Làm gì để khám hậu COVID-19 không trở thành trào lưu không cần thiết?
Trong khi không quá nhiều người có biểu hiện hậu COVID-19, nhưng thời gian qua, rất đông trường hợp vẫn đổ xô đi khám do lo lắng thái quá.
Vậy khi có những biểu hiện như thế nào thì cần đến bệnh viện? Làm thế nào để việc khám hậu COVID-19 không trở thành trào lưu rầm rộ, không cần thiết?
Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai ( Hà Nội) những ngày qua tiếp nhận rất nhiều trường hợp đến khám hậu COVID-19. Bên cạnh những người có triệu chứng dai dẳng như mất ngủ, đau đầu, viêm khớp, đau cơ, mệt mỏi, khó thở, tức ngực… thì cũng có nhiều người lo lắng thái quá, cứ đi khám cho yên tâm.
“Thông tin mà người mọi người đưa lên nghe nhiều sẽ thấy hoang mang”.
“Nếu chỉ viêm đường hô hấp trên không có vấn đề gì, nhưng nếu có đờm xanh tức là đã xuống phổi, di chứng đó mình chắc chắc phải đi khám hậu COVID-19. Tôi đã tìm hiểu trên mạng xã hội “.
“Bản thân tôi trong quá trình bị COVID-19 cũng không gặp tình trạng gì quá nghiêm trọng cả. Sau đó hồi phục và đi làm sau một tuần. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi đọc được rất nhiều thông tin về những di chứng hậu COVID-19 nên là cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của bản thân”.
Trên đây là những tâm sự của các bệnh nhân đến thăm khám hậu COVID-19 tại bệnh viện Bạch Mai. Còn tại Bệnh viện Thanh Nhàn mỗi ngày tiếp nhận khoảng 100 người đến kiểm tra di chứng COVID-19 nhưng trong đó, không ít người không có tổn thương gì.
Rất đông người đến bệnh viện khám hậu COVID-19.
Video đang HOT
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám hậu COVID-19, Bệnh viện Đại học Y dược, trong hơn một tháng tiếp đón tới 4.000 bệnh nhân. Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Phục hồi chức năng đón hơn 1.000 bệnh nhân đến khám trong tháng 1 và tháng 2.
Theo một số chuyên gia y tế, hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ người nào từng nhiễm SARS-CoV-2, ngay cả khi bị bệnh nhẹ. Hội chứng này xảy ra trong vòng 3 tháng và có triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng, không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội Khoa Y – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa của Bệnh viện Phổi Trung ương, không phải ai cũng bị các triệu chứng hậu COVID-19. Một tài liệu của ngành y tế nước Anh cho thấy, chỉ có gần 30% bệnh nhân COVID-19 là người lớn sau khi khỏi bệnh vẫn bị những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, chủ yếu là bệnh nhân hồi sức cấp cứu và người có bệnh nền. Tỷ lệ này ở trẻ em và người khỏe mạnh rất thấp.
“Virus SARS-CoV-2 tấn công vào tất cả các bộ phận của cơ thể trong giai đoạn cấp tính, tuy nhiên trong giai đoạn hậu COVID-19 do di chứng tổn thương của đa cơ quan, chính vì vậy triệu chứng hậu COVID-19 cũng gặp ở nhiều cơ quan. Triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ho, có trường hợp có dấu hiệu về tâm lý, có trường hợp việc mất mùi vẫn còn nhưng tựu chung lại là triệu chứng hậu COVID-19 vẫn chủ yếu ở hệ hô hấp nhưng không có nghĩa là tất cả những người mắc COVID-19 đều phải đi khám hội chứng hậu COVID-19 như vậy rất lãng phí”- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Phượng nói.
Ở một thế cực khác, cũng có những trường hợp chủ quan, dù đã khỏi COVID-19 nhưng không đi khám hoặc đến cơ sở y tế muộn khi xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm, khiến bệnh trở nặng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua thăm khám phát hiện 1 số bệnh nhi bị viêm phổi nặng do vi khuẩn. Điều này bắt nguồn từ việc phụ huynh chủ quan khi cho rằng trẻ em sau khi mắc COVID-19 hiếm để lại triệu chứng và không theo sát diễn biến sức khỏe khi trẻ mắc bệnh khác.
“Chẳng hạn tôi vừa khám cho một cháu bé ở Đan Phượng, Hà Nội. Cháu bị viêm phổi nặng, gia đình cứ nghĩ cháu khỏi COVID-19 rồi nên chậm đi khám, nhưng lần này cháu viêm phổi do nhiễm vi khuẩn. Trong khi có những người chẳng có triệu chứng gì cũng đi khám hậu COVID-19, nhưng có những trường hợp do lo sợ tái nhiễm COVID-19 nên không đến bệnh viện khám dù có triệu chứng nặng của các bệnh khác. Theo tôi khi có triệu chứng nên đi khám”.
Trên thế giới đến nay chưa có phác đồ chính thức điều trị các di chứng COVID-19. Ngoài ra, với căn bệnh này chưa có nhiều nghiên cứu, phân tích, tài liệu khoa học về các triệu chứng kéo dài. Do vậy, việc khám chữa chủ yếu dựa vào triệu chứng. Như các chuyên gia vừa khuyến cáo không phải ai mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh cũng phải đi khám di chứng. Chỉ đến bệnh viện khi có những triệu chứng bất thường và cần duy trì khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời bệnh tật.
Vì sao không nên xông mũi họng phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ?
Sử dụng nước từ thảo mộc để xông mũi họng cho trẻ nhỏ chưa được khẳng định có hiệu quả phòng Covid-19.
Trong khi đó, xông có thể gây bỏng cho trẻ nhỏ.
Theo thông tin từ đơn vị bỏng của Khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), mới đây các bác sĩ đã tiếp nhận điều trị bé trai 6 tháng tuổi ngụ Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt cao, nhiễm trùng huyết sau bị bỏng. Tai nạn gây bỏng xảy ra trong lúc gia đình sử dụng máy xông mũi họng để phòng Covid-19 cho con.
Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhi, do lo lắng con và cả nhà bị nhiễm Covid-19 nên gia đình đã mua máy xông về xông mũi họng hằng ngày. Trong lúc người nhà bế bé đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân của bé.
Bác sĩ khuyến cáo không sử dụng phương pháp xông để phòng Covid-19 cho trẻ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau tai nạn, trẻ quấy khóc nhiều, bỏng toàn bộ mu bàn chân trái. Người nhà tự sơ cứu bằng cách xả nước lạnh lên chân trẻ, trong quá trình xả nước do chân trẻ mang tất nên người nhà đã tháo tất làm toàn bộ vùng da mu bàn chân trái bị lột ra ngoài.
Trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư. Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ đơn vị bỏng xác định trẻ bị bỏng độ 3 mu bàn chân trái, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
Nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng ở trẻ cao hơn người lớn
BS Phùng Công Sáng, Phó trưởng khoa Chỉnh hình kiêm phụ trách đơn vị bỏng - Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây bỏng có nhiều loại, trong đó nước sôi là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ bỏng nhất. Đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1 - 6.
Trong "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc Covid-19" (Quyết định 528/QĐ-BYT) do Bộ Y tế ban hành ngày 3.3.2022, có ghi rõ: Không xông cho trẻ em.
Theo BS Sáng, bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng nếu điều trị không tốt thì việc nhiễm trùng vùng bỏng hoàn toàn có thể xảy ra, nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn máu.
Do lớp da trẻ em có những đặc điểm khác người lớn như mỏng hơn, sức chịu nhiệt kém nên khi bị bỏng mức độ sẽ nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh, nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng cao hơn người lớn.
Không lạm dụng xông
Theo TS-BS Nguyễn Hồng Minh, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Nhi T.Ư: Xông hơi là một trong các biện pháp điều trị theo y học cổ truyền ứng dụng để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh được nhắc đến trong "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19" do Bộ Y tế ban hành.
BS Minh cũng cho hay, trong thời gian đại dịch, ngoài Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng ứng dụng phương pháp xông hơi, xông khói cho không gian sinh sống, không gian làm việc để làm sạch không khí, kháng khuẩn, tránh sự khuếch tán của vi rút, từ đó có tác dụng giảm và ngăn ngừa sự lây lan của vi rút trong không khí. Nguyên liệu thường dùng là sự phối hợp của các vị thuốc đông y có tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế vi rút đã được khoa học chứng minh, có tính tinh dầu, có hương thơm. Cần lưu ý rằng, khuyến cáo sử dụng phương pháp xông để hạn chế lây nhiễm và phòng bệnh là dùng để xông phòng ở, nơi làm việc; có thể sử dụng các máy phun sương dùng tinh dầu hoặc thuốc đông y cô đặc.
PGS-TS-BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chia sẻ xông hơi mũi họng không có tác dụng và không an toàn đối với trẻ. Phương pháp này có thể làm bỏng niêm mạc của trẻ do cha mẹ không thể kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình xông. Ngoài ra, nếu các sản phẩm xông chứa hóa chất độc hại sẽ có thể gây ra viêm nhiễm, bội nhiễm đường hô hấp. "Khuyến cáo không sử dụng lá xông hoặc viên xông cho trẻ", BS Dũng lưu ý.
Cha mẹ không nên lạm dụng xông hơi, không xông trực tiếp vào người trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.
Nếu sử dụng máy xông, nên sử dụng các loại máy phun sương khép kín, đặt ở vị trí chắc chắn, vị trí trẻ không thể với tới được. Không nên sử dụng nồi xông nước nóng.
Khi xông phòng ở, không nên sử dụng tinh dầu có nồng độ đậm đặc. Trong lúc xông, cần lưu ý cẩn trọng để tránh những tai nạn do sơ suất gây nên.
Nếu có sơ suất, trẻ bị bỏng, cần xử trí kịp thời và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng để khám và điều trị.
(Bệnh viện Nhi T.Ư)
Tình hình Covid-19 hôm nay 27.2: 96% bệnh nhân ở Hà Nội không triệu chứng, thể nhẹ Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay 27.2: Dịch bệnh diễn biến rất phức tạp tại Hà Nội, hôm nay ghi nhận 11.517 ca, cộng dồn 262.274 ca. Dù vậy, số bệnh nhân thể nhẹ, không triệu chứng chiếm đa số, đến 96%. Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay 27.2: Phát hiện 86.966 ca mắc Covid-19 tại 61...