Làm giả giấy tờ, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của ngân hàng
Nga tìm và thuê người lứa tuổi từ 20-25, hoặc nhờ người thân quen và yêu cầu họ cung cấp ảnh thẻ. Hảo làm giả các loại giấy tờ tuỳ thân để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng mua ô tô.
Khi đã được giải ngân và nhận ô tô, Hảo và đồng phạm tiếp tục làm giả đăng ký xe ô tô để thế chấp nhiều ngân hàng khác, hoặc cá nhân, qua đó chiếm đoạt hơn 16,5 tỷ đồng.
Trong hai ngày 24 và 25/8, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Văn Hảo (SN 1988, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội), bị cáo Nguyễn Thị Phương Nga (SN 1998, trú tại xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, Bắc Giang) cùng 9 đồng phạm về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Hảo kinh doanh ô tô vận tải hành khách và quen biết Nga. Đầu năm 2019, do làm ăn thua lỗ và cần tiền chi tiêu, Hảo bàn với Nga đi lừa đảo.
Cả hai thoả thuận, Nga có trách nhiệm tìm và thuê người lứa tuổi từ 20-25, hoặc nhờ người thân quen và yêu cầu họ cung cấp ảnh thẻ. Hảo lên Facefook liên hệ làm giả giấy tờ gồm: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng mua ô tô.
Khi đã được giải ngân và nhận lại ô tô, các bị cáo tiếp tục làm giả đăng ký xe ô tô để thế chấp vào ngân hàng khác, hoặc cầm cố cho các cá nhân để vay tiền rồi chiếm đoạt.
Tháng 2/2019, Hảo đặt mua trên mạng Căn cước công dân mang tên Mai Văn Đại rồi dán ảnh của Phạm Đức Huỳnh. Sau đó, Hảo tiếp tục đặt mua giấy tờ giả gồm: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp đồng cho thuê xe ô tô mang tên Mai Văn Đại rồi đưa cho Nga.
Hảo cũng liên hệ với nhân viên Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải để mua chiếc xe ô tô Fuso Rosa với giá hơn 1 tỷ đồng.
Khi giao dịch, Hảo lấy tên Mai Văn Đại để liên hệ với anh Hoàng Minh Đức ( nhân viên Ngân hàng Bắc Á, Chi nhánh Thăng Long) để vay vốn mua ô tô. Hảo cung cấp cho anh Đức hồ sơ vay vốn nhưng tất cả đều là giấy tờ giả.
Ngân hàng Bắc Á sau đó phát hành công văn bảo lãnh cho khoản tiền mua xe ô tô gửi Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải. Nhận được văn bản này, Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải đã bán chiếc ô tô trên cho Hảo.
Video đang HOT
Theo phân công, Phạm Đức Huỳnh (SN 1992, quê Nam Định) đóng giả là Mai Văn Đại để đi cùng anh Đức làm thủ tục đăng ký xe tại Phòng CSGT Công an TP Hà Nội và nhận biển kiểm soát 29B-308.06.
Ngày 20/3/2019, Huỳnh tiếp tục làm đóng giả người khác đến ngân hàng để ký hợp đồng vay 945 triệu đồng với tài sản thế chấp là chiếc ô tô trên. Sau khi nhận giấy đăng ký xe ô tô, Huỳnh đánh tráo biển số xe đã làm giả từ trước để đưa cho nhân viên ngân hàng, còn bản thật Huỳnh giữ lại để tiếp tục đem thế chấp tại ngân hàng khác.
Phi vụ lừa đảo tiếp theo, Hảo cùng đồng phạm lừa nhân viên Ngân hàng Public Bank. Đầu tháng 3/2020, Hảo và Nga lấy tên giả để thuê căn hộ Rice City Linh Đàm. Cả hai nghĩ cách thế chấp căn hộ trên để vay tiền ngân hàng mua ô tô.
Lần này, Hảo và Nga thuê Lưu Văn Cường (SN 1993, quê Thái Bình) làm nghề cắt tóc đứng tên trên hợp đồng với tên giả là Lưu Văn Tám.
Sau khi làm giả giấy tờ, ngày 1/4/2020, Cường đến ngân hàng hỏi vay vốn. Khi làm thủ tục, Cường tự xưng là Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV Kinh doanh thương mại xăng dầu Mipec, có nhu cầu mua xe ô tô Nissan Terra Petro tại Công ty TNHH Ô tô Nissun nên muốn vay 700 triệu đồng.
Trong thời gian chờ ngân hàng duyệt thủ tục vay tiền, Hảo gọi điện cho nhân viên ngân hàng này, đổi giọng nói và tự nhận là Thư, nhân viên Công ty TNHH Ô tô Nissun để hỏi thủ tục giấy tờ, xác nhận thủ tục mua bán xe của khách hàng Lưu Văn Tám.
Sau khi thẩm định, ngân hàng giải ngân cho Cường vay 600 triệu đồng, giải ngân vào tài khoản Công ty TNHH Ô tô Nissun, sau đó các bị cáo đã làm giả tài khoản để rút tiền…
Cũng thủ đoạn trên, Hảo, Nga và đồng phạm còn tiếp tục dùng căn hộ trên thế chấp để vay Ngân hàng SeaBank 700 triệu đồng.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2020, Hảo, Nga cùng đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 16,5 tỷ đồng của nhiều ngân hàng như: VPBank, VIB, TPBank, Bắc Á Bank, ABBank, BIDC, Eximbank, SeaBank và Public Bank.
Ngoài chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, nhóm bị cáo trên còn chiếm đoạt tiền của nhiều cá nhân khác.
Trong số tiền chiếm đoạt được, Hảo và Nga chia cho đồng bọn hơn 1,3 tỷ đồng. Hiện, các bị cáo mới khắc phục hậu quả được hơn 1 tỷ đồng.
Tại phiên toà, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như trên. HĐXX xác định, hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng vì đã sử dụng thủ đoạn gian dối, tinh vi để chiếm đoạt số tiền rất lớn của nhiều ngân hàng và cá nhân.
Trong vụ án, bị cáo Hảo giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu nên bị tuyên phạt 25 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cũng giữ vai trò chủ mưu nhưng thấp hơn Hảo, bị cáo Nga bị tuyên phạt 21 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Các bị cáo khác tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 8 năm 6 tháng tù đến 15 năm tù.
Xét xử siêu lừa chiếm đoạt hơn 370 tỉ đồng của 3 ngân hàng
Trong một thời gian ngắn, bị can Nguyễn Thị Hà Thành, một lao động tự do, đã câu kết với cán bộ ngân hàng để thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân
Theo dự kiến, ngày 4.5, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và 24 đồng phạm trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng", liên quan đến Ngân hàng Thương mại CP Quốc Dân (NCB), Ngân hàng Thương mại CP Việt Á (VietABank) và Ngân hàng Thương mại CP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank).
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành tại phiên toà hồi đầu tháng 1. Ảnh ĐÌNH TRƯỜNG
Phiên toà sẽ kéo dài trong 10 ngày, từ 4 - 14.5 và xét xử cả ngày thứ 7, chủ nhật.
Hồi đầu tháng 1, vụ án này sau khi vừa đưa ra xét xử đã bị hoãn do vắng một số bị cáo, đồng thời HĐXX yêu cầu trả hồ sơ vụ án cho Viện KSND Hà Nội điều tra làm rõ thêm hành vi của một số bị cáo và các tình tiết khác liên quan.
Trong vụ án này, có tới 17/25 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc các ngân hàng NCB, VietABank và PVcomBank. Nhân vật chính trong vụ án là Nguyễn Thị Hà Thành (38 tuổi), lao động tự do, bị cáo buộc cấu kết với nhiều cán bộ ngân hàng giả mạo chữ ký hồ sơ của người gửi tiền để thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn hàng trăm tỉ đồng của 3 ngân hàng nêu trên.
Theo cáo trạng, khoảng năm 2016 - 2018, Nguyễn Thị Hà Thành đã nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của nhiều người, cứ vay của người sau trả cho người trước. Thời gian đầu Thành tạo được lòng tin đối với người cho vay và cả cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn.
Qua các quan hệ xã hội, Thành tìm được nhiều người đến ngân hàng gửi tiết kiệm với số tiền lớn, sau đó lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên các hợp đồng tín dụng vay các ngân hàng với số tiền lớn nên nhiều cán bộ NCB, VAB đều xem Thành là "khách hàng VIP". Sau đó, do bị mất khả năng thanh toán nên Thành nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền từ các ngân hàng NCB, PVcomBank, VAB và nhiều cá nhân.
Tại ngân hàng NCB, từ tháng 6 đến tháng 8.2018, do biết ông Đặng Nghĩa Toàn (trú Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) có tiền nên Thành đã vay của vợ chồng ông Toàn số tiền 50 tỉ đồng theo hình thức, yêu cầu ông Toàn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng NCB rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ.
Sau đó, Thành cùng đồng phạm sử dụng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, biên bản đối chiếu công nợ với Công ty Eurocell (đã chấm dứt hoạt động từ năm 2017) và Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nguyên. Đồng thời, Thành lợi dụng sự tin tưởng và thiếu trách nhiệm của nhân viên ngân hàng NCB trong hoạt động cấp tín dụng, giải ngân, để ký giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn trên các chứng từ và được ngân hàng NCB ba lần giải ngân 47,5 tỉ đồng.
T ại ngân hàng PvcomBank, cũng với thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thị Hà Thành đã làm giả chữ kỹ, lăn giả dấu vân tay người gửi tiền rồi chiếm đoạt của ngân hàng này số tiền 49,4 tỉ đồng.
Tại VietABank, Thành tìm những người có tiền để vay với lãi suất cao hoặc rủ hợp tác làm ăn. Do không có tài sản đảm bảo nên Thành đưa ra hình thức người cho vay cùng Thành gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Sau đó Thành lấy danh nghĩa của họ cầm cố chính sổ tiết kiệm đó vay tiền tại VietABank (các đồng sở hữu đều không biết, không tham gia vào việc cầm cố sổ tiết kiệm.
Cáo trạng nêu, với thủ đoạn trên, Thành đã gây ra 21 vụ lừa đảo, chiếm đoạt của VietABank gần 273,9 tỉ đồng, của các cá nhân khác 63 tỉ đồng.
Các cơ quan tố tụng xác định thiệt hại của các nạn nhân trong vụ án này lên tới 433 tỉ đồng, trong đó 3 ngân hàng thiệt hại trên 370 tỉ đồng.
Phó Chủ tịch Hội nông dân giở "ma thuật" khiến nhiều nông dân điêu đứng Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 10/2021, lợi dụng mối quan hệ quen biết, Trang đã vay mượn tiền của nhiều bị hại với mục đích làm đáo hạn ngân hàng nhưng thực tế góp vốn với người khác, sau đó không có khả năng trả nợ. Tổng số tiền Trang chiếm đoạt của các bị hại là 10,9 tỷ...