đồng. Trung bình, mỗi giấy khám sức khỏe giả được bị cáo bán 40.000 đồng.
Trong khi đó, bị cáo Mạnh khai nhận, thấy Đề là bạn cùng phòng trọ kiếm tiền dễ nên cũng lên các trang mạng xã hội rao bán giấy khám sức khỏe. Tới khi có khách, bị cáo Mạnh lấy giấy khám sức khỏe từ Đề, bán lại để hưởng lợi từ 10.000 đồng cho tới vài chục nghìn đồng một giấy.
Mạnh còn khai nhận, sau một thời gian mua giấy từ Đề, bị cáo đã tách ra, tự tay mình làm giả giấy khám sức khỏe, giấy ra viện, chứng nhận sức khỏe. Các loại giấy tờ giả mạo này được Mạnh bán với giá từ 15.000 đồng đến 80.000 đồng/giấy.
Chỉ trong một thời gian ngắn bán giấy tờ giả trên mạng xã hội, bị cáo Mạnh đã tự sản xuất và tiêu thụ hàng trăm giấy tờ giả, thu lời bất chính hơn 20 triệu đồng.
Trong số những khách hàng thường xuyên mua giấy khám sức khỏe giả từ Mạnh, có bị cáo Đặng Thị Tuyết và Nguyễn Thị Thương. Mỗi khi có khách liên hệ đặt mua, Tuyết và Thương đặt hàng từ Mạnh, sau đó đem về bán lại kiếm lời. Còn bị cáo Đinh Quang Tùng được Tuyết thuê đi giao hàng cho khách.
Hà An
Theo Thanhnien
Lừa chạy vào trường công an chiếm đoạt hơn 10 tỉ đồng Điệp, Quân đã lấy các quyết định tiếp nhận cán bộ, mẫu giấy báo nhập học của các trường công an trên mạng rồi điền thông tin, scan con dấu, chữ ký, tạo thành hồ sơ nhập học giả nhằm lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỉ đồng. Ngày 5.1, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội cho biết đã thực hiện lệnh...