Làm gì khi nhận các cuộc gọi giả danh công an?
Các thủ đoạn tội phạm giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại đã tràn về các tỉnh.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra nhiều vụ đối tượng giả danh lực lượng công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà LTAN (ở tổ 13, phường Trần Hưng Đạo, TP Quảng Ngãi) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 28398120150 và số 01882572125 của hai người tự xưng là công an đang điều tra vụ lừa đảo. Họ nói bà đang có tài khoản 3 tỉ đồng tại Hà Nội là số tiền lừa đảo cần phong tỏa, yêu cầu bà rút hết tiền trong tài khoản hiện có chuyển qua cho họ để phục vụ điều tra. Bà LTAN đã đến Ngân hàng VietinBank rút toàn bộ số tiền tiết kiệm hơn 91 triệu đồng và chuyển vào số tài khoản 108867921354 mang tên Lê Minh Dũng.
Mới đây, Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa thông tin đến người dân để cảnh báo thêm có nhiều đối tượng giả danh lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ để lừa bán tài liệu, phương tiện PCCC.
Thủ đoạn của các đối tượng là gọi đến kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp để gợi ý mua các tài liệu, phương tiện PCCC.
“Số tiền mà các đơn vị thanh toán cao gấp nhiều lần so với giá niêm yết của tài liệu và phương tiện trên. Đây là hình thức lừa đảo tuy không mới nhưng lợi dụng tâm lý các đơn vị e ngại lực lượng công an kiểm tra, các đối tượng đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại tài sản của nhân dân và nhất là đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành công an” – Đại tá Nguyễn Thanh Trang, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, nêu rõ trong thông báo.
Trực ban hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm. Ảnh: TIẾN QUÂN
Để tránh bị mất tiền oan, Công an tỉnh Quảng Ngãi lưu ý người dân ghi nhớ hai điều:
1. Công an không thông báo kiểm tra bằng điện thoại
Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đối với lực lượng công an, khi thực hiện công tác kiểm tra cơ quan, cơ sở, đơn vị thì sẽ lập lịch và kế hoạch kiểm tra, gửi thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian kiểm tra cho đơn vị trước thời điểm kiểm tra ba ngày làm việc. Đặc biệt, công an tuyệt đối không bao giờ thông báo kiểm tra bằng điện thoại.
2. Gọi ngay trực ban hình sự
Video đang HOT
Khi phát hiện các thủ đoạn lừa đảo tương tự, công dân hoặc đại diện tổ chức phải thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc trực ban hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi qua số điện thoại069.4309410 để xác minh làm rõ. Tuyệt đối không thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng như cung cấp số tài khoản, địa chỉ cơ quan, doanh nghiệp hoặc chuyển tiền qua tài khoản mà chúng cung cấp.
Dùng số điện thoại hiện đầu số của công an để lừa đảo
Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hải Phòng cũng vừa có cảnh báo nhiều nhóm tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông đã dùng số điện thoại ảo hoặc hiện đầu số của lực lượng công an 000113, 84000113 gọi điện thoại đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Trước đó, ngày 13-12-2018, bà Đ. (quận Dương Kinh, Hải Phòng) nhận được cuộc điện thoại từ số máy bàn của một phụ nữ giới thiệu là Hoàng Thị Nghĩa làm ở “công an phòng, chống tội phạm”. Người này hỏi bà về một số vấn đề liên quan tài khoản ngân hàng, sau đó nối máy cho bà Đ. nói chuyện với một người đàn ông xưng là đại tá công an Trần Tuấn Bình.
Zhou Ren (quốc tịch Trung Quốc) và Nông Văn Việt trong nhóm lừa đảo. Ảnh: ĐỖ HOÀNG
“Đại tá” này cho biết bà Đ. đang liên quan đến một vụ mua bán trái phép chất ma túy, tài khoản ngân hàng của bà đã được nhóm buôn ma túy chuyển vào hàng trăm tỉ đồng. Sau khi hăm dọa, người này yêu cầu bà Đ. phải chuyển tiền vào tài khoản mang tên Hoàng Thị Nghĩa tại Chi nhánh Ngân hàng Agribank Phục Hòa (Cao Bằng) để “kết hợp công an điều tra”.
Hoảng sợ trước chiêu hù dọa của nhóm người này, bà Đ. đã chuyển số tiền 283 triệu đồng vào số tài khoản mà nhóm này cung cấp.
Ngày 14-12-2018, sau khi tiếp nhận đơn trình báo của bà Đ., Phòng CSHS Công an TP Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc xác minh, bước đầu đã triệu tập một số đối tượng liên quan để phục vụ điều tra, trong đó có Zhou Ren (quốc tịch Trung Quốc) và Nông Văn Việt.
TIẾN QUÂN
Theo PLO
Kịch bản sốc của băng nhóm giả danh công an đi lừa đảo
Với thủ đoạn giả danh công an và dùng số điện thoại gần giống với số của cơ quan công an, ổ nhóm tội phạm đã dọa nạt, lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Giả danh công an, đe dọa nạn nhân để ép chuyển tiền
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.Hải Phòng cho biết, thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều vụ kẻ xấu lợi dụng mạng viễn thông, mạng Internet để chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn mới hết sức tinh vi.
Các đối tượng Zhou Ren và Nông Văn Việt trong băng nhóm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, các đối tượng tìm hiểu khá kỹ về nhân thân rồi làm quen, kết bạn với nạn nhân trên facebook để lừa tình hoặc lừa tiền; hack facebook, giả danh người quen nhờ mua thẻ nạp tiền điện thoại, nhờ chuyển tiền vào tài khoản để mua hàng cho chúng.
Đặc biệt, qua mạng viễn thông, các "siêu lừa" còn dùng cả số điện thoại đầu số giống với số điện thoại của lực lượng công an, như 000113, 84000113 hay dùng sim rác, số máy ảo gọi đến số điện thoại của nạn nhân đe dọa, yêu cầu phải chuyển tiền theo sự hướng dẫn.
Đáng nói, các phương thức, thủ đoạn hoạt động trên đã được cơ quan công an tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên không ít người vẫn nhẹ dạ, cả tin dẫn tới tiền mất tật mang.
Gần đây nhất, vào ngày 14.12, phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.Hải Phòng nhận được đơn trình báo của bà Phạm Thị Đẩu (SN 1958, trú tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng).
Bà Đẩu trình bày: Khoảng 15h ngày 13/12, bà Đẩu nhận được cuộc gọi đến số điện thoại bàn của một phụ nữ tự giới thiệu là Hoàng Thị Nghĩa, làm ở "Công an phòng chống tội phạm" hỏi bà về một số vấn đề liên quan đến tài khoản ngân hàng. Sau đó, người phụ nữ chuyển máy cho bà Đẩu nói chuyện với một nam giới được giới thiệu là Đại tá công an Trần Tuấn Bình.
Gã này khăng khăng vu cho bà Đẩu đang liên quan đến một vụ mua bán trái phép chất ma túy và tài khoản của bà ở ngân hàng đã được các đối tượng chuyển vào vài trăm tỷ đồng.
Với lời lẽ hăm dọa, đối tượng trên yêu cầu khổ chủ phải chuyển ngay số tiền tiết kiệm đang gửi ở ngân hàng vào tài khoản 8312205104166 mang tên Hoàng Thị Nghĩa, mở tại ngân hàng Agribank, chi nhánh huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng để... "kết hợp với công an điều tra vụ án". Do quá hoảng sợ, bà Đẩu đã chuyển 283 triệu đồng là số tiền gửi tiết kiệm vào tài khoản trên.
Ngay sau khi nhận tin, các trinh sát đội 8 phòng Cảnh sát Hình sự đã được giao tiến hành các biện pháp xác minh điều tra, xác định chủ tài khoản 8312205104166 chính xác là Hoàng Thị Nghĩa (SN 1975, trú tại xóm Phia Khoang, thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng), đồng thời phối hợp với cơ quan ngân hàng phong tỏa số tiền trong tài khoản trên.
Tiếp đó, tổ trinh sát của đội 8 do Thiếu tá - Đội phó Nguyễn Trần Phong chỉ huy đã phối hợp với Công an tỉnh Cao Bằng tiến hành triệu tập Hoàng Thị Nghĩa.
Cúi đầu nhận tội
Tại cơ quan công an, đối tượng Nghĩa khai nhận: Ngày 11.12, Nghĩa nhận được điện thoại của một người quen là Sầm Đức Văn, ở xã Mỹ Hưng, cùng huyện Phục Hòa hỏi mượn tài khoản ngân hàng để chuyển tiền thì được Nghĩa đồng ý và cung cấp số tài khoản 8312205104166 mở tại ngân hàng Agribank cho Văn.
Đến 17h ngày 13.12, Nghĩa được ngân hàng Agribank thông báo về việc tài khoản đã nhận được số tiền 283 triệu đồng và đã thông báo lại cho Văn biết. Nhận được tin, tên Văn đã nhờ một người bạn có tên là Bằng (chưa rõ địa chỉ) đến đón Nghĩa đi rút 25 triệu đồng từ tài khoản trên tại cây ATM của ngân hàng Agribank, TP.Cao Bằng.
Số tiền này, Nghĩa giao cho Bằng để chuyển cho Văn. Sau khi về đến nhà, Nghĩa nhận được điện thoại của Nông Văn Việt (em họ của Văn, SN 1998, ở cùng xã Mỹ Hưng), đề nghị không rút tiền qua cây ATM nữa mà để hôm sau đến rút trực tiếp tại ngân hàng. Ngày 14.12, theo lời hẹn, Bằng lại đến đón Nghĩa để ra ngân hàng rút số tiền còn lại nhưng tài khoản đã bị phong tỏa.
Từ tài liệu thu thập được, tổ trinh sát đã phối hợp với Công an tỉnh Cao Bằng, Công an huyện Phục Hòa, đồn Biên phòng cửa khẩu Tà Lùng mở rộng điều tra, xác định nhóm của Nghĩa có khoảng 4 đến 5 đối tượng là người Việt Nam và Trung Quốc.
Với tinh thần quyết tâm cao, các chiến sỹ công an đã triệu tập, bắt giữ được 3 "siêu lừa": Nông Văn Việt; Hoàng Văn Lâm (SN 1993, cùng trú tại thị trấn Hòa Thuận, cùng huyện Phục Hòa); Zhou Ren (SN 1993, quốc tịch Trung Quốc, ở thị trấn Thủy Khẩu, huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận: Zhou Ren trước đó được một người bạn ở Trung Quốc, có tên là A Lão nhờ tìm tài khoản ngân hàng của Việt Nam để chuyển tiền và hứa sẽ trả công 15% từ số tiền lấy được.
Zhou Ren gọi điện cho Việt (quen biết từ trước với hắn), nhờ Việt tìm và hứa sẽ trả công cho Việt 10% từ số tiền lấy được. Việt lại nhờ đến Văn và hứa trả công cho Văn 3 triệu đồng và Văn tìm đến Hoàng Thị Nghĩa.
Sau khi có thông tin tài khoản và số CMND của Nghĩa, Zhou Ren chuyển thông tin này cho A Lão. Sau đó, các đối tượng đã thực hiện cuộc lừa đảo bà Đẩu. Chiều 13.12, Nghĩa đến cây ATM tại Ngân hàng Agribank tại TP Cao Bằng để rút tiền, nhưng do hết giờ nên chỉ rút được 25 triệu đồng.
Số tiền này, các đối tượng sử dụng mua sắm, nghỉ qua đêm tại TP.Cao Bằng và ăn tiêu hết. Hiện tại, vụ việc đang được phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.Hải Phòng phối hợp với Công an tỉnh Cao Bằng tiếp tục điều tra, mở rộng.
Theo Minh Sơn (Người đưa tin)
Giả danh công an xông vào sới bạc đánh người, cướp tài sản ở Vĩnh Phúc Thấy nhóm tài xế ngồi chơi bạc, nhóm của Nguyễn Văn Quốc giả danh công an, xông vào đánh người, cướp tiền và tài sản của các "con bạc". Ngày 28/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 4...