Làm gì để khởi động ô tô ‘ngủ quên’ trong mùa lạnh?
Mùa đông thường khiến cho động cơ ô tô bị “ngủ quên”, vì vậy người dùng cần nắm rõ một số kinh nghiệm để khởi động ô tô đúng cách.
Vào mùa đông, ô tô thường gặp tình trạng khó khởi động, đặc biệt đối với những loại ô tô để cố định trong thời gian dài mà không sử dụng.
Nguyên nhân khiến xe khó khởi động
Thực tế cho thấy khi nhiệt độ xuống thấp, thường làm cho nhiên liệu có những tác động dẫn đến hiện tượng ô tô khó nổ. Cụ thể, nhiên liệu ít bị bay hơi do thời tiết lạnh quá, dẫn đến hỗn hợp đốt bị thiếu xăng không thể đốt cháy làm cho xe không khởi động được.
Hoặc một nguyên nhân khác là do lớp dầu bị đông đặc, nên khả năng bôi trơn cho động cơ không được như những ngày thường, làm cho động cơ chưa đạt đến độ cần thiết thì điện trong bình ắc quy đã hết.
Nên bảo dưỡng và kiểm tra ắc quy để tránh việc ắc quy bị hết điện. Ảnh: INTERNET
Video đang HOT
Ngoài ra, các phản ứng hóa học bên trong ắc quy sẽ diễn ra chậm hơn khi trời lạnh. Do đó việc khởi động động cơ cũng sẽ diễn ra chậm hơn vì có ít năng lượng.
Cách khắc phục hiện tượng xe khó nổ
Khi mở khóa điện, người dùng nên tắt các thiết bị dễ tốn nhiên liệu như quạt gió, điều hòa,… Sau đó để khóa ở vị trí ON và tiếp tục mở tắt khoảng 5-6 lần, để lượng khí được lưu thông. Khi động cơ đã nổ, không nên đạp ga ngay lúc đó, hãy để các bộ phận được đủ nhiên liệu để hoạt động.
Nếu thời tiết quá lạnh, một số người dùng có kinh nghiệm sử dụng biện pháp quạt sưởi hoặc dội từ từ nước sôi vào khu vực bầu lọc nhiên liệu và bơm cao áp. Với cách này làm cho nhiệt độ của nhiên liệu được đẩy lên cao và dễ dàng cho việc lưu thông hơn.
Đối với trường hợp ắc quy bị yếu điện, một số người dùng lại có hình thức câu điện bằng cách dùng ắc quy dự phòng. Muốn sử dụng ắc quy được lâu dài thì khi máy khó nổ không nên đề liên tục vì nếu làm như vậy ắc quy dễ bị sụt áp và dẫn đến hỏng.
Theo PLO
Mách bạn cách khắc phục khi vô lăng ô tô bị rơ
Tình trạng vô lăng ô tô bị rơ thường là do xe đã sử dụng lâu ngày, có xảy ra va chạm. Trong những trường hợp có tiếng kêu có thể là do cụm trợ lực điện đang có vấn đề cần sửa chữa.
Nguyên nhân vô lăng ô tô bị rơ
Các chuyên gia về ô tô cho rằng, độ rơ vành tay lái sẽ phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Ô tô gặp tình trạng này do quá trình sử dụng lâu ngày nên các khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe. Khi độ rơ vành tay lái nhiều, tài xế cần đưa xe đến các gara để điều chỉnh lại bạc lái vì là lỗi khá nặng.
Đối với các dòng xe hatchback hay sedan, thường dùng hệ thống treo trước MC Pherson chuyên kết hợp với hệ thống lái kiểu bánh răng - thanh răng, thủy lực hay trợ lực điện. Sự liên kết này đem đến hiệu suất cao và nếu hệ thống bị rơ thường do rô-tuyn đã hỏng hoặc bị hao mòn.
Dấu hiệu nhận biết vô lăng ô tô bị rơ
Có thể vì sự chủ quan mà bạn không biết rằng bản thân ô tô đã tự phát ra những tín hiệu báo tình trạng có vấn đề. Đối với hệ thống lái còn sử dụng tốt, tình trạng đứng yên xe hướng thẳng, góc rơ chỉ dao động từ 10 - 15 độ về mỗi phía, bạn chỉ cần dùng lực nhẹ để quay vô lăng.
Tuy nhiên, nếu góc quay tự do vượt quá chỉ số này, hệ thống lái chắc chắn đã bị rơ. Ngoài ra, đôi khi ở vị trí vô lăng sẽ có thể phát ra các tiếng kêu bất thường.
Cách khắc phục khi vô lăng ô tô bị rơ
Để điều khiển ô tô theo ý muốn, hệ thống lái giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trường hợp vô lăng bị rơ xe ô tô sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của tài xế vì xe cứ lao dần về phía trước. Điều này rất nguy hiểm có thể xảy ra va chạm với các phương tiện, chướng ngại vật khác trên đường hoặc lao xuống vực nếu đang đổ đèo.
Phương án an toàn nhất là cố gắng sử dụng phanh để cho xe dừng lại.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện ô tô có những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đem đến gara để nhân viên kĩ thuật kiểm tra và kịp thời xử lý. Không nên bỏ qua những lỗi nhỏ trên ô tô vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn khi lái xe.
Đặc biệt, khi đến kỳ bảo dưỡng định kì của "xế yêu" cần yêu cầu nhân viên kiểm tra hệ thống lái thông qua các chi tiết như sau:
- Độ khít của tay lái, giá đỡ, đăng tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thủy lực. Trong trường hợp phát sinh sự cố, cần phải được khắc phục ngay hoặc thay mới.
- Độ rơ các đăng tay lái, hành trình tự do vành tay lái nếu vượt mức tiêu chuẩn cho phép thì cần có sự điều chỉnh thích hợp.
- Bổ sung mỡ bôi trơn tại các khớp lái và chỉnh bạc lái phù hợp.
Tình trạng vô lăng bị rơ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào kể cả khi xe đang vận hành, nếu không tinh ý có thể gây nguy hiểm cực độ đối với người lái và những người trong xe.
Do đó, bạn cần nên chăm sóc cho xe theo định kỳ để kiểm soát tình trạng xe trong trạng thái tốt nhất. Không chỉ có hệ thống lái, mà các hệ thống khác có trong xe đều giữ vai trò nhất định để xe ô tô có thể vận hành tốt như mong đợi.
.Theo Nguoiduatin
Nước rửa kính ô tô không lên và cách khắc phục Dưới đây là những sự cố thường gặp đối với hệ thống gạt mưa rửa kính ô tô và cách khắc phục những lỗi này. Cần gạt không làm sạch được bề mặt kính Đây được xem là sự cố phổ biến nhất nhiều tài xế thường gặp khi sử dụng hệ thống gạt nước rửa kính. Hệ thống này khi được bật...