Làm gì khi cổ phiếu xuống đáy?
Chủ tịch hội đồng quản trị một doanh nghiệp niêm yết cho rằng, giá cổ phiếu xuống thấp không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư, mà cổ đông lớn thiệt hại rất lớn.
Với nhà đầu tư, đó có thể chỉ là một khoản đầu tư trong rổ nhiều “món hàng”, còn đối với lãnh đạo doanh nghiệp thì đó là cả sự nghiệp. Phải làm gì khi giá rơi đáy luôn là nỗi trăn trở của không chỉ riêng ông chủ nào.
ăng ký mua cổ phiếu HBC khi giá giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ, ông và các thành viên chủ chốt luôn toàn tâm vì Công ty, hiểu rõ giá trị Công ty. Dù trên thị trường có những lo ngại khi báo cáo tài chính không đẹp, khiến giá cổ phiếu HBC rơi về 14.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn cả giá trị sổ sách, nhưng cái gốc của doanh nghiệp vẫn vững, sẽ tạo nền tảng để HBC trở lại vị thế vốn có của mình.
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ ịa ốc Hoàng Quân (HQC) đăng ký “gom” thêm 10 triệu cổ phiếu từ ngày 7/8 đến 6/9. ây là lần thứ 3 trong năm 2019, ông Tuấn đăng ký mua vào vì cho rằng, giá cổ phiếu đang ở tình trạng “đáy của đáy”. Nếu giao dịch thành công, ông Tuấn sẽ tăng sở hữu tại HQC lên 8,47% vốn điều lệ, tương ứng 40,35 triệu cổ phiếu.
Thực tế, thông tin “gom” cổ phiếu của lãnh đạo HQC chưa “đỡ” được giá, nhưng người lãnh đạo vẫn phải nỗ lực để cứu vãn tình cảnh đáng buồn này. Theo ông Tuấn, tình trạng giá cổ phiếu rơi quá thấp ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành 10 triệu trái phiếu chuyển đổi nhằm huy động vốn trong năm nay, buộc HQC phải đi tìm đối tác là một nhóm nhà đầu tư mua cổ phiếu.
Quan sát thị trường cho thấy, trong tháng 6 và 7, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp ngành thép liên tục đăng ký mua vào cổ phiếu trong bối cảnh giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm sâu trong hơn một năm trở lại đây.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn tất mua hơn 5,5 triệu cổ phiếu HPG trong tháng 7, nâng sở hữu lên 700 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 25,35% vốn điều lệ. Lãnh đạo Thép Nam Kim, Thép Việt ức cũng đăng ký mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp, một mặt tăng sở hữu, mặt khác tạo hiệu ứng tích cực thu hút dòng tiền trở lại.
Nhưng không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng ra tay kích cầu khi giá cổ phiếu rơi. Nhiều người chọn cách “án binh bất động” trước biến động mạnh của giá cổ phiếu. Lý do của việc “mặc kệ” này hoặc là vì lãnh đạo hiểu rõ, có can thiệp cũng không thay đổi được hiện trạng thị trường, hoặc nhận thấy giá giảm là hợp lý, do doanh nghiệp đang chịu những khó khăn chưa có đường ra.
Cũng có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không đăng ký mua/bán công khai trên thị trường, nhưng vẫn “can thiệp” đỡ giá cổ phiếu khi thị giá biến động quá mạnh. ặc biệt, ở những doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông cô đặc, nhóm cổ đông lớn có khả năng “kéo, đẩy” giá cổ phiếu. Nhà đầu tư đại chúng thường chỉ nhận ra “quyền lực” ngầm sau một quá trình biến động mạnh của các mã loại này.
Chỉ số chứng khoán VN-Index tăng trên 9% kể từ đầu năm 2019 đến nay, nhưng chủ yếu tăng do tác động của các mã lớn. 70% các mã trên sàn là đứng giá hoặc giảm điểm, khiến câu chuyện lãnh đạo doanh nghiệp phải làm gì để thị giá ổn định và tăng lên trở thành một bài toán thách thức với nhiều người.
Việc tung tiền mua cổ phiếu, hay khuyến nghị các cổ đông lớn ngừng bán có thể mang lại hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng trên hết, các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và lớn lên theo thời gian, mới mong giá cổ phiếu không “trôi dạt” theo màu đỏ của sàn.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thanh khoản kém, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán vẫn lên mức kỷ lục 52.000 tỷ đồng nhờ các công ty ngoại đẩy mạnh bơm vốn
Hơn 1/2 tổng số dư nợ cho vay tăng thêm so với cuối năm 2018 đến từ 3 công ty là HSC, Mirae Asset (tăng hơn 1.400 tỷ đồng mỗi công ty) và KB Securities (tăng 930 tỷ) - bỏ xa so với các công ty khác.
Với đa số các công ty chứng khoán lớn, lãi từ hoạt động cho vay (cấp margin, ứng trước tiền bán...) đang trở thành một trong những nguồn thu quan trọng nhất. Thống kê của chúng tôi cho thấy, đa phần các công ty chứng khoán có thị phần lớn cũng là những công ty có dư nợ cho vay lớn nhất: dẫn đầu lần lượt là SSI, HSC, VCSC và VNDirect.
Tổng cộng 25 công ty có số dư cho vay lớn nhất tại thời điểm 30/6/2019 đạt xấp xỉ 52.000 tỷ đồng - tăng hơn 7.400 tỷ so cuối năm 2018 cũng như tăng 5.000 tỷ so với mức đỉnh cũ thiết lập vào cuối quý 1/2018. Trong nhóm này có 20 công ty chứng khoán có dư nợ từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Ngoài Top 25 này, dư nợ cho vay của các công ty còn lại khá nhỏ, chỉ từ vài chục tỷ đến 200 tỷ đồng.
Mặc dù thanh khoản thị trường giảm 30-40% so với cùng kỳ nhưng nhu cầu vay của nhà đầu tư vẫn không hề suy giảm được một số chuyên gia nhận định là do nhu cầu vay của nhóm nhà đầu tư lớn cũng như nhóm các lãnh đạo, cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết vẫn rất dồi dào.
Bên cạnh đó, kể từ cuối quý 1/2018 đến nay thì thị trường cũng đã có thêm một loạt doanh nghiệp lớn lên niêm yết như VinHomes, Techcombank, Hải Phát, Cen Land... cũng làm gia tăng đáng kể nhu cầu đi vay của nhà đầu tư nói chung.
Nhóm công ty chứng khoán ngoại tiếp tục tăng tốc
Hơn 1/2 tổng số dư nợ cho vay tăng thêm so với cuối năm 2018 đến từ 3 công ty là HSC, Mirae Asset (tăng hơn 1.400 tỷ đồng mỗi công ty) và KB Securities (tăng 930 tỷ) - bỏ xa so với các công ty khác.
Ngoại trừ HSC thì những công ty chứng khoán có thị phần lớn khác đều như SSI, VNDirect hay MBS, Bản Việt không có sự gia tăng mạnh về dư nợ cho vay. Trước đó, HSC đã mạnh tay giảm dư nợ từ mức 5.000 tỷ cuối quý 1/2018 xuống còn 3.000 tỷ vào cuối quý 2/2018.
Cuối quý 3/2018, dư nợ cho vay của Mirae Asset (MAS) mới chỉ đạt 2.000 tỷ nhưng đến cuối quý 2/2019 đã lên đến 5.000 tỷ đồng - thu hẹp đáng kể khoảng cách so với công ty dẫn đầu là SSI, hiện có dư nợ 6.300 tỷ đồng.
Hiện MAS đang được tập đoàn mẹ Mirae Asset (Hàn Quốc) đầu tư rất mạnh để gia tăng thị phần tại Việt Nam. Cũng trong năm 2018, MAS đã được tăng vốn hơn gấp đôi từ 2.000 tỷ lên 4.300 tỷ đồng - mức vốn điều lệ lớn thứ 2 cũng chỉ sau SSI.
Bên cạnh MAS, một số công ty chứng khoán thuộc sở hữu của các tập đoàn tài chính nước ngoài khác như KB Securities, Yuanta hay KIS cũng đang có những động thái mạnh mẽ nhằm gia tăng hoạt động cho vay. Từ mức dư nợ chỉ 145 tỷ đồng cuối năm 2017, hiện Yuanta cũng nằm trong nhóm có dư nợ lớn nhất với gần 2.000 tỷ đồng.
Kiến Khang
Theo Trí thức trẻ
Gỡ vướng nới room ngoại cho doanh nghiệp Cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ không có quyền biểu quyết (NVDR) được kỳ vọng sẽ giúp giải bài toán room ngoại cho các doanh nghiệp. Một trong những điểm mà Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp 2014 tới đây được nghiên cứu sửa đổi, là các quy định liên quan đến các nội dung quyền biểu quyết...