Làm gì khi Gmail “chết”?
Gmail hiện đang có khoảng 425 triệu người dùng trên khắp thế giới và rất nhiều trong số đó là người dùng doanh nghiệp. Gmail đang là ứng dụng email thông dụng nhất hiện nay mà bạn hay thậm chí là cả cơ quan bạn cũng đang sử dụng. Vậy bạn sẽ làm thế nào nếu đang gửi thư cho khách hàng mà Gmail lại đột nhiên bị “chết”?
Chính vì quá thông dụng và quá quan trọng nên Google rất chăm chút cho dịch vụ này. Tuy nhiên, trong quá khứ cũng không hiếm lần Gmail trục trặc và ảnh hưởng rất lớn tới khách hàng.
Chờ đợi
Nếu Gmail trục trặc thường sẽ không kéo dài lâu. Google đủ tiềm lực để khôi phục nhanh chóng dịch vụ này nếu không họ sẽ không thể lường trước được phản ứng của gần nửa tỉ khách hàng. Vậy nên điều đầu tiên bạn cần làm là kiên nhẫn chờ trong chốc lát. Trong lúc đó, bạn có thể lướt lên các mạng xã hội để xem có ai phải hồi về sự cố này không. Ngoài ra, bạn cũng nên xem lại kết nối Internet của mình, biết đâu kết nối mạng của máy tính hay mạng cơ quan lại đang bị trục trặc.
Bạn cũng cần xem cả phần mềm diệt virus hoặc tường lửa cài trên máy, xem chúng có chặn Gmail hay không. Nếu vấn đề phát sinh từ kết nối Internet, bạn hãy thử cắm lại đầu cáp hoặc khởi động lại router/modem mạng xem sao. Cách làm này trong nhiều trường hợp lại rất hữu hiệu. Nếu vấn đề vẫn chưa được khắc phục, bạn hãy thử liên hệ với nhà cung cấp mạng xem kết nối Internet có vấn đề gì hay không. Nếu câu trả lời là không thì có lẽ Gmail đang thực sự trục trặc.
Truy cập theo cách khác
Giao diện chính của Gmail không phải cách duy nhất để bạn có thể tiếp cận được với Gmail. Khi website Gmail bị “chết”, nó không có nghĩa là cả dịch vụ Gmail bị sập. Bạn có thể truy cập thử vào ứng dụng Gmail trên di động xem nó có hoạt động hay không. Đôi khi phiên bản di động của Gmail vẫn hoạt động bình thường trong khi giao diện chính trên website lại không thể truy cập được.
Nếu giao diện website có vấn đề mà dịch vụ vẫn hoạt động thì bạn có thể truy cập Gmail qua một số trình e-mail khách như Microsoft Outlook hoặc Windows Live Mail. Nếu bạn đang sử dụng một dịch vụ email khác thì cũng có thể thử chuyển (divert) Gmail sang khi giao diện chính của nó bị trục trặc. Nghe có vẻ như kỳ quặc nhưng động tác này lại rất hữu ích.
Gmail có một giao diện HTML đơn giản mà bạn có thể vẫn truy cập được khi giao diện chính có vấn đề. Giao diện đơn giản này không có ảnh lẫn các tính năng chủ chốt. Bạn có thể bookmark trang Gmail HTML này và dùng thay thế khi trang chính bị trục trặc. Ngoài ra, bạn cũng nên thử qua dịch vụ Google Takeout, giúp lưu lại dữ liệu offline của Gmail hoặc đẩy chúng lên một dịch vụ trực tuyến riêng lẻ khác. Cái này cần phải thực hiện trước khi Gmail trục trặc. Khi bạn kích hoạt Takeout, nó sẽ theo dõi Gmail và lưu mọi thứ vào một file riêng để có thể lưu giữ ở bất cứ đâu bạn muốn.
Video đang HOT
Sao lưu Gmail
Gmail không phải là dịch vụ e-mail duy nhất mà bạn có thể sử dụng hiện nay. Còn rất nhiều dịch vụ e-mail miễn phí khác mà bạn có thể sử dụng trong trường hợp Gmail bị “chết”. Việc bạn cần làm là sao lưu địa chỉ contact của Gmail để đưa vào địa chỉ mail “sơ cua”.
Trong Gmail, bạn vào phần Contacts và nhấn vào lựa chọn “more” để trích xuất danh sách địa chỉ thành một file .CSV. Bạn nên sử dụng lựa chọn trích xuất thứ hai “Outlook CSV format (for importing into Outlook or another application)”. Bạn nên cập nhập thường xuyên danh sách này phòng khi trục trặc thì vẫn có đủ các địa chỉ liên lạc.
Khi Gmail bị “chết”, bạn gửi một thông báo từ địa chỉ e-mail “sơ cua” tới tất cả các contact đã sao lưu, báo cho họ biết là Gmail đang có vấn đề. Tốt nhất là bạn BCC tới cả e-mail sơ cua của bạn để biết chắc rằng mail đã được chuyển đi. Khi Gmail hoạt động trở lại, bạn chỉ cần forward bản copy tới tới địa chỉ Gmail và gửi thông báo cho mọi người để họ biết rằng Gmail của bạn đã trở lại bình thường.
Sử dụng Microsoft Outlook
Nếu bạn sử dụng Gmail cho mục đích công việc thì Outlook sẽ là trình quản lý e-mail cực kỳ tiện lợi. Kể từ phiên bản Windows 7 trở đi, Outlook được tăng cường nhiều tính năng và giao diện mới rất tiện cho người dùng. Outlook có thể quản lý cùng lúc nhiều tài khoản e-mail khác nhau, trong đó hiển nhiên có Gmail. Bạn chỉ cần kích hoạt Outlook, khai báo địa chỉ e-mail và nhập mật khẩu là có thể download toàn bộ e-mail trên Gmail về máy.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng e-mail cơ quan thì phần cài đặt các thông số đồng bộ Gmail hoặc mail riêng với Outlook thì cần liên hệ với người quản trị hệ thống. Khi cài đặt, bạn cần lưu ý tích vào phần “Leave a copy of messages on the server” trong phần Advanced của Internet E-mail Settings để phòng khi Outlook có vấn đề hoặc máy tính trục trặc thì e-mail vẫn giữ lại trên tài khoản e-mail chính.
Theo VNmedia
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Google không tồn tại?
Thời hạn nộp bài viết đã đến rất gần và bạn chợt nhận ra rằng Google không còn ở đó để làm cứu tinh như mọi khi.
I am Google, I am God. Một nhận định dường như quá đà, nhưng nó cũng phần nào cho thấy cái bóng vĩ đại của Google trong cuộc sống nơi công nghệ đóng vai trò then chốt, và mọi thứ đều đã được số hóa. Chuyện gì xảy ra nếu Google không còn tồn tại? Đó là câu hỏi ắt sẽ làm ngay cả những nhà hiền triết như Socrates hay Khổng Tử phải đau đầu (không chỉ bởi họ chưa bao giờ cầm vào một chiếc smartphone nào)
Không chỉ là một bộ máy tìm kiếm khổng lồ, những ứng dụng của Google giờ đã trở nên quá đỗi phổ biến. Chúng ta tiếp xúc với chúng hàng ngày, biểu tượng của nó đã trở thành quen thuộc, có lẽ với cả những người ít khi, thậm chí chưa bao giờ sử dụng máy tính. Thật khó để nói chính xác về tương lai của một thế giới không có Google, nhưng có lẽ, có những con số sẽ không bao giờ tồn tại như một tượng đài tại thung lũng Silicon: Google, một trong những công ty hùng mạnh nhất thế giới, nơi tuyển dụng khoảng 30.000 nhân công, với khoảng 184 triệu đô la tiền làm từ thiện vào năm 2010.
Không chỉ là một công cụ tìm kiếm đơn thuần, Google còn cho phép bạn tiếp cận với rất nhiều ứng dụng khác. Khuôn khổ một bài viết không cho phép chúng ta đề cập đến tất cả ở đây, nhưng bạn cần biết rằng, phần lớn trong số đó đều là hàng miễn phí. Gmail cho việc quản lý email, Google Maps cho việc tìm đường, Google Earth cho những thông tin về địa lý và địa hình, Google Calendar để hoạch định những kế hoạch của bạn, Google Analytics cho việc phân tích số liệu, Google như một mạng xã hội tương tự Facebook, Google Patents, Scholar, Groups, Finance....và còn rất nhiều nữa - rất nhiều tiện ích để đổi lại một cái giá gần như miễn phí.
Tuy nhiên, tìm kiếm dường như vẫn là ứng dụng mạnh nhất và phổ biến nhất của Google. Trước nó, vô số công cụ tìm kiếm đã từng xuất hiện: Yahoo, Webcrawler, Altavista, Dogpile, HotBot...., đó là một sân chơi công bằng và có phần nào đó khá buồn tẻ. Nhưng rồi Google có mặt và đá bay tất cả những cái tên trên. Một công thức tìm kiếm đã được đặt ra, và nó cho ra nhiều kết quả có liên quan hơn, nó nhanh hơn và đơn giản hơn các đối thủ cạnh tranh rất nhiều.
Những công cụ tìm kiếm cũ sử dụng từ khóa như một tiêu chuẩn gần như duy nhất để tìm kiếm trên các Website, trong khi đó, Google, sử dụng hệ thống PageRank, với hàng chục, thậm chí hàng trăm nhưng tiêu chuẩn khác nhau cho những dãy từ khóa như kiểu "Ảnh nóng", "Lộ hàng" hay "Ngọc Trinh" hay bất cứ thứ gì mà bạn định tìm kiếm.
Google luôn đi theo tôn chỉ ban đầu của mình, "hoạch định lại thông tin của thế giới, cho phép nó trở nên dễ dàng sử dụng và truy cập hơn", một dạng công cụ "hiểu chính xác bạn nghĩ gì, và đem lại chính xác thứ mà bạn muốn."
Google đã thực hiện rất tốt tiêu chí đó. Nhưng chúng ta sẽ ở đâu nếu thiếu nó?
Thế giới không Google
Có thể Web sẽ trở thành một đống hỗn độn ngổn ngang, một mê cung không đường chỉ dẫn với những tay không chuyên, với hàng tá những bí ẩn được chôn giấu và chỉ có những hacker chuyên nghiệp với khả năng lần mò tọc mạch là có thể truy cập được. Còn bạn - một người bình thường với những kỹ năng bình thường, hãy tập làm quen với những kết quả không lấy gì làm khả quan lắm trên các công cụ tìm kiếm khác, ví dụ như Yahoo.
Vắng Google, Internet rất có thể đã không thâm nhập sâu đến thế vào đời sống của chúng ta. Có thể, chỉ là có thể rằng, một mạng lưới dày đặc những chiếc Smartphone sẽ không thể nào mở rộng tầm ảnh hưởng của chúng như ngày nay nếu thiếu đi những tiện ích của Google.
Hãy thử suy nghĩ. Google đã hoàn toàn thay đổi cách thức bạn tương tác với thế giới. Không có nó, bạn sẽ phải nhớ nhiều thứ hơn, thay vì việc chỉ cần rút điện thoại ra và Google - bạn sẽ có ngay câu trả lời. Nếu bạn phải vật lộn đến 5 phút, thay vì chỉ 5 giây Google để tìm ra câu trả lời, rất có khả năng bạn sẽ bỏ cuộc ngay từ khi nghĩ đến điều đó.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu Google vẫn chỉ duy trì hoạt động của mình như một công cụ tìm kiếm đơn thuần - thay vì một thương hiệu như ngày nay? Chuyện gì xảy ra nếu một đối tác khác trong thung lũng Silicon nhanh tay hơn, mua lại công cụ này và lái nó đi theo một hướng hoàn toàn khác? Không ai có câu trả lời - mọi chuyện có thể xấu đi, nhưng cũng có khả năng bạn sẽ có 1 trải nghiệm Internet còn hấp dẫn hơn bây giờ.
Google ở mọi nơi
Google đã vươn những chiếc vòi của mình ra mọi nơi - nơi nào có mặt công nghệ, nơi đó có Google. Kinh doanh và điện thoại di động là một ví dụ điển hình. Google đã hoàn toàn thay đổi thị trường Smartphone. Bạn sẽ nhìn thấy hệ điều hành Android ở khoảng 50% những chiếc di động hiện nay. Không có nó, giờ đây có lẽ những chiếc Iphone vẫn còn nằm đâu đó trên bản phác thảo dự án.
Việc kinh doanh có lẽ cũng trở nên rất khác biệt, bởi họ không còn có thể phụ thuộc vào AdWords như bây giờ nữa. AdWords, một ứng dụng khác của Google, cho phép hỗ trợ tính năng quảng cáo lên rất nhiều. Có quá nhiều công ty phụ thuộc vào Google, doanh thu của Google tính trên riêng ứng dụng này đã lên đến con số 28 tỷ đô la vào năm 2010.
Và tất nhiên, nếu vắng mặt Google, việc học hành của bạn sẽ trở nên nặng nhọc hơn rất nhiều. Bạn sẽ phải mất đến hàng ngày trời, thay vì hàng giờ, đào bới trong một mớ lộn xộn chỉ để tìm ra một vài nguồn tài liệu đáng tin cậy - và cũng có khả năng mọi công sức của bạn sẽ chẳng đi đến đâu với những công cụ tìm kiếm giống như Yahoo. Bạn cũng không còn khả năng tìm ra những cuốn sách thích hợp trên Google Books - mạng lưới sách điện tử đồ sộ nhất hiện nay. Mọi tiện ích khác cũng sẽ đồng loạt bốc hơi: Gmail, Google Maps, Google Calendar, Google Docs - bạn sẽ kiểm soát cuộc sống của mình ra sao?
Giờ đây, Google đơn giản đã phủ khắp mọi nơi trong thời đại công nghệ thông tin này. Dù yêu hay ghét, bạn cũng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của nó trong mọi khía cạnh cuộc sống của mình. Hi vọng rằng những nhà điều hành Google sẽ tiếp tục giữ vững khẩu hiệu ban đầu "Don't be evil".
Theo VNE
Bill Gates mất cả ngày vẫn không cài nổi... Windows Mặc dù được sự trợ giúp của tân CEO Satya Nadella, thế nhưng cả 2 nhà lãnh đạo Microsoft không thể cài đặt nổi Windows 8.1 lên chiếc máy tính của Bill Gates. Sau khi mất ngôi vị chủ tịch hội đồng quản trị Microsoft và trở thành nhà tư vấn công nghệ cho người khổng lồ công nghệ xứ Redmond, Bill Gates...