Làm gì nếu bị tê chân không đứng lên được sau khi ngồi khoanh chân lâu?
Tư thế khoanh chân rất quen thuộc trong khi tập yoga, nhưng liệu nó có an toàn cho tất cả mọi người?
Ngồi khoanh chân, nhất là khi ngồi ở dưới sàn được xem là một tư thế ngồi lịch sự. So với hình ảnh ngồi duỗi thẳng chân, ngả người về phía sau hoặc cúi gập người về phía trước, thì tư thế khoanh chân lại giúp giữ cho phần thân trên của cơ thể, đặc biệt là cột sống thẳng. Song, nếu khoanh chân như vậy có gây tổn hại cho đầu gối hay không?
Theo tư vấn của tiến sĩ Sarah Duvall, nhà vật lý trị liệu đồng thời là người sáng lập ra Trung tâm Core Fitness Solutions cho biết khoanh chân là một tư thế rất quen thuộc trong yoga, gọi là tư thế hoa sen. Tuy nhiên, tư thế này không an toàn cho tất cả mọi người. Tư thế này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm.
Ngồi khoanh chân đều có những ưu khuyết điểm mà bạn cần phải chú ý (Ảnh minh họa).
Ưu điểm của tư thế ngồi khoanh chân
Tiến sĩ Sarah nói rằng nếu bạn không gặp phải bất kỳ cơn đau đầu gối nào trong tư thế ngồi khoanh chân này thì bạn không có gì phải lo lắng. Trên thực tế, tư thế ngồi này mang lại nhiều lợi ích cho khả năng vận động của bạn và thậm chí có thể làm cho các khớp xương trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn, miễn là bạn không ngồi như vậy cả ngày.
Tiến sĩ Sarah chia sẻ: “Bạn càng thường xuyên thay đổi tư thế ngồi và đi lại nhiều trong một ngày, cơ thể của bạn càng khỏe mạnh. Đó là bởi vì khi bạn ngồi một chỗ trong một tư thế thời gian dài, một số khớp, cơ và dây chằng sẽ bị căng thẳng và khiến bạn bị đau”.
Video đang HOT
Nhược điểm của tư thế ngồi khoanh chân
Ngồi ở tư thế khoanh chân sẽ góp phần làm đa dạng hơn các kiểu chuyển động hàng ngày của bạn, từ đó giúp bạn cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối và khớp hông. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ sự khó chịu nào ở đầu gối khi ngồi ở tư thế này thì hãy dừng lại, vì nó chỉ làm trầm trọng hơn các vấn đề về đầu gối.
“Giữ khớp ở vị trí uốn cong trong một thời gian dài có thể làm cho chất lỏng tích tụ, gây sưng và đau. Tùy thuộc vào vị trí đau, sự uốn cong và xoắn đầu gối khi ngồi khoanh chân có thể làm nặng thêm vết rách sụn khớp”, Tiến sĩ Sarah giải thích.
Phải làm gì nếu ngồi khoanh chân lâu bị tê chân không đứng lên được?
Bạn vẫn sẽ bị cứng chân tạm thời sau khi khoanh chân một thời gian (Ảnh minh họa).
Có thể nói rằng ngồi khoanh chân sẽ không gây hại cho đầu gối nếu thỉnh thoảng bạn mới ngồi trong tư thế này. Nhưng ngay cả khi bạn có đầu gối khỏe mạnh thì bạn vẫn sẽ bị cứng chân tạm thời sau khi khoanh chân một thời gian.
Khi bị tê cứng chân, tiến sĩ Sarah khuyên bạn nên thực hiện chuỗi động tác nhẹ nhàng sau đây để giúp làm dịu sự tê cứng ở đầu gối và nới lỏng chân tay.
- Từ từ nhẹ nhàng duỗi thẳng đầu gối để giúp các khớp di chuyển.
- Xoay 5 vòng tròn mắt cá chân theo mỗi hướng để giúp máu chảy và làm cho chân cũng như đầu gối nóng lên.
- Sau đó ngồi lắc lư hông và gập đầu gối vài lần.
- Cuối cùng là duỗi thẳng hoàn toàn chân của bạn rồi nhẹ nhàng siết chặt cơ chân và cơ đùi để nâng xương bánh chè lên trong vòng 3 lần, giữ 5 giây/lần. Rồi mới từ từ đứng dậy.
Ngoài ra, có một cách để đầu gối không quá căng là khi ngồi, bạn hãy để một chiếc khăn cuộn tròn ngay dưới gối.
3 bộ phận gánh hậu quả khủng khiếp khi đi giày cao gót ngoài đôi bàn chân
Giày cao gót không chỉ làm đau đôi chân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến 3 bộ phận dưới đây.
1. Hông
Khi bạn đi giày cao gót, cơ thể luôn phải giữ ở tư thế thăng bằng. Để làm điều đó, lưng dưới cần được đẩy về phía trước, từ đó tạo sự liên kết giữa hông và cột sống. Việc hông phải luôn giữ trong tư thế uốn cong liên tục để duy trì sự thăng bằng và đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm cơ hông bị co rút, gây đau hông.
2. Đầu gối
Trọng lượng cơ thể sẽ dồn về mũi chân khi bạn đi giày cao gót. Do đó, dầu gối cần phải tiến về phía trước để duy trì sự cân bằng, gây thêm áp lực cho đầu gối và dẫn đến viêm khớp, đau khớp, cứng khớp,...
3. Cột sống
Thông thường cột sống có một độ cong nhẹ để giảm căng thẳng khi di chuyển. Khi bạn đang đi giày cao gót, đường cong ở lưng dưới sẽ bị phóng đại, làm cột sống thay đổi, gây yếu cơ và đau lưng, co thắt cột sống, chuột rút,...
Giày cao gót không chỉ hủy hoại đôi chân, còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể Ngoài gây tổn thương cho bàn chân, giày cao gót còn khiến xương khớp các vùng như hông, cột sống và đầu gối cũng bị biến chứng nguy hiểm. Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ, 71% phụ nữ sở hữu giày cao gót bị đau khi mang chúng. Nhưng không chỉ bị đau ở đôi chân mà các bộ phận cơ...